3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT:
1.5.2. Hình thức Nhật ký chứng từ.
Hình thức này sử dụng các loại chứng từ, bảng biểu và sổ sách sau: - Chứng từ gốc và các bảng phân bổ.
- Bảng kê số 4, 5.
Chứng từ gốc
Nhật ký sổ cái Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp sổ chi
tiết Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính Sổ quỹ
- Nhật ký chứng từ số 1, 2, 7, ... - Thẻ (sổ) kế toán chi tiết. - Sổ cái TK 334, 338, ... - Bảng tổng hợp chi tiết. - Báo cáo tài chính.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hay bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, vào sổ chi tiết.
Cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí SXKD phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật kư chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Thường áp dụng với doanh nghiệp có quy mô lớn .Số lượng kế toán nhiều với trình độ chuyên môn cao
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, ghi theo kỳ:
Đối chiếu kiểm tra: