2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập như sau: số lượng khách du lịch đến Phong Điền từ năm 2010 đến năm 2013 của tổng cục thống kê, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thành phố Cần Thơ.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách quốc tế và nội địa thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
Kích cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cụ thể như sau:
Kích cỡ mẫu: Đối với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA thì cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu
31
bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005).
Đối với 30 biến trong mô hình nghiên cứu này thì cỡ mẫu phải đảm bảo công thức n= 5.k (trong đó: n là kích cỡ mẫu, k là số biến trong mô hình). Vậy ta có kích cỡ mẫu là 150 quan sát. Vậy cỡ mẫu cần thu tối thiểu là 150 quan sát.
Để mang tính đại diện và bao quát trong kết quả nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các du khách nội địa bao gồm du khách ở khu vực ĐBSCL; ngoài khu vực ĐBSCL và du khách quốc tế. Thực tế, tác giả đã thu thập 220 mẫu quan sát. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, sàng lọc các mẫu quan sát không đạt chất lượng thì số mẫu quan sát còn lại là 160 mẫu có chất lượng. Như vậy, với kích cỡ mẫu quan sát này của tác giả được xem là phù hợp.
Bảng 2.3 Thông tin về cỡ mẫu nghiên cứu
Tiêu chí Chi tiết Tần số Tỷ lệ (%)
Khu vực
Du khách trong khu vực ĐBSCL 94 58,8
Du khách ngoài khu vực ĐBSCL 53 33,1
Du khách nước ngoài 13 8,1
Tổng 160 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014
Phương pháp chọn mẫu: Trong đề tài này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn lựa dựa vào cơ hội thuận tiện dễ dàng trong quá trình chọn mẫu. Việc chọn lựa đối tượng để phỏng vấn được giao phó cho phỏng vấn viên. Dựa trên tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện để tiếp cận với đáp viên. Ưu điểm của phương pháp này là rất thuận lợi cho việc lựa chọn đáp viên, tiết kiệm được thời gian, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng và do vậy sẽ tiết kiệm được chi phí điều tra. Cụ thể trong đề tài này, tác giả đi đến những điểm vườn du lịch ở huyện Phong Điền để trực tiếp phỏng vấn du khách sau khi trải nghiệm dịch vụ của các điểm vườn du lịch.
2.3.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được xác định theo từng mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả với các tiêu chí như tần suất, tỷ lệ, số trung bình được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại các điểm vườn ở huyện Phong Điền;
Mục tiêu 2: Mô hình mức độ quan trọng- mức độ thực hiện (IPA) được sử dụng để đánh giá CLDV các điểm vườn du lịch huyện Phong Điền. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ này dựa trên sự chênh lệch về số điểm trung bình của mức độ thực hiện (P) và mức độ quan trọng (I) thông qua kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai
32
tổng thể phối hợp từng căp (Paired-Samples T-test). Khi đó, độ lệch P - I > 0, nghĩa là chất lượng dịch vụ tốt, nếu P - I < 0 thì chất lượng dịch vụ chưa tốt và độ chênh lệch âm càng lớn thì chất lượng dịch vụ càng thấp và ngược lại
Mục tiêu 3: Sử dụng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của du khách khi du lịch ở Phong Điền. Phương pháp này nghiên cứu mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (Y) với nhiều biến độc lập (X). Đối với nghiên cứu này thì biến phụ thuộc Y là mức chi tiêu của du khách, các biến độc lập X là các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm chuyến đi và sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ, để xem mức độ chi tiêu của du khách bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào từ đó đề xuất giải pháp nâng cao mức chi tiêu của du khách.
Mục tiêu 4: Dựa trên kết quả nghiên cứu của mục tiêu 1, 2 và 3 đề xuất giải pháp nhằm nâng cao CLDV và khả năng chi tiêu của du khách khi du lịch tại các điểm vườn du lịch huyện Phong Điền.
Tóm tắt chương 2: Tác giả đã đưa ra các cơ sở lí luận vững chắc để hình thành mô hình nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua mô hình IPA gồm 30 biến thuộc 5 nhóm nhân tố của Parasudaman là Yếu tố hữu hình; sự tin cậy; sự đáp ứng; sự cảm thông và sự đảm bảo; mô hình nghiên cứu về mức chi tiêu của du khách chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố về đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm chuyến đi và sự hài lòng của du khách về CLDV. Đồng thời, tác giả đã định hướng rõ ràng về phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu của đề tài như xác định cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 150 quan sát, phỏng vấn trực tiếp du khách tham quan tại các điểm vườn du lịch bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau đó phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại các điểm vườn du lịch; đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch vườn bằng mô hình IPA; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu thông qua mô hình hồi quy đa biến; đề xuất giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu cho mục tiêu 4.
33
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – thành phố Cần
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
Nội dung chương này khái quát về hoạt động du lịch ở huyện như các tài nguyên tự nhiên, nhân văn và các điểm vườn du lịch ở địa phương; phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch thông qua tình hình khách du lịch đến Phong Điền, tình hình lưu trú của du khách, các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng trên địa bàn huyện, cũng như xác định vị trí ngành du lịch huyện Phong Điền đối với ngành du lịch TP. Cần Thơ và tình hình đầu tư phát triển du lịch ở huyện Phong Điền.
3.1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1.1 Tài nguyên tự nhiên
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 19km là nơi giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền – Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh và được xác định ranh giới như sau:
+ Phía Đông giáp với quận Cái Răng và quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ
+ Phía Tây giáp với huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang
+ Phía Bắc giáp với quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ – TP. Cần Thơ + Phía Nam giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang
Huyện Phong Điền được sát nhập từ huyện Ô Môn và huyện Châu Thành (của tỉnh Cần Thơ cũ) năm 2004 với 7 đơn vị là 6 xã và 1 thị trấn.
- Yếu tố đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Phong Điền là 12.525,58 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 10.546,82 ha (chiếm 84,20 %). Diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái trong toàn Huyện 6.755,19 ha (chiếm 64,05 %). Diện tích phát triển cây dâu hạ châu 245,5 ha chiếm 3,7 %diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái (2013).
34
Đất canh tác nông nghiệp ở huyện Phong Điền rất màu mỡ, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc với tuyến chính là nhánh rẽ từ sông Cần Thơ nằm cặp tuyến lộ vòng cung chạy dài 15km vào trung tâm huyện, đây cũng là trục giao thông chính hiện nay. Hàng năm vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Phong Điền năm 2013
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I. Đất nông nghiệp 10.546,82 84,2 II. Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,8 III. Đất chưa sử dụng _ 0
Tổng diện tích tự nhiên 12.525,00 100,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, năm 2013
- Yếu tố thời tiết:
Điều kiện thời tiết Huyện Phong Điền mang đặc tính trung với thời tiết của Thành Phố Cần Thơ, phân biệt hai mùa mưa - nắng rỏ rệt. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 11.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 27,5 0C (năm 2013), nhiệt độ cao nhất 35,70C, thấp nhất 200C.
+ Lượng mưa hàng năm đạt 1.339,7mm, cao nhất vào tháng 9 khoảng 336,7 mm. + Ẩm độ trung bình cả năm 81,43 %, thấp nhất vào tháng 2 khoảng 73,25%, cao nhất vào tháng 9 khoảng 86,27%.
Bảng 3.2: Một số yếu tố khí hậu ở huyện Phong Điền
Tháng Nhiệt độ TB (0 C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm/tháng) Giờ nắng tháng (giờ) 1 26,2 78,35 15,1 209,5 2 27,3 73,25 3,7 229,0 3 28,3 75,97 - 293,7 4 29,1 79,27 54,5 217,6 5 29,0 82,03 169,1 232,3 6 28,0 85,17 255,2 167,4 7 27,2 85,52 156,8 180,3 8 27,3 85,48 112,6 202,5 9 27,1 86,27 336,7 155,9 10 27,3 84,94 138,9 183,9 11 27,5 82,20 94,6 202,4 12 25,6 78,00 2,5 177,8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, năm 2013
3.1.1.2 Mục tiêu phát triển của huyện
Nông dân Phong Điền có bề dày kinh nghiệm được tích lũy hàng chục năm trong quá trình canh tác, đặc biệt canh tác các loại cây ăn trái.
35
Huyện Phong Điền được thành phố Cần Thơ quy hoạch tổng thể là quận sinh thái, phát triển vườn cây ăn trái đặc sản kết hợp với dịch vụ du lịch, là lá phổi xanh của Thành Phố đến năm 2020.
Trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015, ngành nông nghiệp Phong Điền xác định phát triển đa dạng các loại cây ăn trái đặc sản mà trọng tâm là cây dâu Hạ Châu gắn kết với phát triển du lịch sinh thái.
3.1.2 Tài nguyên nhân văn 3.1.2.1 Di tích lịch sử 3.1.2.1 Di tích lịch sử
- Mộ nhà thơ Phan Văn Trị (Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia): Phan Văn Trị (Cử Trị) quê ở Bến Tre, đỗ cử nhân năm Kỷ Dậu (1849) trong kỳ thi Hương tại Gia Ðịnh. Chán cảnh quan trường, năm 1868, từ Vĩnh Long, Cụ dời về làng Nhơn Ái, Phong Ðiền, Cần Thơ mở trường dạy học, có nhiều tác phẩm lên án chế độ thực dân, Cụ qua đời tại Cần Thơ. Mộ nhà thơ Phan Văn Trị nằm trên lộ Vòng Cung, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 16 km. Hiện nay ngôi mộ nằm dưới bóng mát êm ả của vườn cây trái, đón nhận những người thuộc thế hệ sau đến viếng thăm để tỏ lòng tôn kính nhà thơ yêu nước của vùng đất nam bộ này.
Ảnh: cantho.gov.vn
Mộ nhà thơ Phan Văn Trị, ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền
- Khu di tích chiến thắng Ông Hào nằm cách trung tâm huyện Phong Điền khoảng 5 km thuộc Ấp Trường Thọ - xã Trường Long - huyện Phong Điền, Đây là công trình ghi lại chiến công oai hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Di tích Chiến thắng Ông Hào là niềm tự hào của Tiểu đoàn Tây Đô, của quân và dân Cần Thơ, đồng thời là để nhắc nhở cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Với những ý nghĩa lịch sử đó, ngày 25-9-1998, UBND tỉnh Cần Thơ đã xếp hạng di tích "Chiến thắng Ông Hào" là di tích lịch sử Văn hóa cấp thành phố. Khu di tích chiến thắng ông Hào Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha,
36
và bao gồm các hạng mục như: Quảng trường, tượng đài chiến thắng, nhà trưng bày, nhà khách, công viên cây xanh...
Ảnh: Phạm Trung
Khu di tích chiến thắng Ông Hào, Ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền
- Lộ vòng cung trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia kể từ ngày 7/2/2013. Lộ Vòng Cung nằm ven sông Cần Thơ có chiều dài gần 30km đi qua địa bàn 4 xã, phường thuộc địa bàn huyện Phong Điền và quận Ô Môn. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là vành đai tuyến lửa khu vực phòng thủ của địch nhằm bảo vệ đầu não trung tâm vùng IV chiến thuật, sân bay Trà Nóc và các cơ quan đại diện của Mỹ ngụy tại Cần Thơ. Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa ta và địch, ghi dấu nhiều chiến công vang dội của quân và dân Việt Nam, tiêu biểu là chiến thắng Ông Hào (xã Trường Long, huyện Phong Điền) tiêu diệt hơn 600 tên địch, thu giữ nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
Địa danh Lộ Vòng Cung là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ. Thành phố Cần Thơ cũng đang xây dựng khu di tích Lộ Vòng Cung trở thành vành đai du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp giới thiệu và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và du khách gần xa, khẳng định sức sống mới của vùng đất Lộ Vòng Cung một thời máu lửa.
- Giàn Gừa tọa lạc tại ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Nơi đây từng là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân Cần Thơ. Ngày 7-4-2013, Giàn Gừa vừa được UBND TP Cần Thơ xếp hạng là Di tích lịch sử cấp thành phố. Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn rộng khoảng 2.740 m². Trong khu có một cây gừa (Ficus microcarpa), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tuổi đời hơn 150 năm, phát triển rất nhiều chi, cành, đan xen với nhau tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng quen gọi "Giàn Gừa". Hiện cây gừa này có diện tích tán hơn 2.700 m², chiều cao trung bình khoảng 12 m. Do địa hình hiểm yếu và hẻo lánh nên trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Khu di tích lịch sử Giàn Gừa từng là nơi diễn ra các
37
cuộc họp quan trọng của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ; là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu; là nơi huấn luyện, tập kết và chuyển quân.
Ngày nay, Giàn Gừa trở thành một thắng cảnh đẹp thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan gần xa và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà.
Ảnh: Bích Thúy
Khu di tích lịch sử- Giàn Gừa, ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền
3.1.2.2 Lễ hội
- Lễ hội Vu Lan vào ngày 19 và 20 tháng Bảy âm lịch, Quảng Triệu hội quán tổ chức Vu Lan thắng hội tại nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức quy mô, thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Lễ hội Vu Lan thể hiện sự gắn bó bền chặt, tinh thần đoàn kết và sự giao lưu văn hoá giữa cộng đồng người Hoa và các dân tộc anh em trên đất Cần Thơ. Lễ hội có nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc, mang đậm tính nhân văn như: cầu siêu, báo hiếu, phát gạo cho người nghèo.
Ảnh: Báo Cần Thơ