Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nguyên tắc quản lý giáo dục giữ một vị trí quan trong, là cơ sở hình thành các phương pháp quản lý giáo dục, là sự biểu hiện những mối quan hệ ổn định tồn tại trong hệ thống giáo dục . Các nguyên tắc đĩ là:
- Đảm bảo sự lãnh đạo tồn diện tuyệt đối của Đảng
Làm cho tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng đã cụ thể hố thành đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục trở thành hệ tư tưởng và quan điểm chủ đạo duy nhất của tồn bộ cơng tác giáo dục.
Nguyên tắc này coi việc giáo dục thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và đạo đức là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tịan bộ quá trình giáo dục.
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, trước hết cần chăm lo xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong nhà trường để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, làm tham mưu tốt cho các cấp uỷ đảng về phát triển và quản lý giáo dục, đồng thời chăm lo xây dựng các tổ chức chính quyền, các đồn thể vững mạnh
- Bảo đảm tính khoa học, tính kế hoạch và tính thực tiễn trong quản lý giáo dục
Đảm bảo tính khoa học trong quản lý giáo dục, người quản lý phải nắm được cơ sở khoa học của nĩ. Khoa học vềø quản lý giáo dục phải dựa vào thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau…Vì vậy, tính khoa học trong quản lý giáo dục trước hết địi hỏi quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm vận động ( phát triển).
Tính khoa học trong quản lí giáo dục địi hỏi họat động quản lí vừa phải tuân theo những qui luật, nguyên tắc chung, nhưng khơng chấp nhận dập khuơn và đơn giản, mà nĩ địi hỏi tính cụ thể và tính thực tiễn. Đối tượng của giáo dục là những nhân cách cụ thể, đa dạng, do đĩ, tính cụ thể trong quản lý phải xem xét người, sự vật, quá trình một cách cụ thể. Tính thực tiễn trong quản lý giáo dục địi hỏi người quản lý hiểu biết đây đủ, tường tận tình hình thực tế trong từng thời gian ở các khơng gian khác nhau.
Các quá trình giáo dục thường diễn ra trong thời gian dài và cĩ nhiều lực lượng tham gia cùng một lúc, vì vậy quản lý giáo dục luơn luơn địi hỏi tính kế hoạch cao. Kết hợp các kế hoạch và chương trình dài hạn, ngắn hạn, tồn diện và từng mặt là một yêu cầu nghiêm ngặt của quản lý giáo dục.
- Đảm bảo tính tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc rất quan trọng của quản lý. Xét về mặt tổ chức thì đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Việc thực hiện nguyên tắc này đảm bảo sự thống nhất của tổ chức và trình độ cao của hệ thống đồng thời đảm bảo phát huy cao độ các khả năng tiềm tàng, trí tuệ tập thể. Nĩ thể hiện ở chế độ thủ trưởng với các chế độ dân chủ, tập thể trong quản lý.
Thực chất của nguyên tắc này là đảm bảo cho kỷ luật chặt chẽ, đồng thời kỷ luật đĩ được xây dựng trên cơ sở dân chủ rộng rãi, chế độ dân chủ nhằm tạo nên sức mạnh của tổ chức, tăng cường tính kỷ luật trong tổ chức.
Tính tập trung dân chủ thể hiện trong đường lối giáo dục thống nhất, các quan điểm, nguyên tắc giáo dục thống nhất đồng thời phát huy tính đa dạng, tính sáng tạo của quần chúng, trước hết là đội ngũ giáo viên, làm cho việc quản lý được thống nhất
Để thực hiện nguyên tắc này, nhà quản lý cần xác lập đầy đủ, cụ thể những phạm vi trách nhiệm trong hoạt động giáo dục, mặt khác làm cho mỗi giáo viên nhận thức sâu sắc và tự giác phạm vi trách nhiệm của mình trong tập thể
- Nguyên tắc tính pháp chế
Đây là nguyên tắc chưa được vận dụng triệt để trong thực tiễn mặc dù nĩ là cần thiết vì nĩ giúp điều hành và quản lý bằng phát luật cả về mặt tổ chức lẫn hoạt động quản lý, nĩ yêu cầu việc chấp hành nghiêm ngặt những địi hỏi của pháp luật
- Nguyên tắc tính hiệu quả
Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức và quản lý giáo dục. Muốn đạt được hiệu quả cao, người quản lý phải nắm
được những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, vận dụng các phương pháp khoa học vào cơng tác quản lý.
Hiệu quả quản lý giáo dục phải được tính đến trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những phí tổn nhất định về các nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực ). Trong giáo dục cần phân biệt hiệu quả trong và hiệu quả ngồi
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Giáo dục được quản lý theo ngành dọc để đảm bảo tính thống nhất, tính khoa học, tính chuyên mơn của các hoạt động giáo dục và thực hiện nhất quán các chính sách giáo dục trong cả nước.
Mặt khác, đời sống hàng ngày của nhà trường gắn bĩ với đời sống xã hội địa phương, mà chỉ cĩ chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội ở địa phương mới giải quyết một cách thích hợp, kịp thời và hiệu quả.
Tĩm lại trong quá trình quản lý, nhà quản lý luơn nắm vững các nguyên tắc quản lý, vậân dụng nĩ một cách linh động và sáng tạo. Các nguyên tắc quản lý thường liên hệ, tác động và bổ sung cho nhau để quản lý giáo dục đạt được hiệu quả.