Tiền lƣơng và phúclợi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 48 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.3.Tiền lƣơng và phúclợi

Tiền lƣơng là thù lao lao động, khoảng thu nhập của mỗi nhân viên. Phúc lợi là những lợi ích mà một ngƣời có đƣợc từ đơn vị công tác của mình ngoài tiền lƣơng mà ngƣời đó nhận đƣợc. Các phúc lợi mà ngƣời lao động quan tâm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đƣợc nghỉ phép theo luật định, đƣợc nghỉ bệnh và việc riêng khi có nhu cầu, trợ cấp nghỉ hƣu, nhà ở, đi lại, chế độ thƣởng cho thành tích, trả lƣơng ngoài giờ…

Trong tổ chức, lƣơng là công cụ để duy trì các nhân viên giỏi, thu hút ngƣời tài, kích thích động viên nhân viên làm việc hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật nhƣ mức lƣơng tối thiểu, lƣơng làm ngoài giờ. Ngày nay, nhiều tổ chức chức sẵn lòng chi trả mức lƣơng càng cao để có nhân viên đáp ứng những yêu cầu về kinh nghiệm làm việc, năng lực, kĩ năng tƣơng xứng. Chính điều này làm nhân viên có mức thu nhập cao cảm thấy giá trị bản thân đƣợc trọng dụng, hài lòng với công sức họ bỏ ra và nỗ lực để duy trì hiệu suất làm việc cao nhằm đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Robbins (2003) nhấn mạnh rằng phần thƣởng công bằng và phù hợp với mong đợi của nhân viên, là một yếu tố quyết định của việc làm hài lòng. Chính vì vậy, hệ thống khen thƣởng của tổ chức có mối liên hệ cao đối với sự hài lòng công việc của nhân viên, Greenberg và Baron (1993). Hệ thống khen thƣởng không rõ ràng dẫn đến những mâu thuẫn và thiếu công bằng trong môi trƣờng làm việc và có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức để nhân viên nhận

thức những phần thƣởng này sẽ loại bỏ sự hiểu lầm giữa nhà tuyển dụng và ngƣời lao động.

Theo Chung (1997), tiền lƣơng thấp sẽ không tạo nên sự cạnh tranh và dẫn đến sự không vui và bất mãn. Các tổ chức nên cố gắng càng nhiều càng tốt để làm cho tiền lƣơng mức lƣơng cạnh tranh để khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và hài lòng công việc. Tiền lƣơng không cạnh tranh từ bỏ động cơ thúc đẩy của nhân viên và dẫn đến việc không hài lòng và có xu hƣớng rời khỏi tổ chức của họ và di chuyển đến các tổ chức khác theo Banjoko (2006) (trích trong Adeniji,2011).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 48 - 49)