Công cụ để quản lý và khai thác nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội (Trang 56 - 58)

Tin học hóa hoạt động thông tin thư viện là một tiến trình tất yếu trong việc xây dựng và phát triển một thư viện hiện đại. Nghị định của chính phủ số

72/2002/NĐ-CP, ngày 06-8-2002 quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh thư

viện đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ cụ thể của thư viện là “nghiên cứu ứng dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, đặc biệt là CNTT để hiện đại hóa hoạt động thư

viện”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tin học hóa công tác thư viện, năm 2001, với dự án do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ cho việc tin học hóa hoạt đông thông tin thư viện và xây dựng thư viện điện tử, TTTTTV đã được trang bị một hệ

thống các trang thiết bị và phần mềm tương đối hiện đại.

Phần mềm quản lý và khai thác NLTT được sử dụng tại Trung tâm là phần mềm quản trị thư viện tích hợp Libol version 5.0 của nhà cung cấp Công ty công nghệ tin học Tinh Vân. Đây là một trong những phần mềm quản trị thư viện khá phổ biến tại Việt Nam cùng với các phần mềm như Ilib của công ty CMC.

Về cơ bản, Libol 5.0 có những chức năng khá mạnh với tính năng khá đầy đủ để xây dựng, quản lý và khai thác thông tin thư mục của một thư viện cụ thể như:

+ Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD

+ Hỗ trợ các khung phân loại DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, Subject headings

+ Nhập/xuất dữ liệu theo chuẩn ISO 2709

+ Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH

+ Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hóa dữ liệu BER/MIME

+ Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID

+ Tích hợp với các thiết bị mượn trả tựđộng theo chuẩn SIP 2 + Hỗ trợđa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc + Hỗ trợ bảng mã tiếng Việt như TCVN 5712, VNI, TCVN 6909 + Xuất bản các CSDL hoặc thư mục trên CD

+ Bảo mật và phân quyền chặt chẽ

+ Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối tượng

+ Vận hành hiệu quả trên những CSDL lớn nhiều triệu biểu ghi + Hỗ trợ hệ quản trị CSDL Oracle hoặc Microsoft SQL Server + Khai thác và trao đổi thông tin qua Web

+ Tương thích với cả mô hình kho đóng và kho mở

+ Hỗ trợ hệ thống thư viện nhiều kho, điểm lưu thông. * Các phân hệ chính:

+ Phân hệ tra cứu thông tin thư mục trực tuyến OPAC, + Phân hệ bổ sung

+ Phân hệấn phẩm định kỳ

+ Phân hệ bạn đọc + Phân hệ lưu thông

+ Phân hệ mượn liên thư viện + Phân hệ quản lý

* Hạn chế của phần mềm Libol 5.0:

Bên cạnh các tính năng ưu việt, Libol 5.0 còn có những hạn chế: mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng và quản trị thông tin dạng thư mục, không thể quản lý được các tài liệu điện tử và các tài liệu số toàn văn dạng e-book, không hỗ trợ tìm kiếm toàn văn...

Đặc biệt khi Nhà trường tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ thì nhu cầu thông tin của NDT đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu truy cập, khai thác thông tin từ xa lại trở nên cần thiết, vì vậy phần mềm Libol 5.0 chưa thể đáp ứng nhu cầu xây dựng một thư viện điện tử, thư viện số để phục vụ nhu cầu tin từ xa của NDT. Rõ ràng, Trung tâm nên có phương án nâng cấp phần mềm này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)