Bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Dương” (Trang 27 - 32)

x Số ngày nghỉ

1.2.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là quỹ được dung để bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp.

Đối tượng nhận BHTN là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỷ lệ nhất định, Ngoài ra chính sách BHTN còn được hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia BHTN.

Quỹ BHTN được hình thành như sau:

+ Người sử dụng lao động đóng góp 1% trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN.

+ Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần theo quy định tại Nghị định 127/2008/NĐ-CP.

Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Bảng trích nộp các khoản qua các năm:

- Giai đoạn từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013:

Luật công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012 có nhiều thay đổi và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chínhcôngđoàn

Theo quy định mới tại Nghị định này, mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 là trích 2% chỉ tính trên quỹ lương đóng BHXH bắt buộc, không bao gồm các khoản phụ cấp (nếu có) và được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành

(thực hiện từ ngày 1/1/2013).

Thêm nữa các doanh nghiệp không phân biệt trong nước hay có vốn đầu tư nước ngoài đều phải trích nộp phí công đoàn theo mức 2%, thay vì trước đây doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải trích nộp 1% (kể từ ngày 10/1/2014, Nghị định có hiệu lực thi hành).

Bảng 1.4.Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2013

Từ ngày 01/01/2014 mức đóng bảo hiểm xã hội có sự điều chỉnh tăng thêm 2%. Cụ thể tỷ lệ trích các khoản theo lương như sau:

Bảng 1.5.Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2014

Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng (%) 1. BHXH 17 7 24 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 23 9,5 32,5

Tỷ lệ trích các khoản theo lương mới nhất năm 2015 như sau: Bảo hiểm xã hội (26%), bảo hiểm y tế (4,5%), bảo hiểm thất nghiệp (2%), kinh phí công đoàn (2%) . Kể từ ngày 1/1/2014 theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định

Bảng 1.6.Mức đóng bảo hiểm năm 2015 cụ thể như sau: Các khoản trích theo

lương Doanh nghiệp (%) Lao động(%) Cộng (%)

Bảo hiểm xã hội 18 8 26

Bảo hiểm y tế 3 1,5 4,5

Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2

Kinh phí công đoàn 2 2

Cộng (%) 24 10,5 34,5

– Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.(Hằng quý hoặc hằng tháng phải quyết toán với cơ quan BHXH).

– Như vậy nếu DN bạn không có công đoàn thì hàng tháng (quý) các bạn phải đóng cho BH là32,5%

Bảng1.7.Năm 2016,kế toán sẽ trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ sau: Loại bảo hiểm tham

gia Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng

Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng (%) 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 24 10,5 34,5

Bảo hiểm xã hội 18 8 26

Bảo hiểm y tế 3 1,5 4,5

Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2

Kinh phí công đoàn 2 2

Cộng 24 10,5 34,5

Nhìn chung tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2016 khoản bảo hiểm xã hội tăng 2% so với năm 2013 ,nhưng lại không thay đổi so với năm 2014, 2015 ,tổng cộng các khoản trích là 34,5% trong đó doanh nghiệp chịu 24 % và người lao động chịu 10,5% tuy nhiên do lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng tăng nên kéo theo số tiền đóng các khoản bảo hiểm cũng tăng.

Tăng tiền đóng BHXH

Đây là thay đổi quan trọng nhất trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Hiện tại, người lao động đóng BHXH bắt buộc trên nền tiền lương cơ bản. Đối với người hưởng lương từ ngân sách là lương cơ sở nhân với hệ số. Với lao động trong doanh nghiệp là mức lương thỏa thuận với chủ sử dụng ghi trong hợp đồng nhưng không thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Từ 1/1/2016 đến hết 2017, mức đóng dựa trên lương cộng phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động. Từ 1/1/2018 trở đi, đóng trên lương cùng phụ cấp và các khoản bổ sung ghi trong hợp đồng lao động. Phụ cấp được xác định là các khoản cố định, ít biến động, gồm tiền để bù đắp điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà lương thỏa thuận trong hợp đồng chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.Theo quy định, người lao động đóng 8%, còn lại 18% sẽ do người sử dụng lao động đóng, tổng cộng 26% đóng vào quỹ BHXH.

Muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng thêm 5 năm BHXH

Luật mới quy định lộ trình tăng dần thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa (75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).

Từ 1/1/2018, lao động nữ đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; từ năm thứ 16 trở đi thì được cộng thêm 2% mỗi năm. Như vậy, lao động nữ phải đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu ở mức tối đa bằng 75%.

Trước đây, lao động nam đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 1/1/2018, để hưởng mức trên thì phải đóng đủ 16 năm, tăng dần tới năm 2022 thì phải tham gia 20 năm để hưởng mức 45%. Để được hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% thì lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm (thay vì 30 năm như hiện nay).

Như vậy, muốn được hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động đóng BHXH thêm 5 năm nữa. Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2%. Từ 1/1/2016, người tham gia BHXH thuộc cơ quan nhà nước tính lương bình quân 15 năm cuối để tính hưởng lương hưu thay vì 5 năm cuối như trước đây. Với lao động làm việc trong doanh nghiệp, căn cứ để tính lương hưu là bình quân của cả quá trình đóng.

Mở rộng chế độ thai sản

Lao động nam được nghỉ khi vợ sinh con:

Lần đầu tiên, luật mới bổ sung chế độ thai sản cho lao động nam. Cụ thể, chồng được nghỉ 5 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường, 7 ngày khi vợ sinh phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày. Nếu chỉ có người chồng tham gia BHXH thì khi vợ sinh con vẫn được nhận trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được tính trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con.

Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ đều được nghỉ thai sản:

Quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2014 trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Lao động nữ mang thai

hộ được nghỉ đi khám thai, nghỉ tối đa trong thời gian sinh con, hưởng chế độ thai sản như người mẹ nhờ mang thai hộ.

Khi con chưa đủ 6 tháng tuổi, chẳng may người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc không đủ sức khỏe chăm sóc con thì người cha nhờ mang thai hộ hoặc người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ. Nếu người cha hoặc người nuôi dưỡng đang tham gia BHXH mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương, còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ đã mất hoặc không đủ sức khỏe chăm sóc con.

Điều kiện hưởng thai sản là người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.

Một phần của tài liệu “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Dương” (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w