Nâng cao trình độ cán bộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội (Trang 88 - 90)

Xu thế phát triển của các thư viện hiện nay là chuyển dần từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. Trong thư viện, người cán bộ với tư cách là một chủ

thể đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong các hoạt động của thư

viện đã làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa cán bộ thư viện với NDT, thay đổi phương thức làm việc của cán bộ thông tin thư viện, đòi hỏi họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao trình độ và luôn tự học hỏi để thích nghi với những thay đổi của một thư viện hiện đại. Ngoài kiến thức chuyên môn họ phải có kiến thức về tin học, ngoại ngữ, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin từ

nhiều nguồn tin khác nhau, có kỹ năng truyền đạt thông tin cho NDT và cho đồng nghiệp.

Để đáp ứng được yêu cầu của TTTTTV, người cán bộ thư viện phải đáp ứng

được những yêu cầu sau:

- Có trình độ chuyên môn về thông tin thư viện, - Có trình độ tin học và ngoại ngữ,

- Có kiến thức và khả năng xử lý thông tin thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường như: kiến trúc, xây dựng, quy hoạch, đô thị, mỹ thuật...,

- Biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn, - Có khả năng phân tích, đánh giá nhu cầu tin khác nhau của bạn đọc, giúp thư

viện xây dựng các nguồn tin đúng và phù hợp với yêu cầu của NDT cũng như tư vấn cho học về kỹ năng khai thác thông tin trên các công cụ tra cứu truyền thống cũng như hiện đại của Trung tâm,

- Có kỹ năng sàng lọc, phân tích và bao gói thông tin để đáp ứng các yêu cầu

- Đối với cán bộ lãnh đạo, cần phải nâng cao năng lực quản lý, có trình độ điều hành một thư viện hiện đại, phải dự báo được sự phát triển, thay đổi của các hoạt động thư viện dưới tác động của CNTT và khả năng ứng dụng CNTT trong các hoạt động thông tin thư viện, để từ đó có các quyết định chính xác và phù hợp với sự phát triển của thư viện.

Để thực hiện được các yêu cầu trên thì Trung tâm phải có kế hoạch mục tiêu

để bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ. Vấn đề đào tạo cán bộ phải được hoạch định trong chiến lược phát triển Trung tâm, là nội dung chủ yếu trong các đề

án xây dựng và phát triển. Đào tạo cán bộ thông tin thư viện sử dụng thành thạo máy tính, khai thác mạng, CSDL, ngân hàng dữ liệu, chuyển giao, kết nối, tìm kiếm thông tin và vận hành những công nghệ hiện đại không phải chỉ cho bản thân họ mà còn để phục vụ cho nhu cầu thông tin của NDT và sự phát triển của thư viện.

Hiện nay, lực lượng cán bộ của TTTTTV vẫn còn thiếu và yếu. Đa số các cán bộ thư viện đều yếu về ngoại ngữ và tin học, các cán bộ được đào tạo các chuyên ngành khác thì lại không có kiến thức về thông tin thư viện. Do vậy, Trung tâm cần phải tạo điều kiện cho cán bộ thư viện tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình

độ ngoại ngữ, tin học, đồng thời cử các cán bộ không được đào tạo về thư viện đi tham gia các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ thư viện dưới các hình thức:

- Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện do các trường đào tạo thông tin thư viện, các trung tâm thông tin mở.

- Tham dự các lớp nâng cao năng lực quản lý và điều hành thư viện hiện đại trong và ngoài nước.

- Tổ chức cho cán bộđi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của các thư

viện đại học trong và ngoài nước.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ: xây dựng và phát triển NLTT, xử lý thông tin, bao gói thông tin, cung cấp và chuyển giao thông tin, phân tích và tổ chức hệ thống thông tin, phương pháp

và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, ứng dụng CNTT trong các thư viện hiện

đại...

- Khuyến khích, động viên cán bộ tự học, tự nâng cao trình độ. Có các hình thức khích lệ, động viên để cán bộ có điều kiện học đi đôi với hành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)