Tính chất công việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 46 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Tính chất công việc

Theo Robbins và cộng sự (2003, trang 77) tính chất công việc là mức độ công việc mang lại cho nhân viên những nhiệm vụ thú vị, cơ hội đƣợc học hỏi và phát triển bản thân, cơ hội có nghĩa vụ và trách nhiệm về kết quả công việc. Robbins (1993), những nhân viên thích thú với công việc giúp họ có cơ

hội thể hiện năng lực và mang lại thú vị về tinh thần (trích trong Luddy, 2005, trang 45). Nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ và tốt hơn khi họ thực hiện những công việc phù hợp với kĩ năng, kiến thức; có cơ hội đƣợc phát triển trong lĩnh vực công việc; đƣợc nhận những góp ý phản hồi tích cực; đƣợc giao những trách nhiệm lớn; cho phép họ có quyền tự chủ và đƣa ra những nhiệm vụ thách thức sẽ tạo nên sự thích thú và nâng cao hiệu quả thực hiện.

Morrison (1993), tính chất công việc tạo ra một trải nghiệm đầy thử thách khuyến khích sự sáng tạo và sự tự thể hiện bản thân của nhân viên. Một trong những nguyên nhân làm giảm sự hài lòng công việc của công chức Macau do Carry K.Y.Mak và Jacky F.L. Hong (2010) đã chỉ rõ là do đặc thù công việc tại khu vực công theo quy trình có sẵn, ít có sự thay đổi, không gặp nhiều thách thức mới. Sự thách thức có nghĩa là không dễ quá song cũng không khó quá, nhân viên có thể miêu tả tính chất công việc của họ nhƣ là thƣờng lệ hoặc thay đổi, nhân viên có thể từ bỏ công việc của mình nếu nhƣ họ nhận thấy những ngƣời quản lý ngăn chặn mất sự sáng tạo của họ, một công việc mang tính thách thức sẽ làm hài lòng và thỏa mãn ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 46 - 47)