Giới thiệu quá trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 96 - 98)

b. Những hạn chế trong họat động quản lí giáo dục đạo đức

3.3.1. Giới thiệu quá trình thử nghiệm

* Mục đích và nội dung thử nghiệm. Chuẩn bị kĩ cho sinh viên tham gia thực tập nghề cuối khĩa nhằm tìm hiểu sự biến đổi trong nhận thức và hành vi đối với các giá trị đạo đức nghề nghiệp và xác nhận tính đúng đắn, tính khả thi của biện pháp.

* Qui mơ và địa bàn thử nghiệm. Tổ chức buổi báo cáo kinh nghiệm, giao lưu giữa nhà doanh nghiệp giỏi trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và cơng nhân tiến tiến với sinh viên năm thứ III, khoa CNTP năm học 2003 – 2004, cuối học kì I, trước khi đi thực tập nghề tổng hợp tại nhà máy.

* Phương pháp và phương tiện tiến hành.

- Chọn đối tượng thử nghiệm. Nhĩm thử nghiệm và nhĩm đối chứng đựơc thành lập theo phương thức tương đương về các phương diện trình độ đào tạo (năm thứ III), chuyên ngành đào tạo (CNTP) và nơi thực tập nghề (nhà máy sản xuất nước uống cĩ ga), chỉ khác ở nội dung chuẩn bị cho sinh viên tham gia thực tập nghề cuối khĩa. Với nhĩm thử nghiệm các em được nghe nĩi chuyện về thực tế họat động sản xuất, kinh doanh của một nghề chế biến thực phẩm, được giao lưu với nhà doanh nghiệp giỏi, cơng nhân tiến tiến. Cịn nhĩm đối chứng chỉ được phổ biến các qui định, nội qui thực tập nghề tổng hợp.

- Chuẩn bị nội dung thử nghiệm. Đại điện phịng cơng tác học sinh – sinh viên liên hệ, trao đổi trước với giám đốc nhà máy và đại diện cơng nhân về nội dung, yêu cầu của buổi giao lưu, cụ thể:

+ Về nội dung sẽ nhấn mạnh đến các vấn đề như sơ lược tình hình chung của nhà máy; đặc điểm, yêu cầu chung của họat động sản xuất, kinh doanh nước giải khát cĩ ga; yêu cầu về chuyên mơn, đạo đức của người cơng nhân tại một số cơng đoạn then chốt của qui trình sản xuất.

+ Về hình thức, báo cáo viên sẽ nĩi chuyện khỏang 1giờ.30 phút, tọa đàm với sinh viên khỏang 1giờ.00. Buổi báo cáo được tổ chức vào chiều thứ 7 tại Hội trường cho khỏang 30 sinh viên.

- Tiêu chuẩn và thang đánh giá. Kết quả thử nghiệm được đo trên hai phương diện, đĩ là:

+ Thái độ tích cực đối với các chuẩn đạo đức nghề nghiệp (nhận thức đúng các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất, tỏ ra hài lịng khi thực hiện đúng các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp).

+ Tự giác thực hiện theo đúng các chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất.

Tiếp cận kết quả thử nghiệm bằng phương pháp thăm dị ý kiến của những cơng nhân tiêu biểu, người quản lí trực tiếp lao động với sinh viên trong đợt thực tập nghề ở nhà máy, quan sát, trị chuyện với giáo viên nhà trường hướng dẫn thực tập của sinh viên và nghiên cứu các bài tập sau đợt thực tập cuối khĩa.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)