3.1.2.1 Di tích lịch sử
- Mộ nhà thơ Phan Văn Trị (Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia): Phan Văn Trị (Cử Trị) quê ở Bến Tre, đỗ cử nhân năm Kỷ Dậu (1849) trong kỳ thi Hương tại Gia Ðịnh. Chán cảnh quan trường, năm 1868, từ Vĩnh Long, Cụ dời về làng Nhơn Ái, Phong Ðiền, Cần Thơ mở trường dạy học, có nhiều tác phẩm lên án chế độ thực dân, Cụ qua đời tại Cần Thơ. Mộ nhà thơ Phan Văn Trị nằm trên lộ Vòng Cung, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 16 km. Hiện nay ngôi mộ nằm dưới bóng mát êm ả của vườn cây trái, đón nhận những người thuộc thế hệ sau đến viếng thăm để tỏ lòng tôn kính nhà thơ yêu nước của vùng đất nam bộ này.
Ảnh: cantho.gov.vn
Mộ nhà thơ Phan Văn Trị, ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền
- Khu di tích chiến thắng Ông Hào nằm cách trung tâm huyện Phong Điền khoảng 5 km thuộc Ấp Trường Thọ - xã Trường Long - huyện Phong Điền, Đây là công trình ghi lại chiến công oai hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Di tích Chiến thắng Ông Hào là niềm tự hào của Tiểu đoàn Tây Đô, của quân và dân Cần Thơ, đồng thời là để nhắc nhở cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Với những ý nghĩa lịch sử đó, ngày 25-9-1998, UBND tỉnh Cần Thơ đã xếp hạng di tích "Chiến thắng Ông Hào" là di tích lịch sử Văn hóa cấp thành phố. Khu di tích chiến thắng ông Hào Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha,
36
và bao gồm các hạng mục như: Quảng trường, tượng đài chiến thắng, nhà trưng bày, nhà khách, công viên cây xanh...
Ảnh: Phạm Trung
Khu di tích chiến thắng Ông Hào, Ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền
- Lộ vòng cung trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia kể từ ngày 7/2/2013. Lộ Vòng Cung nằm ven sông Cần Thơ có chiều dài gần 30km đi qua địa bàn 4 xã, phường thuộc địa bàn huyện Phong Điền và quận Ô Môn. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là vành đai tuyến lửa khu vực phòng thủ của địch nhằm bảo vệ đầu não trung tâm vùng IV chiến thuật, sân bay Trà Nóc và các cơ quan đại diện của Mỹ ngụy tại Cần Thơ. Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa ta và địch, ghi dấu nhiều chiến công vang dội của quân và dân Việt Nam, tiêu biểu là chiến thắng Ông Hào (xã Trường Long, huyện Phong Điền) tiêu diệt hơn 600 tên địch, thu giữ nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
Địa danh Lộ Vòng Cung là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ. Thành phố Cần Thơ cũng đang xây dựng khu di tích Lộ Vòng Cung trở thành vành đai du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp giới thiệu và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và du khách gần xa, khẳng định sức sống mới của vùng đất Lộ Vòng Cung một thời máu lửa.
- Giàn Gừa tọa lạc tại ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Nơi đây từng là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân Cần Thơ. Ngày 7-4-2013, Giàn Gừa vừa được UBND TP Cần Thơ xếp hạng là Di tích lịch sử cấp thành phố. Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn rộng khoảng 2.740 m². Trong khu có một cây gừa (Ficus microcarpa), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tuổi đời hơn 150 năm, phát triển rất nhiều chi, cành, đan xen với nhau tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng quen gọi "Giàn Gừa". Hiện cây gừa này có diện tích tán hơn 2.700 m², chiều cao trung bình khoảng 12 m. Do địa hình hiểm yếu và hẻo lánh nên trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Khu di tích lịch sử Giàn Gừa từng là nơi diễn ra các
37
cuộc họp quan trọng của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ; là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu; là nơi huấn luyện, tập kết và chuyển quân.
Ngày nay, Giàn Gừa trở thành một thắng cảnh đẹp thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan gần xa và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà.
Ảnh: Bích Thúy
Khu di tích lịch sử- Giàn Gừa, ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền
3.1.2.2 Lễ hội
- Lễ hội Vu Lan vào ngày 19 và 20 tháng Bảy âm lịch, Quảng Triệu hội quán tổ chức Vu Lan thắng hội tại nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức quy mô, thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Lễ hội Vu Lan thể hiện sự gắn bó bền chặt, tinh thần đoàn kết và sự giao lưu văn hoá giữa cộng đồng người Hoa và các dân tộc anh em trên đất Cần Thơ. Lễ hội có nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc, mang đậm tính nhân văn như: cầu siêu, báo hiếu, phát gạo cho người nghèo.
Ảnh: Báo Cần Thơ
38
- Lễ Vía Bà Thượng động Cố Hỉ diễn ra vào ngày 27, 28 tháng 02 âm lịch hàng năm, tại khu di tích lịch sử Giàn Gừa ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đây là hoạt động tín ngưỡng dân gian tồn tại lâu đời gắng liền tục thờ Bà ở Nam Bộ, với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, bà con nhân dân được mùa, làm ăn phát đạt.
Ảnh: Hữu Tồn
Lễ Vía Bà Thượng động Cố Hỉ năm 2014
3.1.2.3 Nghề truyền thống
- Bánh hỏi mặt võng Út Dzách là nghề truyền thống lâu đời, đã có cách nay hơn 50 năm. Bánh hỏi mặt võng khác hẳn với bánh hỏi khác do có vị ngọt, mặn từ bí quyết pha chế bột, nêm gia vị và độ trong, dai, không dùng chất phụ gia. Bột gạo làm bánh cũng từ loại gạo Sa Đéc loại đặc biệt. Bánh có hoa văn mặt võng, tinh tế do sự khéo tay của người làm. Xem hình mặt võng có thể đánh giá tay nghề của các nghệ nhân đạt đẳng cấp cao thấp khác nhau.
Nằm cách TP. Cần Thơ chừng 15km, vào Phong Điền đi qua phà Vàm Xáng rồi tới bến đò Mương Ngang, quẹo phải chừng 30m là đã đến lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách do ông Trần Thiện Cảnh làm chủ. Hiện nay, lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách đã thánh điểm du lịch sinh thái, làng nghề tiếp đón du khách gần xa. Ngoài 2 món chủ lực là bánh hỏi mặt võng thịt kim tiền, bánh hỏi mặt võng thịt heo quay, cháo tương yêu, nơi đây còn có các món ăn dân dã: ốc, lươn um, lẩu mắm đồng quê... và các loại bánh truyền thống khác như bánh lá mít, bánh đùm, bánh xếp, bánh bò, bánh da lợn, bánh ít, bánh tét, bánh tằm se tay…
39
Ảnh: Báo tuổi trẻ
Lò bánh hỏi Út Dzách, Ấp Nhơn Bình A – Xã Nhơn Ái – Huyện Phong Điền
- Nem bưởi là một trong những nghề lâu năm và được nhiều người ưa chuộng khi đến Phong Điền. Nguyên liệu chính làm nem là vỏ bưởi, ngoài ra còn có đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô, khế chua, ớt hiểm, tiêu hột, lá vông nem, đọt chùm ruột, lá chuối và gia vị. Khi chế biến xong nem được gói thành từng chiếc bằng lá vông nem hay lá chùm ruột, gói lá chuối bên ngoài xong dùng dây chuối hay dây nilông buộc bên ngoài thành từng xâu (mỗi xâu 10 chiếc hay 20 chiếc) trông rất đẹp mắt và tiện để làm quà biếu khi đi du lịch. Hiện tại, thương hiệu nem bưởi (của nghệ nhân Nguyễn Thị Út Nhỏ ở ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền) đang được Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch Phong Điền tích cực xây dựng thương hiệu để dần hình thành những khu du lịch sinh thái kết hợp làng bánh dân gian.
Ảnh: Tứ Diễm
Nem bưởi, ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền
- Bánh tráng là một nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời và trở thành món ăn dân dã không kém phần đặc sắc của món ăn miền quê. Nguyên liệu chính làm bánh tráng là gạo tẻ ngâm rồi đem xay thành bột mịn. Sau đó, lọc đi nước chua và pha bột với nước sao cho vừa, không loãng cũng không được đặc quá. Để bánh thêm dai và không bị rách cần pha thêm một chút muối với tỷ lệ hợp lý. Để có được những chiếc
40
bánh ngon, người thợ khá là vất vả khi chế biến phải canh lửa, không được lớn chỉ được để liu riu mà thôi. Tay tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng. Người làm bánh còn phải trông trời, canh cây cỏ, nhìn giọt sương để biết ngày mai nắng lớn hay âm u để tráng bánh trong đêm, rồi đem bánh phơi ngay khi nắng vừa lên. Hiện nay, nghề làm bánh tráng đã được kết hợp với loại hình du lịch sinh thái trong KDL Mỹ Khánh để du khách có thể tận mắt chứng kiến cách tráng bánh tráng và tự tay làm thử công việc tráng bánh của người thợ đang được rất nhiều du khách quan tâm và thích thú.
Ảnh: Lê Ngọc
Nghề làm bánh tráng- KDL Mỹ Khánh
- Nấu rượu nếp: Không riêng gì nghề bánh tráng lâu năm mà nghề nấu rượu nếp ở Phong Điền cũng đã ra đời từ rất sớm và được liệt kê vào những địa điểm tham quan làng nghề thú vị khi đến KDL Mỹ Khánh. Rượu nếp được làm theo quy trình khá công phu và trau chuốt: Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì được rắc bột bánh men và đem đi ủ. Sau một số công đoạn phức tạp của nghề nấu rượu thì du khách sẽ được uống thử rượu nếp Mỹ Khánh mới ra lò còn nóng hổi. Ngoài ra, rượu trái cây được làm từ trái cóc của ông Hai Rô Be cũng được rất nhiều du khách ưa chuộng bởi vị thơm và nhẹ như rượu vang chứ không nặng như rượu đế do ông ủ rượu theo phương pháp thủ công và được ngâm lâu trong thùng kín cũng là một địa điểm thú vị để du khách có thể dừng chân khám phá.