Hiệu quả tự thân (bản thân) sự tự tin (Sel f Efficacy)

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 26 - 27)

2.1.2.1. Khái niệm

Hiệu quả tự thân (bản thân) hay niềm tin vào hiệu quả bản thân hay sự tự tin (Sefl Efficacy) là một khía cạnh quan trọng của động cơ và hành vi con người, ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân. Bandura (1995) giải thích rằng sự tự tin “liên quan đến niềm tin vào khả năng của một người để tổ chức và thực hiện hệ thống hành động cần thiết để quản lý các tình huống tương lai”.

Đơn giản hơn, sự tự tin là những gì một cá nhân tin rằng họ có thể thực hiện một hành động, nhiệm vụ, công việc nhất định bằng cách sử dụng kỹ năng của mình trong một số trường hợp (Snyder & Lopez, 2007).

Niềm tin hiệu quả tự thân xác định cảm nhận, suy nghĩ, động cơ và hành xử của chính bản thân. Những niềm tin đó tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau thông qua bốn quá trình chủ yếu: nhận thức, động cơ, tình cảm và lựa chọn.

Sự tự tin được xác định trong một bối cảnh cụ thể (Maddux, 1995), và có thể dành riêng cho một công việc với mức độ hiệu quả nhất định (Yeo & Neal, 2006). Kinh nghiệm làm việc có thể giúp một cá nhân đánh giá niềm tin của mình để thực hiện một nhiệm vụ. Việc đánh giá đó có thể là yếu tố quan trọng để một cá nhân phát triển sự tự tin của bản thân(Bandura, 1997).

Sự tự tin là những gì một cá nhân tin rằng họ có thể thực hiện công việc bằng cách sử dụng kỹ năng của mình trong một số trường hợp (Snyder & Lopez, 2007). Sự tự tin có ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, động lực và hiệu quả làm việc của con người (Lunenburg, 2011).

Như vậy, có thể hiểu khái niệm sự tự tin là niềm tin của một cá nhân vào khả năng của bản thân hình thành từ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy trong quá trình sống và học tập để thực hiện tốt nhất một hành động, nhiệm vụ, công việc nhất định.

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 26 - 27)