Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ qua mô hình IPA

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ các điểm vườn du lịch ở huyện phong điền (Trang 99 - 108)

Thứ nhất: Quản lí và đào tạo nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực bao gồm các chủ vườn là người quản lí và nhân viên, đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng của dịch vụ. Do đó, cần có sự đầu tư về con người là điều quan trọng nhất.

- Chủ vườn (người quản lí): cần có kiến thức về quản lí chất lượng dịch vụ và hoạt động kinh doanh du lịch để có kế hoạch kinh doanh phù hợp và các chiến lược phát triển kinh tế vườn thông qua hoạt động du lịch. Thực tế, các chủ vườn là những người nông dân, có trình độ học vấn trung bình và đã có tuổi nên việc học tập, tiếp thu tri thức bằng cách lên lớp học chữ là điều khó khăn đối với họ. Do đó, cần có phương pháp học phù với đối tượng này. Những phương pháp học tốt nhất đối với họ là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhà vườn ở địa phương hay các vùng lân cận và thậm chí là nước ngoài nếu có điều kiện, phương pháp tọa đàm, trao đổi kiến thức về kinh doanh du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ giữa chủ vườn, nhà kinh tế và chính quyền địa phương là cách mà họ có thể tiếp thu được nhiều tri thức mới. Mở các lớp tập huấn về quản lí cho các chủ vườn với phương pháp thực hành, thực nghiệm trên các câu chuyện, các tình huống thực tế để họ rút ra bài học kinh nghiệm riêng cho mình…Để năng cao kiến thức và khả năng quản lí của các chủ vườn trong hoạt động du lịch nhằm kinh doanh đạt hiệu quả và quản lí nhân viên thuyết phục hơn.

- Nhân viên: Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ. Do đó, đội ngũ nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch cần có sự đầu tư và huấn luyện một cách kĩ lưỡng và chu đáo. Tuy nhiên, tại các điểm vườn du lịch chưa chú trọng đến vấn đề này, lao động phục vụ du khách chủ yếu là lao động gia đình và thời vụ nên chưa đảm bảo được chất lượng phục vụ chuyên nghiệp. Các nhà vườn nên chú ý đào tạo nhân viên theo các hướng sau:

89

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH

VỤ TẠI CÁC ĐIỂM VƯỜN DU LỊCH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN

Quản lí và đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao vẻ mỹ quan Hoạt động truyền thông

Nâng cao CSVC- Hạ tầng Cung cấp sản phẩm mới Chủ vườn Nhân viên

Nâng cao trình độ quản lí Nâng cao chuyên môn- nghiệp vụ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp Nâng cao kĩ nâng sống Nâng cao trình độ ngoại ngữ Dựa vào đặc trưng địa phương hình thành sản phẩm mới Dựa vào sản phẩm mới hình thành đặc trưng địa phương Hệ thống giao thông Hệ thống lưu trú Công cụ, dụng cụ phục du lịch

Hình 5.1: Sơ đồ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm vườn du lịch huyện Phong Điền

(1) Nâng cao chuyên môn- nghiệp vụ: Nhân viên phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, lịch sử, phong tục tạp quán của địa phương để chủ động giới thiệu cho du khách về nét đặc trưng và văn hóa ở địa phương mình. Đồng thời phải là người có năng lực trí tuệ, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hiện công việc theo tiêu chuẩn chuyên môn, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích ứng với công việc ở từng thời điểm.

Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, các chủ vườn cần chú trọng những hoạt động sau đây: Lựa chọn, tuyển dụng nhân viên có khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn của từng loại công việc; Đào tạo, bồi

90

dưỡng, huấn luyện nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh; Bố trí và sử dụng nhân viên một cách hiệu quả nhất. Sắp xếp, điều chỉnh và tạo ra sự hài hòa của từng nhân viên vào guồng máy hoạt động chung của nhà vườn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên; Đặt ra các quy trình quy chuẩn để nhân viên thực hiện công việc một cách đồng nhất; Định kỳ kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ nhân viên nhằm phát hiện những khiếm khuyết làm cơ sở cho việc đào tạo và huấn luyện.

(2) Giáo dục đạo đức nghề nghiệp: Nhân viên am hiểu được các nguyên tắc trong lĩnh vực phục vụ trong ngành dịch vụ. Một số tiêu chí điển hình như: nở nụ cười thân thiện, thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, lịch sự, chân thật, sự nhiệt tình trong công việc, có tính kiên trì, khả năng biết lắng nghe, không tranh cãi, cắt ngang lời khách, khả năng quan sát, sự nhạy cảm, khả năng trình bày, dàn chuyện, thuyết phục khách, tính hài hước… Ngoại hình nhân viên nên được đầu tư về trang phục, tối thiểu là gọn gàng, lịch sự, ưa nhìn. Nếu có điều kiện nên có đồng phục riêng cho nhân viên với các bộ đồng phục biết nói như áo bà ba, nón lá,…

(3) Nâng cao kĩ năng sống- Tâm lí giao tiếp: là yếu tố quan trọng để hoàn thiện bản thân đối với từng nhân viên nên có thái độ, đạo đức trong các mối quan hệ với người lớn tuổi, cấp trên, với đồng nghiệp,với khách hàng; Sự tôn trọng, thân thiện và lịch sự với du khách, xem du khách như người thân, ân nhân, đối xử với họ một cách tôn trọng; nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của du khách trong quá trình phục vụ; Xử lý khéo léo và thỏa mãn những phàn nàn cùa du khách.

- Để nâng cao kĩ năng sống và giao tiếp của nhân viên, các nhà vườn nên mở các đợt bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, tâm lý xã hội; Đề ra các chuẩn mực về ứng xử, về cách giải quyết phàn nàn cũng như kỹ năng đáp lại lời khen của khách.

(4) Nâng cao trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng trong ngành Du lịch. Lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt đối với du khách quốc tế. Do đó, cần cho các nhân viên trao dồi trình độ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo tiếng anh và các tiếng nước ngoài khác.

- Để đảm bảo được chất lượng của đội ngũ nhân viên tại các điểm vườn thì các chủ vườn nên có kế hoạch kinh doanh du lịch cụ thể để từ đó có định hướng huấn luyện nhân viên như thế nào là phù hợp. Sau đó, đưa các nhân viên đi học các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn.

- Sau khi đã đạt được những yêu cầu cần thiết thì điều quan trọng nhất ở nhân viên lúc này là sự chủ động. Thông thường các nhân viên luôn ở thế bị động, khách yêu cầu thì mới thực hiện, điều này làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của các điểm vườn cũng như chất lượng dịch vụ. Nhân viên phải là người biết cách tổ chức, hoạt náo và chủ động trong quá trình cung cấp. Ví dụ như khi đưa thực đơn cho du khách lựa chọn

91

món thì nhân viên phải biết cách giới thiệu, mô tả các món ăn đặc biệt ở tại đây là gì? Món gì là ngon nhất? với món này thì ăn kèm với cái gì là phù hợp? Uống loại nước nào thì làm tăng khẩu vị của món ăn?,...Khi thuyết minh về vườn cây ăn trái nên hướng dẫn cách nhận biết quả chín có đặc điểm như thế nào? Quả như thế nào thì ăn được và như thế nào thì chưa ăn được? để hạn chế tình trạng khách hái trái vô tội vạ mà ăn chẳng được. Khuyến khích lồng ghép các câu chuyện cổ tích, chuyện lịch sử...như khi nói về trái vú sữa thì nói sơ về sự tích “Cây vú sữa”,…Để tăng tính thú vị và sự chú ý của du khách thì nhân viên nên lồng ghép các trò chơi, câu đố…giao lưu với du khách…Tóm lại, nhân viên phải là người biết tạo nhu cầu và khơi dậy sự năng động, hiếu kì đang tìm ẩn trong mỗi du khách.

Thứ hai: Cung cấp sản phẩm mới

Dựa vào đặc trưng địa phương phát triển sản phẩm mới

- “Đặc trưng của địa phương” là cụm từ bao quát rất nhiều hoạt động có ở địa phương này và không có ở địa phương khác. Vậy làm sao có thể phát triển đặc trưng địa phương một cách hiệu quả? Điều mà ta có thể làm là xâu chuỗi lại các hoạt động đặc trưng tại địa phương và hình thành sản phẩm du lịch mới.

- Phong Điền là vùng đất nông nghiệp của các loại cây ăn trái khác nhau. Bên cạnh đó, còn có các nghề truyền thống như nấu rượu, làm bánh tráng, làm rượu cóc, làm bánh hỏi mặt võng, nem bưởi…Thuận lợi cho phát triển sản phẩm mới như “du lịch nông nghiệp” và “du lịch nông thôn”.

- “Du lịch nông nghiệp” là du khách được hóa thân thành người nông dân địa phương cùng người dân nơi đây thu hoạch, gieo trồng, chăm sóc cây trồng trongc các vườn cây trái là dịp để du khách thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông dân trong hoạt động nông nghiệp. Người nông dân thông qua du lịch nông nghiệp cũng được dịp quảng bá sản phẩm nông nghiệp của mình và tất nhiên một phần thu nhập từ nông nghiệp của họ cũng tăng lên từ du lịch.

- “Du lịch nông thôn” bao gồm nhiều hoạt động hơn so với du lịch nông nghiệp. Ngoài việc tham gia cùng người nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp thì du khách còn mở rộng không gian hoạt động du lịch của mình bằng việc tham quan cảnh quan vùng nông thôn của địa phương như tận hưởng cảnh đẹp của dòng sông khi đi thuyền trên sông, chạy xe đạp hay tản bộ trên đường làng, tham quan các di tích văn hóa lịch sử ở địa phương, các cơ sở làm bánh kẹo, các làng nghề truyền thống như nấu rượu, làm bánh tráng…

- Để tránh sự nhằm lẫn và có cơ sở vững chắc trong việc phát triển hai loại hình du lịch này thì tác giả tiến hành so sánh điểm khác biệt giữa “du lịch nông nghiệp” và “du lịch nông thôn” như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

92

Bảng 5.1: Những điểm khác biệt giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn

Các điểm

khác biệt Du lịch nông nghiệp Du lịch nông thôn

Loại hình du lịch Là một loại hình du lịch đơn lẻ Tổng hợp liên kết nhiều loại hình du lịch ở địa phương Tài nguyên du lịch Tài nguyên sản xuất

nông nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn địa phương và tài nguyên các loại hình du lịch khác ở địa phương

Chủ thể tham gia du

lịch Nông dân Chủ cơ sở và cộng đồng dân cư

Không gian du lịch Trang trại, đồng ruộng Tất cả những nơi có tài nguyên du lịch ở địa phương Xung đột lợi ích Có thể gây xung đột lợi

ích với cộng đồng

Giải quyết xung đột lợi ích với cộng đồng. Nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương

Nguồn: Bùi Thị Lan Hương, Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn.

Dựa vào sản phẩm mới hình thành đặc trưng địa phương

- Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì các vườn trái cây nên có sự đa dạng các loại trái cây trong vườn, có sự liên kết giữa các điểm vườn khác nhằm tăng số lượng và chất lượng về các loại cây ăn trái. Một điều quan trọng hơn hết là phải thoát ra được cái vòng lẩn quẩn về sự trùng lắp hoạt động với các địa phương khác và cũng như các tỉnh có vườn cây ăn trái trong khu vực ĐBSCL. Để làm được điều đó thì Phong Điền phải tạo được sản phẩm mới hình thành nên nét riêng, nét đặc trưng của mình.

- “Chụp ảnh” là một hoạt động, là một nhu cầu thiết yếu của mỗi du khách khi đi du lịch. Dù ít hay nhiều thì du khách cũng có những tấm ảnh ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ bên bạn bè, gia đình, người thân hay đơn giản là để nhận diện mình đã từng đến nơi nào đó để du lịch. Bên cạnh đó, loại hình chụp ảnh ngoại cảnh và chụp hình tự sướng đã trở thành trào lưu trong giới trẻ hiện nay nói riêng và mọi người nói chung. Kết hợp với cảnh quan tự nhiên và phong cảnh làng quê của Phong Điền được du khách đánh giá là mang vẻ đẹp hoang sơ của vùng quê và sự trong lành của thiên nhiên nên việc hình thành sản phẩm “du lịch chụp ảnh” là điều hoàn toàn có thể và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

- Bên cạnh trồng các loại cây ăn trái thì nhà vườn nên kết hợp trồng các loại hoa dại, rau, củ quả có hoa đẹp có giá trị kinh tế để có thể tận dụng cả gốc lẫn rễ như trồng khoai lang lấy củ, hoa khoai lang có màu tím và màu trắng; rau nhái dùng để ăn sống, hoa có màu vàng, màu hồng, màu tím; rau muống dùng để ăn, hoa có màu trắng, màu tím; cà tím dùng để ăn trái, hoa có màu tím…Còn dưới ao thì nuôi cá, trồng bông súng; thả lục bình, ven bờ trồng cỏ cứt lợn (hoa có màu tím, màu trắng); cây trái nổ (hoa có màu tím); hoa mười giờ…Không chỉ tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu mà mỗi loại cây đều mang lại lợi ích cho nhà vườn. Loại nào làm thực phẩm được thì cho du khách tham gia vào việc hái rau, tự tay chế biến món ăn; một số loại có thể dùng để

93

chơi được như quả của cây trái nổ khi chín có màu nâu, thả xuống nước sẽ nổ ra thành tiếng kêu lách tách nghe rất êm tay và thú vị. Cây cà khi già sẽ bị cõi, quả nhỏ, quả đèo có thể làm đạn để chơi trò ống thụt tre…Một số loại khác còn có tác dụng chữa bệnh.

Thứ ba: Nâng cao cơ sở vật chất- hạ tầng

Hệ thống giao thông

- Thực tế nghiên cứu cho thấy, chỉ có một số vườn nằm ở đường giao thông chính như KDL Mỹ Khánh, Vườn trái cây Vàm Xáng, Vườn trái cây Giáo Dương thuận lợi trong việc đi lại của du khách. Phần lớn, các điểm vườn nằm xâu trong nông thôn, đường làng là chủ yếu nhưng lại nhỏ hẹp, nhiều ổ gà, chông chênh khó đi, rất bất tiện cho du khách khi tìm đường đến các điểm vườn. Đặc điểm của các vườn nằm sâu trong nông thôn nên việc cải thiện giao thông đường bộ rất khó thực hiện trong thời gian ngắn và nặng về kinh phí là điều không thể tránh khỏi. “Thuận tiện hay không thuận tiện là cách mình đưa khách đến thôi”- đó là một phát biểu mà tác giả tâm đắc nhất trong buổi tọa đàm “Giải pháp phát triển du lịch Phong Điền” được diễn ra vào ngày 27 tháng 9 năm 2014 vừa qua của một vị đại biểu khách mời hoạt động trong ngành du lịch nhiều năm và cũng từng đưa khách đến tham quan ở Phong Điền. Điều này cho thấy, chúng ta nên vận dụng, sáng tạo và linh hoạt những điều kiện có sẵn của địa phương để biến cái không thuận tiện thành thuận tiện để kịp thời đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Về đường sông: Phong Điền có nhiều kênh, rạch len lỏi qua các vườn cây ăn trái nên dễ dàng đưa khách du lịch thông qua con đường này. Tuy nhiên, làm cách nào để tạo sự mới mẻ, độc đáo, thú vị cho du khách? Đơn giản là cách mà chúng ta đưa du khách đi bằng phương tiện gì mà thôi, phương tiện sông nước đặc trưng của Phong Điền là vỏ lãi, xuồng chèo,…khi sử dụng vận chuyển khách thì nên có sự trang trí thêm cho đẹp mắt và thu hút du khách. Bên cạnh đó thì còn có cano, du thuyền…phục vụ vận chuyển, trong quá trình vận chuyển nên cho du khách tham gia vào việc điều khiển phương tiện có sự hướng dẫn như lái vỏ lãi, chèo xuồng, bơi xuống…tổ chức thi

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ các điểm vườn du lịch ở huyện phong điền (Trang 99 - 108)