THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ các điểm vườn du lịch ở huyện phong điền (Trang 55)

3.2.1 Tình hình khách du lịch đến Phong Điền

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phong Điền có 23 điểm tham quan chính thức được thể hiện trên bản đồ du lịch. Ngoài ra, còn một số địa điểm tham quan khác mới đưa vào hoạt động trong những năm gần đây thu hút khá nhiều du khách đến tham quan. Nhờ có sự đầu tư và chính sách phát triển DLST ở huyện Phong Điền mà số lượt du khách đến Phong Điền ngày càng tăng qua các năm, cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Tình hình khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại - Du lịch huyện Phong Điền, năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

(ước)

Khách quốc tế 21.700 27.594 29.299 31.901 36.397 Khách nội địa 328.300 410.406 428.501 458.889 506.843 Tổng lượt khách 350.000 438.000 457.800 490.790 543.240 Tốc độ tăng trưởng lượt khách (%) - 25,14 4,52 7,21 10,69 Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế (%) 4,0 3,8 6,18 8,88 14,09

45

Kết quả thống kê cho thấy, số lượt khách đến Phong Điền từ năm 2010 đến năm 2013 và ước tính đến năm 2014 đều tăng. Nổi bật là năm 2011 với tốc độ tăng trưởng lượt khách lên đến 25,14% so với năm 2010. Do sự nổ lực của chính quyền địa phương và nhân dân cùng với sự hỗ trợ của TP. Cần Thơ trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế phát triển từ lúc mới thành lập. Đến năm 2011, đã đưa vào sử dụng một trong những công trình mang tính bước ngoặc tại địa phương là Dự án Đại lộ Nguyễn Văn Cừ nối dài. Đây là con đường huyết mạnh, rút ngắn khoảng cách từ Phong Điền về trung tâm TP. Cần Thơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thôngkết hợp với việc xây dựng đường giao thông nông thôn theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tạo nên vẻ mỹ quan của một vùng quê. Đồng thời, các vườn cây ăn trái được đầu tư mở rộng diện tích, hoàn thiện đê bao, cải tạo vườn cây ăn trái, chuyển đổi vườn cây trái theo hướng tập trung, chuyên canh các loại cây đặc sản kết hợp với du lịch sinh thái. Từ đó, tạo nên nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách ở Phong Điền. Bên cạnh đó, năm 2011 ngành du lịch Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch với các thành phố và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước. Tiếp tục chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Ngày 14 và 15/4/2011 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) thành phố Cần Thơ cùng với Sở VH-TT&DL thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Roadshow “Về thăm đất Tây Đô” nhằm quảng bá du lịch Cần Thơ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Ngày 01/01/2011, Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo bộ ngành trung ương và thành phố cắt băng khánh thành Cảng hàng Không Quốc Tế Cần Thơ Giai đoạn II. Cảng hàng không Quốc Tế Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ và hiện đại. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật của Quốc tế, mở ra một trang sử mới cho giao thương ở khu vực ĐBSCL ra khu vực và Thế Giới. Do đó, số lượt du khách quốc tế đến Phong Điền tăng đến 5.894 lượt khách và tổng số lượt khách tăng 88.000 lượt so với năm 2010. Những năm tiếp theo, du lịch ở Phong Điền vẫn giữ vững phong độ khi tiếp tục thu hút du khách với lượt khách năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chưa có sự vượt bậc đáng kể so với móc thời gian năm 2011 so với 2010.

3.2.2 Tình hình lưu trú của du khách

Phần lớn khách du lịch đến với Phong Điền tham quan các vườn cây ăn trái và trải nghiệm những hoạt động tại vườn như hái trái, câu cá...Những hoạt động này chỉ gói gọn trong ngày là có thể tham gia hết. Do đó, du khách quay về trong ngày chiếm đa số với 99,39% (năm 2013), những năm trước đó thì con số này cũng nằm ở mức 99% trở lên.

46

Bảng 3.4. Tình hình khách du lịch lưu trú qua đêm khi đi du lịch ở Phong Điền

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại - Du lịch huyện Phong Điền, năm 2013

Tuy nhiên, cũng có những du khách lưu trú qua đêm ở Phong Điền cả khách nội địa lẫn khách quốc tế. Số người lưu trú qua đêm qua các năm có tăng nhưng tăng theo số lượt du khách đến Phong Điền chứ không tăng theo tỉ lệ. Do đó, cho thấy du lịch Phong Điền vẫn còn khá đơn điệu và đồng bộ, chưa có những hoạt động sôi nổi và hấp dẫn về đêm để du khách lưu lại.

3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng trên địa bàn huyện Phong Điền huyện Phong Điền

Để đáp ứng nhu cầu của du khách trong việc phục vụ ăn uống và nghỉ ngơi thì các dịch vụ khách sạn, nhà hàng đã dần phát triển ở Phong điền. Từ năm 2009 đến năm 2013 số đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng tăng lên một cách vượt bậc từ con số hàng trăm (220 đơn vị năm 2009) tăng lên đến con số hàng ngàn (1.189 đơn vị năm 2013) chỉ trong thời gian 3 đến 4 năm thì quả là con số đáng kể.

Số đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn tăng lên nên số người phục vụ trong ngành này cũng tăng từ năm 2009 đến năm 2011, đến năm 2012 thì giảm và đến năm 2013 thì lại tăng. Nguyên nhân là do năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước, cũng như kinh tế - xã hội của Phong Điền nên nhiều đơn vị giải thể, ngưng hoạt động. Các đơn vị còn kinh doanh thì cắt giảm nhân viên, giảm thiểu chi phí là một trong những biện pháp mà các đơn vị thường hay sử dụng trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, dịch vụ ngày càng phát triển thì yêu cầu về người cung cấp dịch vụ cũng cao hơn trước nên quá trình tuyển dụng cũng khá gắt gao. Chính vì thế mà năm 2013, kinh tế đã phần nào ổn định nhưng số người phục vụ trong ngành khách sạn, nhà hàng chỉ tăng ở mức 215 người so với năm 2012, thấp hơn số 295 người giảm từ năm 2011 đến năm 2012.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

(ước)

Số lượt khách quốc tế lưu trú qua đêm 865 1.049 1.172 1.308 1.529 Số lượt khách nội địa lưu trú qua đêm 635 1.551 1.628 1.682 1.711 Tổng lượt khách lưu trú qua đêm 1.500 2.600 2.800 2.990 3.240 Tổng lượt khách quay về trong ngày 348.500 435.400 455.000 487.800 540.000 Tồng tỉ lệ khách qua đêm (%) 0,43 0,59 0,61 0,61 0,60 Trong đó: tỉ lệ khách quốc tế qua đêm (%) 6,91 9,42 9,56 9,37 3,90

47 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Số đơn vị Số người

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, năm 2013

Hình 3.2: Số đơn vị và số người kinh doanh khách sạn, nhà hàng trên địa bàn

Tỉ lệ thuận với số lượt du khách đến Phong Điền thì doanh thu của các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tăng liên tục từ năm 2009 đến 2013. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng trong hiện tại và trong tương lai sẽ còn tăng nhiều hơn nữa nếu du lịch Phong Điền tiếp tục thu hút nhiều du khách hơn nữa.

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, năm 2013

Hình 3.3: Doanh thu ngành khách sạn, nhà hàng trên địa bàn (Triệu đồng) 24.82 83.175 115.6 145.16 161.37 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Triệu đồng

48

3.2.4 Vị trí ngành du lịch huyện Phong Điền đối với ngành du lịch thành phố Cần Thơ phố Cần Thơ

Theo định hướng phát triển các ngành dịch vụ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội TP. Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định rõ lĩnh vực “du lịch: Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế trung tâm của thành phố, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL. Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước. Xây dựng đô thị du lịch sinh thái Phong Điền”. Không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên phát triển DLST của Phong Điền để TP. Cần Thơ xây dựng Phong Điền thành đô thị DLST mà còn dựa vào thực tế số lượt du khách đến Phong Điền trên tổng số lượt du khách đến Cần Thơ. Số liệu dưới đây thể hiện cơ sở vững chắc trong phát triển kinh tế- xã hội của TP. Cần Thơ trong tương lai.

Bảng 3.5: Số khách du lịch đến Cần Thơ và cả nước giai đoạn 2009 – 2013

Năm Cần Thơ Phong Điền Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2009 150.300 573.228 20.165 30.835 13,42 53,18 2010 163.835 716.417 21.700 328.300 13,25 45,83 2011 170.325 802.125 27.594 410.406 16,20 51,16 2012 190.116 984.707 29.299 428.501 15,41 43,52 2013 211.357 1.040.268 31.901 458.889 15,09 44,11 C hê nh lệc h (% ) 10/09 9,01 24,98 7,61 7,70 11/10 3,96 11,96 27,16 25,01 12/11 11,62 22,76 6.18 4,41 13/12 11,17 5,64 8,88 7,09

Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch thành phố Cần Thơ và Trung tâm xúc tiến Thương mại - Du lịch huyện Phong Điền, năm 2013

Thực tế cho thấy, số lượt khách nội địa lẫn khách quốc tế đến đến Phong Điền so với Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2013 chiếm tỷ trọng khá cao. Đặc biệt là khách nội địa, chiếm gần 50% tổng số lượt du khách đến Cần Thơ, riêng năm 2009 và năm 2011 thì vượt mức 50% trên tổng lượt du khách đến Cần Thơ. Điều này chứng tỏ ngành du lịch Phong Điền giữ vị trí rất quan trọng trong ngành du lịch TP. Cần Thơ. Chính vì thế, huyện Phong Điền được bố trí làm khu du lịch sinh thái trong quy hoạch xây dựng TP Cần Thơ đến năm 2025 và Xây dựng đô thị du lịch sinh thái Phong Điền

49

trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội TP. Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3.2.5 Tình hình đầu tư phát triển du lịch ở huyện Phong Điền

Nhận thấy thế mạnh của vùng là các vườn cây ăn trái kết hợp với DLST sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nên Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phong Điền Nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định Huyện Phong Điền xây dựng thành đô thị sinh thái; trong đó lĩnh vực du lịch sinh thái có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch Thành phố Cần Thơ phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thành phố Cần Thơ và một số đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch hỗ trợ Huyện Phong Điền phát triển du lịch cộng đồng.

Mục tiêu của kế hoạch là nhằm khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân và tạo thêm việc làm cho người lao động vùng nông thôn, đồng thời tạo ra các điểm đến mới cho ngành du lịch thành phố, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cả người dân thành phố và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Cần Thơ.

Tháng 5 năm 2012, Trung tâm, Sở VH-TT-DL Thành phố Cần Thơ và huyện Phong Điền đã tổ chức một số chuyến khảo sát các địa điểm du lịch homestay trên địa bàn Thành phố và Tỉnh An Giang để học hỏi kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng huyện Phong Điền.

Ngày 7 tháng 6 năm 2012, Trung tâm Xúc tiến - Đầu tư - Thương mại - Du lịch Cần Thơ, Sở VH-TT-DL và huyện Phong Điền đã tổ chức buổi “Tọa đàm phát triển du lịch cộng đồng Huyện Phong Điền” tại huyện với sự có mặt của đại diện các Công ty Du lịch lữ hành lớn: Canthotourist, Vietravel, Fiditour, Vietcircle, Làng Du lịch Mỹ Khánh…và đại diện các hộ nông dân đang có nhiệt huyết làm du lịch vườn của huyện.

Tại buổi Tọa đàm, Phó chủ tịch Huyện Phong Điền, Bà Trương Kim Khuyên giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện, khẳng định huyết tâm của lãnh đạo Huyện về việc ủng hộ các hộ nhà vườn làm du lịch sinh thái, kêu gọi các đơn vị giúp đỡ các hộ tìm ra hướng đi thích hợp nhất. Các chuyên gia đã đánh giá khả năng làm du lịch của các hộ nông dân, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, đưa ra một số mô hình và hoạt động tiêu biểu cũng như các thủ tục và quy trình đăng ký thủ tục … Các bên thống nhất kế hoạch do Trung tâm Xúc tiến - Đầu tư - Thương mại - Du lịch Cần Thơ đề xuất bao gồm 6 giai đoạn như sau: Khảo sát, tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm các mô hình du lịch sinh thái; Tọa đàm, thảo luận tìm ra hướng phát triển chung cho các hộ nông dân; Tổ chức đoàn famtrip đi tham quan thực tế và học tập kinh nghiệm cho các hộ nông dân; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các hộ; Tìm và liên kết với các dự án tài trợ của nước ngoài về du lịch cộng đồng; Hoàn chỉnh mô hình, giới thiệu, quảng bá điểm tham quan du lịch mới của huyện Phong Điền.

50

Với nỗ lực trở thành “lá phổi xanh” của TP. Cần Thơ và phát triển đô thị sinh thái theo hướng bền vững. Năm 2012, Đảng bộ, chính quyền xã Mỹ Khánh thảo luận với một số hộ dân và quyết tâm xây dựng mô hình du lịch kinh tế hộ tại ấp Mỹ Long với việc thành lập Hợp tác xã (HTX) Mỹ Long. HTX Mỹ Long đã thu hút được 17 hộ đăng ký tham gia mô hình kinh tế hộ gia đình với sự đồng thuận rất cao của người dân và sự đồng tình ủng hộ của Trung ương Hội Nông dân với “dự án 500 triệu đồng”, đầu tư cho mỗi hộ làm du lịch kinh tế hộ 30 triệu đồng để sửa sang vườn tạp, xây dựng các điểm để du khách dừng chân. Lộ trình làm tour du lịch của HTX thực hiện là trong 17 hộ sẽ có 10 hộ làm cầu nối và phối hợp với các Công ty du lịch của TP Cần Thơ và các đơn vị lữ hành trong vùng ĐBSCL đưa ghe thuyền rước khách và cung cấp trái cây, còn 7 hộ sẽ xây dựng các điểm dừng chân, ở các điểm dừng chân sẽ có các khu vườn cây ăn trái để người dân tham quan. Các điểm này sẽ cung cấp các loại hình văn hóa đặc trưng của vùng, các món ăn đặc sản cho du khách thưởng lãm. Ngoài ra, huyện còn có Làng du lịch Mỹ Khánh khá nổi tiếng. Thời gian qua, điểm du lịch tiêu biểu này lại được Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF) thuộc Chính phủ Đan Mạch chấp nhận đầu tư dự án “Du lịch làng nghề văn hóa truyền thống và homestay”. Dự án sẽ hình thành 4 điểm trình diễn nghề truyền thống (đan lát, may mặc, bánh kẹo, mô hình nông nghiệp) kèm dịch vụ homestay và cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân. Việc nối kết giữa làng du lịch Mỹ Khánh với 17 hộ dân ở HTX Mỹ Long càng giúp Phong Điền thêm đậm nét du lịch sinh thái miệt vườn.

Tóm tắt chương 3: Tác giả đã khái quát được các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của huyện Phong Điền là rất đa dạng và phong phú phù hợp cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch ở nơi đây như du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch homesaty, du lịch văn hóa- lịch sử…Trên địa bàn

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ các điểm vườn du lịch ở huyện phong điền (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)