Đánh giá sự tự tin của người được đào tạo theo trình độ

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 96 - 98)

Kết quả kiểm định Levene (bảng 4.24) cho thấy trị Sig = 0.366 > 0.05 nên phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.

Bảng 4.24: Kiểm định Levene TT

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

1.010 2 214 .366

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova (bảng 4.25) cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá sự tự tin của người được đào tạo giữa các đối tượng có trình độ khác nhau do trị Sig = 0.042 < 0.05. Bảng 4.25: Kiểm định ANOVA TT Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 2.271 2 1.135 3.213 .042 Trong nhóm 75.612 214 .353 Tổng 77.882 216

Trong đó, nhóm đối tượng khảo sát đánh giá sự tự tin của người được đào tạo thấp nhất (bảng report) là nhóm người có trình độ dưới đại học, tiếp đến là đại học và cao nhất là nhóm có trình độ sau đại học. Như vậy, trình độ càng cao thì mức độ tự tin càng cao. Bảng 4.26: Giá trị trung bình Trình độ Trung bình Số quan sát Độ lệch chuẩn Dưới đại học 3.5714 21 .58706 Đại học 3.7482 137 .61274 Sau đại học 3.9237 59 .55175 Tổng số 3.7788 217 .60047

Như vậy, kết quả phân tích cho thấy đặc tính tự tin trong từng nhóm đối tượng cũng có sự khác biệt. Trong khi sự khác biệt về nhóm tuổi, về giới tính, về thâm niên công tác không ảnh hưởng đến sự tự tin thì nhóm người có trình độ học vấn càng cao càng cảm thấy mức độ tự tin nhiều hơn so với trình độ học vấn thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của vấn đề đào tạo trong việc nâng cao trình độ năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu: kết quả kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có 4 nhân tố tác động thuận chiều đến sự tự tin của nhân viên và sự tự tin ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả làm việc. Chương tiếp theo sẽ trình bày hàm ý từ kết quả nghiên cứu, kiến nghị , những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

Dữ liệu khảo sát được xử lý, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu trong chương 4. Hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu làm cơ sở để tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên được trình bày trong nội dung chương 5.

Một phần của tài liệu các yếu tố đào tạo, sự tự tin của người được đào tạo và hiệu quả làm việc (Trang 96 - 98)