Phương pháp đào tạo (Training method)

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 41 - 42)

Ngoài ra, có một hoặc nhiều loại hình phương pháp tiếp cận để đạt mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, để tạo một mối liên hệ rõ ràng giữa nội dung đào tạo và phương pháp tiếp cận phù hợp với các nhiệm vụ công việc thì không dễ, đặc biệt là đào tạo về quản lý (Lam và Kong, 1992). Các phương pháp tiếp cận được sử dụng để thay đổi các lĩnh vực nội dung đào tạo (Poon và Othman, 2000). Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo được sử dụng một hoặc nhiều phương pháp nhằm đạt mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sẽ ngày càng có nhiều nhóm làm việc trong các tổ chức, công ty vì các nhà quản trị cho rằng làm việc nhóm sẽ cho năng suất cao hơn, nâng cao tính sáng tạo, giảm thời gian phản ứng và ra quyết định nhanh hơn so với cá nhân. (Lawler, 1988; Hartenian, 2003).

Đào tạo nhóm là một trong những cách tiếp cận của đào tạo nhằm đào tạo cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn khi giải quyết vấn đề theo nhóm, đặc biệt là kỹ năng quan sát và phản hồi là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo (Rasmussen, 1982; Forbush và Morgan, 2004). Hầu hết các tổ chức cần duy trì liên tục công tác đào tạo thực tiễn cho các cá nhân, nhóm và tổ chức như một tổng thể với mục đích tăng cường hiệu quả hoạt động của toàn công ty, tổ chức.

a). Huấn luyện trực tiếp (Đẩy) - Gần giống như việc chỉ đạo. Áp dụng trong giai đoạn đầu phát triển nhân viên khi họ thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực cần được cải thiện nhanh chóng. Đối với phương pháp này người huấn luyện nói nhiều để truyền đạt những kiến thức.

b). Huấn luyện trợ giúp (Kéo) - Áp dụng hữu hiệu với những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, mang tính lâu dài. Khi đó người huấn luyện trong vai trò hướng dẫn hoặc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người được huấn luyện. Họ động viên và chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế của nhân viên. Đối với phương pháp này người huấn luyện phải đặt nhiều câu hỏi và lắng nghe để hỗ trợ.

c). Huấn luyện bằng cách ủy nhiệm - Mục tiêu sẽ tìm những người kế cận hoặc đảm trách các vị trí cao, quan trọng hơn. Người huấn luyện giao cho họ những nhiệm vụ khó khăn hơn, họ trao quyền hạn và các yếu tố hỗ trợ, đồng thời phải tin tưởng người được huấn luyện và cùng tạo cơ hội để nhân viên đó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

d). Huấn luyện từ xa - Vận dụng cho những tổ chức, đơn vị có nhiều chi nhánh, các thành viên cách xa nhau. Các cách huấn luyện linh hoạt và phù hợp: Qua điện thoại, Qua thư điện tử và Quay video.

e). Theo dõi - Trong quá trình huấn luyện, nhà quản trị phải theo dõi để giám sát sự tiến bộ. Kịp thời động viên ngay những kết quả đã đạt được, kể cả những thay đổi nhỏ nhất, cũng như giúp cho nhân viên đi được đúng hướng, qua những hỗ trợ và uốn nắn kịp thời.

Đây cũng là những “Nhân tố tích cực” mà nhà quản trị có thể nhân rộng với tất cả các nhân viên khác.

Huấn luyện là một hoạt động mà thông qua đó sự gắn kết giữa nhân viên và nhà quản trị được tăng cường hơn nữa.

Nhân viên có thêm những khả năng để thực hiện công việc tốt hơn, gắn bó với doanh nghiệp và tin tưởng với sự lãnh đạo.

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 41 - 42)