Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội (Trang 90 - 119)

NDT là một trong những yếu tố cấu thành nên các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. NDT vừa là đối tượng phục vụ của thư viện, đồng thời chính họ

cũng là người tạo ra những thông tin mới. NLTT có tốt mà NDT không có kỹ năng khai thác thông tin thì thông tin sẽ không thể tới được NDT, sẽ có nhiều những thông tin chết. Đặc biệt, khi Nhà trường tiến hành đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ, nhu cầu tự học, tự tìm kiếm thông tin của sinh viên là vô cùng lớn, nếu không có kỹ năng khai thác thông tin, không hiểu hết về NLTT của Trung tâm thì sẽ không thể khai thác thông tin được. Do vậy, hướng dẫn và đào tạo NDT là việc làm cần thiết và rất quan trọng.

Trong thời gian vừa qua, công tác đào tạo NDT tại Trung tâm chưa được quan tâm đúng mức, hay nói cách khác, NDT tại Trung tâm không được đào tạo các kỹ

năng cần thiết để khai thác thư viện và các NLTT của Trung tâm. Với nội dung câu hỏi: “Quý vị có nhu cầu được hướng dẫn hoặc tham gia các lớp hướng dẫn khai thác và sử dụng thư viện do Thư viện tổ chức không?” thì có 72,2% bạn đọc trả lời có nhu cầu và 27,8% trả lời không có nhu cầu. Do vậy, Nhà trường, Trung tâm nên tạo điều kiện để NDT có thể hiểu biết và tiếp cận được các NLTT cần thiết. Công việc này phải được tiến hành một cách bài bản, có tài liệu hướng dẫn, có kiểm tra, thực hành... . Nội dung của lp đào to NDT cụ thể cần bao gồm 2 phần:

Giới thiệu khái quát về TTTTTV, về NLTT và các sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm:

− Giới thiệu thành phần NLTT của Trung tâm

thư viện như: lựa chọn tài liệu, thủ tục mượn, trả tài liệu...

− Các dịch vụ tìm tài liệu, cung cấp thông tin thư mục theo yêu cầu. − Dịch vụ ghi đĩa CD-ROM, scan ảnh, photocopy...

Hướng dẫn tra tìm tài liệu

− Tra cứu tài liệu thông qua hệ thống mục lục truyền thống (Tìm theo tên sách, tên tác giả, theo phân loại...).

− Hướng dẫn tìm tài liệu trên các CSDL của Trung tâm thông qua các điểm truy cập thông tin như: tác giả, tên sách, từ khóa, phân loại, năm xuất bản... − Hướng dẫn sử dụng và tra tìm thông tin trên Internet, giới thiệu cho NDT

các địa chỉ cần thiết khi tìm tài liệu qua mạng, các trang thông tin chuyên ngành theo các ngành đào tạo của Trường,

− Trang bị cho NDT các kỹ năng khai thác các nguồn tin điện tử, khai thác các CSDL như: khái niệm về CSDL, biểu ghi thư mục, toàn văn, trường và các điểm truy cập; cách phân tích một chủ đề thành các yêu cầu tin cụ thể để phát triển chiến lược tìm tin; cách kiểm soát từ vựng và thuật ngữ tự do có hiệu quả; sử dụng toán tử Boolean và các phép toán tìm tin khác để liên kết các thuật ngữ trong biểu thức tìm.

− Trong môi trường thông tin hiện đại, có thể hướng dẫn NDT cách lập một “thư viện” riêng cho mình, phù hợp với nhu cầu thông tin của riêng mình. Quá trình hướng dẫn đào tạo NDT phải được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để sau khóa học NDT phải có được các kiến thức tối thiểu về thư viện cũng như các kỹ năng tìm tài liệu, tìm tin độc lập. Sau khóa học, có thực hành và kiểm tra thì NDT mới được cấp Thẻ thư viện và trở thành NDT chính thức của Trung tâm.

Ngoài việc mở các lớp đào tạo NDT, Trung tâm cũng cần phải biên soạn các tài liệu hướng dẫn có nội dung chi tiết đặt tại các vị trí thuận lợi để NDT có thể

Việc hướng dẫn và đào tạo NDT nên phân theo từng nhóm cụ thể, cán bộđược phân công hướng dẫn phải soạn bài giảng cho phù hợp với từng đối tượng NDT. Quá trình hướng dẫn và đào tạo NDT cũng chính là quá trình tựđào tạo lại cán bộ. Thông qua các buổi lên lớp, các câu hỏi của NDT để cán bộ thư viện giải đáp cũng chính là cách để cán bộ thư viện phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức về CNTT, về

nghiệp vụ, về chuyên ngành đào tạo của Trường... và cách thức làm việc trong môi trường thông tin hiện đại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao của NDT.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở khảo sát thực trạng NLTT của TTTTTV, căn cứ vào nhiệm vụ và xu thế đào tạo của Trường, cũng như những nguyên tắc thực hiện, chương ba đã

đưa ra được các giải pháp cụ thể để nâng cấp và phát triển NLTT của Trung tâm như sau:

1. Để công tác phát triển NLTT được bền vững, đi đúng hướng, phục vụ đúng chuyên ngành đào tạo của Nhà trường thì việc ban hành một Chính sách phát triển NLTT của TTTTTV là việc làm cần thiết.

2. Trong điều kiện lạm phát kinh tế, nguồn tài chính dành cho NLTT còn hạn hẹp, giải pháp để có một NLTT hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của NDT thì phương án tối ưu là phải liên kết, chia sẻ NLTT, đồng thời tận dụng tối đa nguồn tin nội sinh của Nhà trường. Cùng với đó là phải đề ra các mức bổ sung cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.

3. Với một NLTT hoàn chỉnh, hiện đại thì giải pháp hoàn thiện các công cụ tra cứu sẽ giúp cho NDT tìm được nhưng thông tin mình cần một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Đồng thời cũng đòi hỏi NDT phải có kỹ năng để

khai thác thông tin.

4. Với sự phát triển không ngừng của CNTT và hội nhập quốc tế của các cơ quan thông tin thư viện buộc các cán bộ thư viện phải học hỏi, bồi dưỡng về trình

độ tin học và ngoại ngữđể thích ứng với sự phát triển của thư viện cũng như

tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cho thư viện. Đồng thời công tác

đào tạo NDT cũng cần phải được quan tâm đúng mức để các sản phẩm và dịch vụ của thư viện được NDT khai thác một cách hiệu quả, nhanh chóng và chính xác.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới và hiện đại hoá của đất nước hiện nay, NLTT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển. Tại Trường ĐHKT, hoạt động thông tin thư viện nói chung và công tác phát triển NLTT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu. Nghiên cứu thực tế

hoạt động xây dựng, phát triển và khai thác NLTT tại Trung tâm, đánh giá đúng những điểm mạnh và cả những điểm yếu để đề ra những giải pháp phát triển và hoàn thiện NLTT là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của công tác đào tạo và nghiên cứu của Trường ĐHKT.

Trường ĐHKT trong những năm qua đã có những nỗ lực để tạo lập một NLTT phong phú bao gồm các yếu tố thành phần cả truyền thống và hiện đại dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tiếp cận công nghệ thông tin đã mở ra nhiều khả

năng thông tin mới đã phần nào thoả mãn các nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng tin.

Dựa trên quan điểm của các bộ môn Thông tin học, Thư viện học, CNTT... luận văn đã nghiên cứu, xem xét những điểm mạnh mà Trung tâm đã đạt được, tồn tại những hạn chế và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể cho công tác xây dựng, phát triển NLTT, tổ chức và khai thác NLTT, nhóm giải pháp về tổ chức nhân sự, trang thiết bị kỹ thuật... Các giải pháp này sẽ được tiến hành ở các mức cụ thể và có lộ

trình rõ ràng cho việc thực hiện đểđem lại hiệu quả tối ưu.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động và quá trình nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:

Vấn đề phát triển NLTT chính là phát triển nguồn năng lượng trí tuệ cần cho học thuật, trực tiếp hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường. Thông tin còn là người thày thứ hai quan trọng của mỗi sinh viên. Vì vậy, Nhà trường nên quan tâm hơn nữa đến công việc phát triển NLTT.

Vấn đề liên kết mở rộng hợp tác của nhà trường cũng nên có sự chú trọng đến sự hợp tác giữa các cơ quan thông tin thư viện. Những mối liên kết này sẽ tạo ra

những nguồn lợi ích rất lớn, giúp cho việc liên kết và chia sẻ NLTT được thuận lợi. Việc tổ chức công tác thông tin theo mô hình hoạt động nhóm là một vấn đề

rất quan trọng nhưng lại có khả năng thực hiện cao. Có thể tạo ra các nhóm hoạt

động mới nhưđã nêu trong phần giải pháp của đề tài để phát huy tối đa khả năng, năng lực và tính sáng tạo của các cán bộ. Đồng thời cũng cần có các chế độ bồi dưỡng thành tích, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, khuyến khích tính nỗ lực trong công tác đến từng cán bộ. Nhà trường và Trung tâm có thể tạo điều kiện cho các cán bộ thư viện có điều kiện giao lưu, học hỏi với các môi trường bên ngoài, tham quan các nước phát triển trong khu vực để nâng cao tầm hiểu biết cũng như tiếp thu được các tiến bộ, phục vụ công tác trong Nhà trường.

Trong các đề án, dự án phát triển chung của Nhà trường có liên quan đến Trung tâm, cần tạo điều kiện cho cán bộ của các bộ phận thuộc Trung tâm tham gia hoạt động và đóng góp ý kiến. Các ý kiến này có thể xuất phát từ thực tế làm việc, hiểu rõ đặc thù công việc và lòng yêu nghề của họ, sẽ có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng sử dụng thực tiễn của các đề án, dự án phát triển của Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, (2008),Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện đại học, Công báo

2. Hoàng Sơn Công (2008), Phát triển và quản lý nguồn lực thông tin số tại TTTTTV Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

3. Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng Thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, (2)

4. Evavn E.G. Phát triển vốn tài liệu ở thư viện và trung tâm thông tin, nxb.

Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Greg R. Notess (1999), “Những lời khuyên về đánh giá các cơ sở dữ liệu web trên mạng”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (1), tr. 15-18

6. Mai Hà (2005), “Tăng cường tổ chức và khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Tư liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Ngành Thông tin Khoa học và công nghệ - Lần thứ V, tr. 158 - 166

7. Nguyễn Thị Hai (2007), Chia sẻ nguồn lực thông tin – thư viện, Tạp chí Thư vienẹ Việt Nam (11), tr. 45 - 46

8. Nguyễn Minh Hiệp (2006), “Sử dụng công nghệ – tiền đề việc hợp tác và liên thông thư viện”, Tài liệu hội thảo quốc tế về thư viện

9. Hà Thị Huệ(2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

10. Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề hiện đại hóa Hệ thống thông tin KHCN quốc gia ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2)

11. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận đến thực tiễn. nxb Văn hóa Thông tin

12. Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Phát triển thông tin Khoa học và công nghệ để trở thành nguồn lực = To develop S & T information , changing it into resource”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (10), tr. 8 – 10

13. Nguyễn Hữu Hùng (2000), “Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin KHCN trước thềm thế kỷ XXI”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1),

tr. 7-12

14. Nguyễn Hữu Hùng (2000), “Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển công tác thông tin khoa học và công nghệ trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội 15. Nguyễn Hữu Hùng (1998), “Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ

công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (4),

tr. 2-7

16. Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2),

tr. 11-14

17. Tạ Bá Hưng (2000), “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉđạo”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (1)

18. Kỷ yếu hội thảo quốc tế thư viện Việt Nam: hội nhập và phát triển (2006),

19. Nguyễn Phi Long (1999), Dự thảo nội dung chiến lược phát triển CNTT của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006 - 2010)

20. Nguyễn Viết Nghĩa (1999), “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai thác tài liệu “xám””, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (4), tr.10-14.

21. Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.12-17.

22. Vũ Thị Mỹ Nguyên (2008), Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

23. Nguyễn Hữu Thọ (2004), “Một số suy nghĩ về xây dựng nguồn lực thông tin, chia sẻ thông tin trong thời đại ngày nay”, Sinh hoạt lý luận, (6),

tr. 45 - 48

24. Ninh Thị Kim Thoa, Giáo dục người sử dụng trong thư viện đại học. Tài liệu hội thảo

25. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đại học Kiến trúc Hà Nội

26. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2006), 45 truyền thống đào tạo và phát triển trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 1961 – 2006.

27. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2000), Đề án xây dựng TTTTTV đến năm 2010.

quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

29. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2010), Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2020

30. NguyÔn TuyÕn (2004), “Sù ph¸t triÓn vµ sö dông th− viÖn sè Greenstone trªn thÕ giíi”, B¶n tin Th− viÖn – C«ng nghÖ th«ng tin §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, Tp. Hå ChÝ Minh. Tr.16.

31. Lê Văn Viết (2006), “Một số vấn đề thiết lập hình thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo thư viện Việt Nam: Hội nhập và phát triển

32. Lê Văn Viết (2006), “Phác thảo sơ bộ chính sách về nguồn lực thông tin”,

Tập san thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam, tr. 6-9

33. Phạm Văn Vu (1995), “Sản phẩm thông tin khoa học và vấn đề tiếp cận thị trường”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (3), tr. 1-15

34. Xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

PHẠM THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHỤ LỤC LUẬN VĂN

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HN

TT THÔNG TIN THƯ VIỆN MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của bạn đọc tại Trung tâm Thông tin Thư

viện, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có kế hoạch phát triển nguồn lực thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội (Trang 90 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)