Nguồn gốc phát triển sự tự tin

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 27 - 29)

Mức độ tự tin được xác định bởi tính chất của nhiệm vụ và tình huống (Bandura, 1992). Mức độ tự tin liên quan đến nhận thức của con người về khả năng đối phó với những khó khăn và nhiệm vụ cụ thể. Càng nhiều khó khăn và trở ngại, niềm tin của con người vượt qua thành công càng lớn (Maddux, 1995).

Bandura (1982) chỉ ra nền tảng lý thuyết sự tự tin là hiệu quả và động lực được xác định bằng cách mọi người tin rằng họ có thể đạt được hiệu quả. Hơn thế nữa, ông còn khẳng định những người tự đánh giá mình là những nhân cách mạnh mẽ sẽ đặt cho mình những nhiệm vụ khó khăn hơn, nỗ lực nhiều hơn và do đó, có thể thành công hơn trong việc đạt các mục đích của mình.

Theo Bandura (1995) nguồn gốc của sự tự tin là kinh nghiệm tự chủ (mastery experience), kinh nghiệm gián tiếp (vicarious experience), thuyết phục xã hội (social persuasions), điều chỉnh trạng thái cảm xúc và thể chất (emotional and physical reactions).

Cách thức hiệu quả nhất của việc tạo ra một ý thức mạnh mẽ về sự tự tin là thông qua kinh nghiệm tự chủ (mastery experience). Thành công góp phần tạo ra niềm tin mạnh mẽ về bản thân và sẽ bị suy yếu bởi sự thất bại, đặc biệt nếu thất bại xảy ra trước khi cảm giác tự tin vào bản thân được thiết lập vững chắc. Nếu một người trải nghiệm thành công dễ dàng thì cũng sẽ dễ dàng nản lòng với sự thất bại, do đó, sự tự tin vào bản thân sẽ dao động đàn hồi với những trải nghiệm với những khó khăn và trở ngại của cuộc sống. Những trải nghiệm đó dạy con nguời biết kiên nhẫn nỗ lực để

đạt được thành công. Sau khi họ tin tưởng vào những điều giúp thành công, họ sẽ kiên trì đối mặt với nghịch cảnh và nhanh chóng phục hồi từ thất bại.

Cách thức thứ hai của việc tạo ra và tăng cường sự tự tin là thông qua những trải nghiệm gián tiếp (vicarious experience), từ những mô hình kiểu mẫu xã hội. Khi một cá nhân nhận thấy sự thành công của những người tương đồng bằng sự nỗ lực không ngừng sẽ làm họ gia tăng niềm tin rằng bản thân họ cũng có thể nỗ lực như thế để đạt thành công. Các tác động của mô hình kiểu mẫu vào nhận thức về sự tự tin là ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự giống nhau nhận thức giữa các kiểu mẫu nguời giống nhau. Sự tương đồng so với nguời kiểu mẫu càng nhiều, sự thành công và thất bại của họ càng ảnh hưởng lớn và ngược lại. Do đó, để đánh giá khả năng của một cá nhân thì ảnh hưởng của người kiểu mẫu hiệu quả hơn so với những tiêu chuẩn xã hội. Con nguời thường có xu hướng tìm kiếm những nguời kiểu mẫu sỡ hữu những năng lực mà bản thân họ khao khát. Thông qua hành vi và cách thức truyền đạt ý nghĩ, người kiểu mẫu có thể truyền kiến thức và dạy cho những nguời quan sát nhiều kỹ năng hiệu quả và chiến lược để quản lý nhu cầu xung quanh. Người quan sát càng thu nhận nhiều, mức độ tự tin ngày càng tăng lên.

Thuyết phục xã hội (social persuasions) là cách thức thứ ba làm tăng niềm tin vào bản thân của một cá nhân để đạt được thành công. Những người được thuyết phục bằng lời nói có xu hướng nỗ lực và duy trì để thực hiện công việc tốt hơn, họ tự gia tăng kỹ năng và niềm tin vào bản thân. Sự thuyết phục xã hội để thấm nhuần sự tự tin vào bản thân khó khăn hơn nhiều so với việc phá bỏ. Tạo dựng một sự tự tin không tưởng sẽ nhanh chóng vô định ngay khi kết quả nỗ lực của một cá nhân được xác định. Những cá nhân bị thuyết phục thiếu khả năng có khuynh hướng tránh né những hoạt động mang tính chất thách thức và từ bỏ khó khăn một cách nhanh chóng.

Cuối cùng, con người cũng thường đánh giá năng lực của bản thân tùy theo trạng thái cảm xúc và thể chất. Họ cho rằng tình trạng căng thẳng dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Đối với những hoạt động liên quan đến sức mạnh và sức chịu đựng thì mệt mỏi, đau nhức là dấu hiệu suy nhược cơ thể. Tâm trạng cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của con nguời về năng lực của bản thân. Tâm trạng tích cực sẽ gia tăng sự tự tin

và ngược lại. Do đó, cách thức cuối cùng để thay đổi nhận thức về sự tự tin của một cá nhân là điều chỉnh giảm các phản ứng căng thẳng và thay đổi những cảm xúc tiêu cực dẫn đến việc hiểu sai và lệch về khả năng và năng lực của bản thân. Những người có ý thức cao về sự tự tin của bản thân có thường xem những trạng thái hưng phấn như là động lực làm việc hiệu quả hơn so với những người luôn tự ti. Các chỉ số sinh lý đặc biệt phụ thuộc từ sức khỏe, hoạt động y tế, thể thao và các hoạt động thể chất khác.

Hình 2.1: Nguồn gốc phát triển sự tự tin.

Nguồn: Bandura (1995)

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 27 - 29)