Thông tin Thư viện
Việc nhìn nhận và đánh giá NLTT trên cơ sở thực trạng hiện có của TTTTTV là điều hết sức quan trọng, bởi từ sự nhận xét, đánh giá đó sẽ tìm ra những vấn đề
và hiểu được nguyên nhân để từđó có những giải pháp phát triển NLTT nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của NDT.
Đến nay, TTTTTV – trường ĐHKTHN đã xây dựng được nguồn vốn tài liệu tương đối lớn, có nội dung sát và phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Trường. Trong cộng đồng các trường đại học, cao đẳng, ĐHKTHN là một trong số
ít các trường đại học còn tồn tại kho mượn giáo trình. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất giá trị cho các môn học. Kho tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị cao tập trung tài liệu thuộc các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, quy
hoạch, môi trường đô thị... trên thế giới được các chuyên gia của trường tìm hiểu, lựa chọn.
Trung tâm cũng đã thu nhận khá đầy đủ luận án, luận văn của các cán bộ, học viên sau khi học tập và nghiên cứu tại trường.
Bảng 11: Mức độđáp ứng thông tin đối với NDT Mức độđáp ứng Về nội dung tài liệu Về số bản tài liệu Về mức độ cập nhật SP % SP % SP % Thỏa mãn nhu cầu 344 69,4 311 62,7 291 58,7 Chưa thỏa mãn nhu cầu 152 30,6 185 37,3 205 41,3 Thống kê mức độ đầy đủ của NLTT cũng như mức độ thỏa mãn của NDT về
tài liệu theo các tiêu chí về nội dung, số lượng, mức độ cập nhật được trình bày trên bảng 11. Các số liệu đánh giá thu được từ điều tra cho thấy, NLTT của Trung tâm mới chỉ đáp ứng được 69,4 nhu cầu về nội dung tài liệu. Vì tài liệu của Trung tâm hiện nay tuy nhiều nhưng trong một số ngành học tài liệu đã quá cũ hoặc chưa có tài liệu, cho nên về số bản của tài liệu mới chỉ đáp ứng được 62.7% nhu cầu, có đến 37,3% NDT chưa thỏa mãn về số bản tài liệu nhất là vào mùa thi thì các yêu cầu bị
từ chối cao hơn rất nhiều. Mức độ cập nhật tài liệu cũng chưa được kịp thời, mới thỏa mãn được 58,7% nhu cầu của NDT. Đặc biệt một vài năm trở lại đây, do tình hình lạm phát, kinh phí dành cho bổ sung cũng bị cắt giảm nhiều nên việc cập nhật, bổ sung tài liệu mới gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng như NLTT, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của TTTTTV chưa phải là phong phú và đa dạng nhưng đã hỗ trợ khá tốt cho NDT trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng thư viện. Theo kết quảđiều tra của Trung tâm, NDT đã đưa ra các
đánh giá, nhận xét về hiệu quả sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của TTTTTV được trình bày ở bảng 12.
Bảng 12: Đánh giá chất lượng các sản phẩm và dịch vụ Sản phẩm và dịch vụ Đánh giá chất lượng Tốt Trung bình Chưa tốt SP % SP % SP % Mục lục truyền thống 109 22,0 220 44,4 167 33,7 CSDL thư mục Libol 221 44,6 195 39,3 80 16,1 CSDL đồ án, chuyên đề, online 301 60,7 150 30,2 45 9,1 Danh mục sách mới, LA, LV 155 31,3 262 52,8 79 15,9 Bản tin Trường ĐHKTHN 137 27,6 251 50,6 108 21,8 Website Trường ĐHKTHN 47 9,5 129 26,0 320 64,5 Đọc tại chỗ 355 71,6 105 21,2 36 7,3 Mượn về nhà 167 33,7 226 45,6 103 20,8 Sao chụp tài liệu 153 30,8 184 37,1 159 32,1 Khai thác mạng 37 7,5 144 29,0 315 63,5 Tư vấn thông tin 148 29,8 227 45,8 121 24,4 Qua bảng đánh giá cho thấy, đa số các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm
được đánh giá ở mức “trung bình”. Trung tâm đã làm tốt và được bạn đọc đánh giá “Tốt” đối với sản phẩm CSDL đồ án, dịch vụ mượn về nhà. Website của Trường
ĐHKTHN đã quá cũ, lạc hậu, là một website tĩnh hoàn toàn và không thường xuyên
được cập nhật thông tin nên có tới 64,5% bạn đọc đánh giá là chưa tốt. Hiện tại tốc
độ đường truyền cũng như hệ thống máy tính phục vụ tra cứu của bạn đọc còn thiếu, các CSDL toàn văn không thường xuyên được cập nhật nên đa số bạn đọc
Tiểu kết chương 2
Hiện trạng vấn đề xây dựng, tổ chức, quản lý và khai thác NLTT tại TTTTTV - Trường ĐHKTHN đã đạt được những thành quả nhất định. Trong thành phần vốn tài liệu có khá nhiều tài liệu quý, hiếm. Sách giáo trình đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của sinh viên trong Trường. Trung tâm đang từng bước nỗ lực tăng cường NLTT và trang thiết bị phục vụ nhu cầu tin ngày càng cao của bạn đọc, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Trường.
Tuy nhiên, với quy mô đào tạo của Trường ngày càng lớn và mở rộng liên kết
đào tạo, Nhà trường đang triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, thông tin trong xã hội gia tăng theo hàm số mũ, nhu cầu thông tin của NDT ngày càng chuyên sâu theo từng ngành và ngày càng rộng theo hướng đa ngành... thì NLTT đã bộc lộ những hạn chế sau:
1. Về cơ bản TTTTTV chưa có được một NLTT hoàn chỉnh hiện đại với đầy
đủ các yêu cầu về những thông tin chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của NDT.
2. Sự mất cân đối giữa nguồn tin truyền thống và nguồn tin hiện đại. Nguồn tài liệu điện tử, tài liệu số có số lượng ít, phương thức quản lý và khai thác còn rời rạc, không khoa học. Không có các CSDL toàn văn để phục vụ nhu cầu học tập trực tuyến của bạn đọc. Các CSDL do Trung tâm xây dựng chưa khai thác được ở không gian bên ngoài trường, không đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin từ xa của NDT.
3. Nhà trường chưa có một quy chế nộp lưu chiểu cụ thể đối với các tài liệu nội sinh, đặc biệt là các đồ án tốt nghiệp, đồ án môn học xuất sắc và các đồ
án đoạt giải cao trong các cuộc thi. Đây là một nguồn tài liệu có tiềm năng khai thác, sử dụng lớn, không mất kinh phí bổ sung, dễ tổ chức và quản lý. Trung tâm nên có kế hoạch tận dụng nguồn tài liệu này, đặc biệt là dạng
điện tử.
truyền thống sơ sài, không được cập nhật thường xuyên, Website TTTTTV quá sơ sài và lạc hậu, chưa thể hiện được NLTT của Trung tâm, chưa là một trong những điểm truy cập và khai tác thông tin của NDT.
Thực trạng còn không ít yếu kém đã đặt ra những vấn đề mà cần nghiên cứu
để có lời giải. Các vấn đề về tổ chức, quản lý và khai thác NLTT tại Trung tâm cần
được giải quyết trên cơ sở những quan điểm khoa học, những công nghệ tiên tiến
đang được ứng dụng, những xu hướng mới trong công tác tổ chức, quản lý và khai thác NLTT hiện nay đáp ứng với những đòi hỏi trong xu thế đào tạo của Nhà trường.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KIẾN TRÚC HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc thực hiện
3.1.1. Nguyên tắc phát triển có định hướng
Với nguyên tắc này, mọi sự nhìn nhận, đánh giá và lựa chọn hướng phát triển của Trung tâm luôn đặt trong sự phát triển chung của xã hội, của các ngành liên quan, đặc biệt là ngành kiến trúc, xây dựng và CNTT. Trong việc đặt ra lộ trình phát triển, có thể rút ngắn ở những giai đoạn có ảnh hưởng thứ yếu đến sự phát triển có hệ thống, tìm hiểu những yếu tố tiến bộ và tận dụng mọi ưu thếđã có để tạo đà, bắt kịp trình độ phát triển tiên tiến của ngành thông tin thư viện.
Khi tiến hành các kế hoạch phát triển, luôn có sự phân tích, đánh giá thực trạng, đặt lộ trình phát triển để có hướng cải tạo, đầu tư, nâng cấp. Khi đã vạch ra
được lộ trình phát triển, có mục tiêu đặt ra và kế hoạch thực hiện cụ thể chi tiết cho từng nhóm công việc; dự toán khối lượng công việc, nhân lực thực hiện và kinh phí. Các giai đoạn trước cần thực hiện vai trò làm tiền đề phát triển cho giai đoạn sau, có thể thay đổi một cách tương đối một số công việc trong quá trình thực hiện khi điều kiện khách quan thay đổi, thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo nhưng về cơ bản vẫn đi
đúng lộ trình.
Trong từng hoàn cảnh phát triển cụ thể, cần đặt vấn đề phát triển ưu tiên cho các bộ phận của hệ thống như hoàn thiện và củng cố hệ thống hạ tầng, hệ thống cơ
sở CNTT cơ bản, xây dựng chương trình ưu tiên trong lộ trình lớn, giải quyết vướng mắc, tồn đọng lâu dài, xem xét nâng cấp những trang thiết bị trong khả năng có thể
thực hiện mang lại hiệu quả, lợi ích cụ thể.
3.1.1. Nguyên tắc phát triển có kế thừa
quan điểm hệ thống và quan điểm cơ bản nhất của ngành thông tin thư viện và các chuyên ngành liên quan khác trong việc cung cấp thông tin chuyên ngành kiến trúc, xây dưng, quy hoạch, đô thị... cho NDT. Từ đó cần tìm ra các mô hình phát triển mới, đánh giá và phân tích sự phù hợp để áp dụng cụ thể vào công tác cung cấp thông tin tại Trung tâm.
Trong từng giai đoạn phát triển, cần rà soát lại mặt bằng trang thiết bị, hệ
thống vận hành, phương thức quản lý và điều khiển, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, khắc phục các yếu tố vận hành không đúng chức năng, bổ sung và nâng cấp theo lộ
trình có sựưu tiên. Đặc biệt cần chú trọng khả năng mở rộng, có khả năng tiếp thu sự phát triển của xu thế phát triển chung để tiến hành nâng cấp trong tương lai, trành trường hợp nâng cấp, thay thế toàn bộ hệ thống.
Việc lựa chọn các giải pháp thì cần có ý kiến hỗ trợ của các đối tượng liên quan, bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển NLTT, các chuyên gia thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trường và TTTTTV.
3.1.2. Nguyên tắc hiệu quả tối ưu
Các giải pháp được lựa chọn phải tạo ra hiệu quả cao nhất trong những điều kiện thực tế có thể. Tương ứng với mỗi điều kiện, hoàn cảnh trong sự phát triển của Nhà trường, các giải pháp phải thể hiện rõ tính ưu việt của nó sau khi đã phân tích kỹ lưỡng điều kiện thực tế và quyết định lựa chọn. Nguyên tắc này gắn chặt với cơ
chế quản lý và kiểm soát các chương trình hoạt động với hiệu quả công việc tiến hành được đặt lên làm yếu tố hàng đầu.
3.2. Giải pháp về chính sách phát triển nguồn lực thông tin
3.2.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin
Ngày nay số lượng các loại thông tin gia tăng quá nhanh, không một cơ quan thông tin thư viện nào có thể sở hữu hoặc kiểm soát được hết. Hơn nữa, trong nhiều lĩnh vực chuyên môn hẹp, các tổ chức cần có những bộ sưu tập tài liệu riêng. Vì vậy việc bổ sung tài liệu cho một đơn vị thông tin không thể làm một cách tùy tiện, mà
phải thực hiện một chính sách nhất định, đó là tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho việc lựa chọn hay loại bỏ tài liệu.
“Chính sách phát triển nguồn tin là một tài liệu thành văn, một công bố chính thức được ban hành bởi lãnh đạo thư viện hay cơ quan thông tin, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của cơ quan” [21]. Có nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ cùng một khái niệm chính sách này như chính sách phát triển bộ sưu tập (collection development policy), chính sách bổ
sung (acquiston policy), và gần đây một thuận ngữ khác được nhiều người sử dụng là chính sách phát triển nguồn tin (information development policy). Thuật ngữ này bao quát được hết các phạm trù được thể hiện qua các thuật ngữ trên phù hợp với xu thế hiện nay là đa dạng hóa các nguồn thông tin và kênh thu thập.
Chính sách phát triển NLTT của Trung tâm phải là một văn bản quy định những phương hướng phát triển nguồn thông tin, cùng các quy định, quy tắc giúp cán bộ bổ sung có thể thực hiện công việc lựa chọn tài liệu một cách khách quan, nó
đảm bảo tính liên tục nhất quán cho việc bổ sung tài liệu theo những chuyên ngành hẹp mà trường đào tạo. Chính sách là công cụđể hợp tác trong phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn thông tin với các thư viện trường đại học khác trong cùng hệ thống,
để hướng dẫn và đào tạo nội bộ về công tác bổ sung cũng như phát triển NLTT của Trung tâm và giải trình về việc phân bổ kinh phí cho mua tài liệu. Chính sách còn là cơ sở để Nhà trường đánh giá công việc của Trung tâm và để xem xét trong quá trình phân bổ ngân sách hợp lý, đảm bảo tính ổn định, lâu dài và phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách phát triển NLTT nhưng không phải cơ quan thông tin thư viện nào cũng xây dựng được cho mình một chính sách cụ thể, vì quá trình xây dựng chính sách đòi hỏi năng lực tư duy hệ thống cũng như
trí tuệ của nhiều bộ phận trong và ngoài thư viện.. Việc bổ sung của Trung tâm hiện nay vẫn dựa trên những quy định đơn giản, bất thành văn, do vậy cán bộ làm công tác bổ sung gặp nhiều khó khăn trong khâu lựa chọn tài liệu, cũng như sự phối hợp
giữa các Khoa, Phòng ban trong Trường.
Để cập nhật những nguồn thông tin mới, nâng cao chất lượng NLTT, phục vụ
tốt cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường thì việc xây dựng chính sách phát triển NLTT là việc làm cần thiết nhằm nêu lên phương hướng chính trong việc phát triển NLTT cho Trung tâm. Trên cơ sở
những định hướng của Nhà trường, một chính sách phát triển NLTT của Trung tâm phải bao quát được những vấn đề sau:
- Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của Trung tâm, nêu lên bản chất và phạm vi của nguồn tư liệu mà Trung tâm có ý định xây dựng.
- Đưa ra hướng bổ sung ưu tiên cũng như mức độ ưu tiên cho từng chủ đề, từng chuyên ngành cụ thể. Đối với trường ĐHKTHN hiện nay, định hướng
ưu tiên cho các ngành đào tạo mũi nhọn là: Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch, Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, Đô thị.
- Đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình tài liệu cụ thể, cũng như tiêu chí thanh lọc và loại bỏ tài liệu không còn phù hợp.
- Đảm bảo tính nhất quán cao và liên tục trong từng giai đoạn phát triển NLTT, kể cả trong trường hợp có biến động hay thay đổi về nhân sự làm công tác phát triển NLTT, làm giảm ảnh hưởng chủ quan của các cá nhân khi lựa chọn tài liệu.
- Đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các loại hình tài liệu như: sách, chuyên khảo, ấn phẩm định kỳ, tài liệu không công bố, tài liệu điện tử, tài liệu số.... - Giúp cho việc quản lý ngân sách của Nhà trường một cách có hiệu quả. Căn cứ pháp lý và khoa học để xây dựng chính sách phát triển NLTT của Trung tâm được dự trên:
- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (Nghị quyết 26 TW của Bộ Chính trị về khoa học và
công nghệ trong sự nghiệp đối mới; Nghị định 35 Hội đồng Bộ trưởng về
công tác quản lý khoa học và công nghệ;...) - Pháp lệnh thư viện.
- Các văn bản pháp quy về hoạt động thông tin như Chỉ thị 95 – CT (năm