6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Các phƣơng pháp tiếp cận phi ngoại cảnh
Trong ba trào lƣu lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc thì các nghiên cứu theo phƣơng pháp tiếp cận phi ngoại cảnh chỉ mới đƣợc thực hiện trong thời gian gần đây nên ít phát triển hơn hai trào lƣu kia. Trƣờng phái này cho rằng con ngƣời ta có những kiểu nhận thức và hành xử bẩm sinh (hay nói cách khác là cá tính) mà sẽ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của họ đối với công việc (Arshad, 2014). Trong trào lƣu này có 2 nhóm nghiên cứu chính. Nhóm nghiên cứu thứ nhất đƣợc gọi là nhóm nghiên cứu gián tiếp tìm cách minh chứng các cơ sở phi ngoại cảnh của sự hài lòng đối với công việc bằng cách suy luận. Thông thƣờng, trong các nghiên cứu này, yếu tố phi ngoại cảnh hay cá tính không đƣợc đo lƣờng mà đƣợc suy ra từ một quá trình suy diễn hay linh cảm theo kiểu logic hợp lý. Nhóm nghiên cứu thứ hai là những nghiên cứu trực tiếp: trực tiếp đo lƣờng một cấu trúc đƣợc sử dụng đánh giá ảnh hƣởng của một đặc điểm cá tính đến sự hài lòng đối với công việc (Adeniji, 2011).
Ý nghĩa của phƣơng pháp tiếp cận này đối với nghiên cứu về sự hài lòng
Nếu nhƣ trƣờng phái lý thuyết tình huống nhấn mạnh vào vai trò của đặc tính công việc và môi trƣờng làm việc của nhân viên đối với sự hài lòng đối với công việc thì phƣơng pháp tiếp cận này lại đặt trọng tâm vào chính những
đặc điểm bên trong của ngƣời nhân viên đó, cụ thể là cá tính, lối sống, tâm trạng, cảm xúc...Nhƣ vậy, nhà quản trị muốn làm nhân viên hài lòng thì phải hiểu rõ cá tính, lối sống của nhân viên, khơi gợi đƣợc tâm trạng, cảm xúc tích cực nơi họ.
Hạn chế của cách tiếp cận này là ít có minh chứng thực nghiệm cho thấy tầm quan trọng vƣợt trội của các yếu tố phi ngoại cảnh so với các yếu tố thuộc tình huống công việc.