100 cổ phần với 2 0% tổng Vốn điều lệ
2.2. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1 Vị thế của doanh nghiệp trong mỗi trường cạnh tranh
2.2.1. Vị thế của doanh nghiệp trong mỗi trường cạnh tranh
2.2.1.1.Vị thế của doanh nghiệp:
+ Được thành lập từ năm 2005, với mục tiêu phát triển bền vững, công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Dương đã ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực, tập trung đầu tư và phát triển tối đa tiềm năng về thiết bị, vật tư , ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và kinh doanh…Cho đến nay, công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Dương đã trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại tại thành phố Hải Dương nói riêng và đang hướng tới mục tiêu mở rộng hơn.
+ Để giữ vững được vị thế trên thị trường,công ty đã không ngần ngại đầu tư ưu tiên vào lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực chuyên ngành( văn phòng phẩm,đồ uống,may mặc) ,nhằm khai thác triệt để các chức năng của sản phẩm mới. Không ngừng phát huy nâng cao trình độ, năng lực của công nhân cũng như là các kĩ sư và luôn phát huy thế mạnh của bản thân. Chính vì vậy, uy tín của công ty đã dần được khẳng định.
+Trong một môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao và có nhiều đối thủ ( các doanh nghiệp cùng ngành đang hoạt động trong cùng một địa bàn)doanh nghiệp luôn luôn phấn đấu và có các phương hướng phấn đấu có kế hoạch cụ thể do đó doanh nghiệp có một vị thế khá vững chắc trên thị trường và quy mô mở rộng đến các huyện ,xã ,nhiều địa phương.
2.2.1.2.Chiến lược phát triển
Một nhà doanh nghiệp kinh doanh thương mại có những đức tính cần thiết và những am hiểu về kĩ năng quản trị kinh doanh vẫn chưa thể đưa doanh nghiệp của mình đến với thành công nếu chưa đề ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn. Chiến lược kinh doanh thể hiện nội dung hoạt động, mục tiêu và các giải pháp ứng xử của doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược kinh doanh bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
*Chiến lược quy mô kinh doanh và tích lũy tài sản vô hình.
Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được xác định hợp lí trên cơ sở tính toán đúng dung lượng thị trường, tiềm lực kinh doanh. Doanh nghiệp đã xác định được điểm hòa vốn để tối ưu hóa quy mô kinh doanh.
Doanh nghiệp đề có hai loại tài sản là: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản vô hình: tài sản vô hình đó là lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp và
sản phẩm của doanh nghiệp, là hình ảnh quen thuộc và nổi tiếng của nhãn hiệu, là các hiểu biết về thông tin khoa học kĩ thuật, là bầu không khí làm việc trong nội bộ doanh nghiệp, là kĩ năng quản lí của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Tài sản hữu hình: Tài sản hữu hình đó là những yếu tố vật chất có tính định lượng
như: nhà xưởng, vật tư, máy móc thiết bị.
Nhìn chung cả hai loại hình tài sản trên đều quan trọng đối với doanh nghiệp và nếu xét về lâu dài thì tài sản vô hình có phần quan trọng hơn. Tài sản vô hình là vũ khí cạnh tranh rất lợi hại của doanh nghiệp trên thị trường. Nó quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Tài sản vô hình được doanh nghiệp tích lũy bằng hai cách:
- Cách quảng cáo trực tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng, huấn luyện nhân viên của doanh nghiệp để giao tiếp tốt với khách hàng.
- Cách gián tiếp là các hoạt động hàng ngày thông qua giao tiếp với khách hàng, thông qua các dịch vụ phục vụ khách hàng để nâng cao tín nhiệm của sản phẩm và danh tiếng của sản phẩm trên thị trường.
* Chiến lược thích nghi với môi trường
Môi trường của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường cạnh tranh bên ngoài thực sự nhiều phức tạp vì doanh nghiệp
phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác. Để thích nghi với môi trường thì doanh nghiệp đã đáp ứng những điều kiện :
-Đáp ứng những nhu cầu khách hàng, đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu kế hoạch của khách hàng.
-Xác định đối thủ cạnh tranh, tích luỹ và thực hiện lợi thế cạnh tranh, lựa chọn vũ khí cạnh tranh hợp lí.
-Tiếp cận được với khoa học kĩ thuật hiện đại. Đó là giới hạn về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những phương thức ứng xử hợp lí với sự phát triển của khoa học công nghệ, tìm ra giải pháp mới trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật.
*Chiến lược marketing thương mại
Marketing là quá trình hoạch định và thực hiện một số công việc để thoả mãn nhu cầu của khách hàng về hàng hoá và dịch vụ thông qua việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp thì việc nắm bắt được bản chất của marketing và thực hiện tốt công tác marketing có một ý nghĩa quan trọng vì marketing là một công cụ quản lí kinh tế, kế hoạch hoá kinh doanh. Nhiệm vụ của marketing trong doanh nghiệp thương mại là làm cho kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường và thông qua đó doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Marketing thương mại trong doanh nghiệp có vai trò hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, là vũ khí của nhà kinh doanh, làm cho công việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Doanh nghiệp không chỉ bán được nhiều hàng hoá hơn mà còn có thể mở rộng thị trường. Nhu cầu của khách hàng được đáp ứng tốt hơn vì doanh nghiệp thông qua các biện pháp thăm dò, khuyến mại, tìm hiểu sở thích người tiêu dùng để cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ tốt hơn.
+Công ty luôn giữ vững vị trí của mình trên thị trường, thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký kết, tránh các sai sót đã xảy ra, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật hoàn thành đúng theo hợp đồng, tạo niềm tin cho khách hàng.
+ Đầu tư vào nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn cao, đầu tư bồi dưỡng công nhân nâng cao tay nghề, có ý thức trách nhiệm, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng lực.
+ Huy động vốn một cách hiệu quả, phát triển thị trường kinh doanh một cách toàn diện, an toàn, lành mạnh đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế.
+ Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm các vùng, lãnh thổ. + Đặt yếu tố an toàn,chất lượng lên hàng đầu.