Chức năng quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 29)

Cũng như các hoạt động quản lý kinh tế – xã hội, quản lý giáo dục cĩ chức năng ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền kinh tế –xã hội, đổi mới phát triển quá trình đào tạo đĩn đầu tiến bộ kinh tế – xã hội. Vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục vừa là sức mạnh , vừa là mục tiêu của nền kinh tế. Vì thế, họat động quản lí giáo dục bao gồm trong nĩ các chức năng như kế hoạch hố, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra.

- Chức năng kếá họach hố. Kế hoạch hố nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích mà tồn bộ tổ chức và hoạt động giáo dục của nhà truờng phải đạt tới và xác lập các con đường, các biện pháp, các cách thức để đạt được các mục tiêu, mục đích đĩ. Đây là chức năng quan trọng nhất trong quy trình

- Chức năng tổ chức. Tổ chức là việc nhà quản lý phân phối và sắp xếp các nguồn lực( nhân lực và vật lực) của đơn vị để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, bao gồm các nội dung như: tập hợp lực lượng và hình thành hệ thống tổ chưc, phân cơng thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong kế hoạch, làm cho đội ngũ quán triệt các chủ trương, kế hoạch, xác định quan hệ quản lý trong hệ thống tổ chức.

Thành cơng của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức của nhà quản lý (ở trường học là Hiệu trưởng). Hoạt động tổ chức của nhà quản lý là xây dựng cơ cấu tổ chức một cách khoa học, hợp lý và năng động. Ví dụ như sử dụng người đúng chuyên mơn, năng lực, xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy.

- Chỉ đạo là quá trình chỉ đạo hay tác động, cĩ liên quan đến các hoạt động hướng dẫn, đơn dốc thúc đẩy những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, thực chất của chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong tồn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương trật tự . Việc chỉ đạo khơng chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hồn thành, mà nĩ thấm vào, ảnh hưởng đến chức năng kế hoạch hĩa và tổ chức. Cĩ thể nĩi rằng, thành cơng của nhà quản lý tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực chỉ đạo. Chỉ đạo vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.

- Kiểm tra. Thơng qua quá trình kiểm tra người quản lý phát hiện, đánh giá những ưu và nhược để phát huy và điều chỉnh. Kiểm tra bộ phận và kiểm tra tổng thể, kiểm tra quá trình và kiểm tra kết quả họat động. Điều quan trọng ở đây là người quản lý đặt ra những tiêu chuẩn (yêu cầu cụ thể)

mà của hoạt động phải đạt đến, dùng nĩ làm chuẩn đánh giá kết quả kiểm tra và điều chỉnh lại nếu cần.

Thực chất của kiểm tra là quá trình thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý, nếu kiểm tra được thực hiện tốt, thì kiểm tra giúp nhà quản lý tự đánh giá được các quyết định. Kiểm tra giúp nhà quản lý lãnh đạo điều khiển một cách tối ưu hoạt động của nhà trường. Cĩ thể nĩi rằng, nếu khơng cĩ kiểm tra, thì coi như khơng cĩ quản lý.

Chức năng quản lý xác định nội dung của quá trình quản lý. Các chức năng của họat động quản lí khơng tồn tại độc lập, tách rời nhau, mà chúng cĩ liên hệ chặt chẽ gắn bĩ mật thiết với nhau, thậm chí chúng cịn đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý. Cĩ khi, người quản lý đang thực hiện chức năng này, lại xuất hiện chức năng kia và ngược lại.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)