Cách sử dụng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT BÁNH PHỒNG tôm (Trang 143 - 147)

- Mang yếm cao su ở khâu xay bột và yếm vải đối với khâu gỡ bánh, xé bìa, cân bánh dẻo 3.3 Vệ sinh trang phục bảo hộ lao động

4. Giám sát và phân công trách nhiệm 1 Giám sát

3.3. Cách sử dụng

Khi pha hóa chất phải đeo khẩu trang và mang bao tay. Pha chlorine trong dụng cụ bằng nhựa, khi pha xong phải mang dụng cụ vào phòng chứa dụng cụ và để đúng nơi quy định.

Thuốc diệt côn trùng (ruồi, chuột…) không được pha và phun trong phân xưởng.

Tất cả các hóa chất và phụ gia khi chuyển vào phân xưởng phải chuyển vào thời điểm đầu giờ hoặc cuối giờ sản xuất.

4. Giám sát và phân công trách nhiệm4.1. Giám sát 4.1. Giám sát

Thủ kho bao bì, Tổ trưởng và công nhân các khu vực sản xuất có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này.

QC chuyên trách về hoá chất sẽ giám sát việc xuất nhập, sử dụng và bảo quản hoá chất, chất phụ gia theo mỗi lô hàng nhập vào Công ty và giám sát việc bảo quản hóa chất phụ gia ngày 01 lần. Kết quả kiểm tra ghi vào Biểu mẫu theo dõi nhập hoá chất - phụ gia, Biểu mẫu theo dõi bảo quản hoá chất - phụ gia.

Công nhân được giao nhiệm vụ sử dụng và bảo quản hóa chất có trách nhiệm thực hiện đúng qui phạm này.

4.2. Hành động sửa chữa

Nếu phát hiện có sự vi phạm về việc bảo quản và sử dụng hoá chất không đúng theo yêu cầu thì phải báo với Điều hành, Giám đốc xí nghiệp để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời không làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

4.3. Thẩm tra

Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc thành viên Đội HACCP (khi được sự ủy quyền của Đội trưởng đội HACCP) thẩm tra hàng tuần.

4.4. Hồ sơ lưu trữ

SSOP8. VỆ SINH CÁC BỀ MẶT TIẾP XÚC SẢN PHẨM

1. Yêu cầu

Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm trong quá trình sản xuất như: bao tay, yếm, ủng và các dụng cụ sản xuất như: thau, rổ, bàn, bồn chứa, thùng rửa, cân, bao PE, hóa chất khử trùng, hóa chất tẩy rửa,… hay các bề mặt tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm như: trần, tường, nền nhà, đèn, cửa kính, các máy móc thiết bị,… phải đảm bảo duy trì điều kiện vệ sinh tốt trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc, và trong thời gian sản xuất, nhằm tránh lây nhiễm vào sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

2. Điều kiện hiện tại của Công ty

Tất cả các dụng cụ chế biến, bàn chế biến và các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm của các thiết bị đều được làm bằng inox hoặc nhôm đúc. Các bề mặt này làm từ vật liệu không có độc tố và thiết kế để chịu đựng được điều kiện môi trường và chịu được tác dụng của các chất tẩy rửa (dùng trong thực phẩm) cũng như các chất khử trùng.

Dụng cụ sản xuất như: rổ, thau, thùng…đều được làm bằng nhựa. Hóa chất tẩy rửa: xà phòng bột, xà phòng nước.

3. Các thủ tục cần tuân thủ

Trước khi bắt đầu sản xuất và khi kết thúc sản xuất, hoặc thay đổi mặt hàng, tất cả các dụng cụ chế biến và dụng cụ chứa đựng đều được làm vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.

Tất cả dụng cụ sản xuất phải được để đúng nơi qui định.

Thiết bị phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ.

Không được sử dụng các dụng cụ làm bằng vật liệu gỗ làm bề mặt tiếp xúc với sản phẩm trong khu chế biến.

Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm đồng thời áp dụng theo tiêu chuẩn HACCP người công nhân làm việc mỗi nhóm, mỗi khâu phải thực hiện đúng theo sự hướng dẫn vệ sinh dụng cụ sau:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT BÁNH PHỒNG tôm (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w