- Mang yếm cao su ở khâu xay bột và yếm vải đối với khâu gỡ bánh, xé bìa, cân bánh dẻo 3.3 Vệ sinh trang phục bảo hộ lao động
4. Giám sát và phân công trách nhiệm 1 Giám sát
3.2. Nhiễm chéo trong sản xuất
Để ngăn ngừa sự nhiễm chéo vào sản phẩm, công nhân và tất cả mọi người khi đi vào khu vực sản xuất cần phải tuân thủ:
- Không để nguyên liệu, bán thành phẩm, dụng cụ sản xuất tiếp xúc trực tiếp với những bề mặt không sạch như sàn nhà, dụng cụ chứa dơ bẩn.
- Sự lưu chuyển của bán thành phẩm đi từ công đoạn này sang công đoạn tiếp theo phải tuân theo nguyên tắc một chiều qua các ô cửa dành riêng chuyển sản phẩm.
- Các dụng cụ sản xuất được phân biệt rõ ràng: dụng cụ để trên bàn khác với dụng cụ để dưới nền. Dụng cụ đựng phụ phẩm, đựng nguyên liệu, đựng bán thành phẩm, thành phẩm phải khác nhau và được phân biệt bằng màu sắc hoặc ký hiệu riêng. Phụ phẩm phải được vận chuyển liên tục từ bàn sản xuất ra phòng chứa phụ phẩm và từ phòng phụ phẩm ra ngoài (khi vận chuyển thùng chứa phụ phẩm phải kín, không rỏ nước và có nắp đậy). Dụng cụ chứa đựng và vận chuyển phụ phẩm phải để đúng nơi qui định khi kết thúc sản xuất, dụng cụ vận chuyển phụ phẩm, phế phẩm tuyệt đối không sử dụng vào mục đích khác.
- Tất cả phế liệu như dây, bao bì tạm,… phải được thu gom và chuyển khỏi khu vực sản xuất theo tần xuất quy định.
- Trong quá trình sản xuất không được để tay công nhân, bao tay, bảo hộ lao động, dụng cụ sản xuất như: thao, rổ,... tiếp xúc với chất thải, sàn nhà và các chất bẩn khác; nếu đã bị nhiễm bẩn thì phải tiến hành vệ sinh và khử trùng như khi bắt đầu sản xuất (tuân thủ SSOP3).
- Tất cả mọi người khi vào phân xưởng sản xuất đều phải tuân thủ việc thay bảo hộ lao động, rửa và khử trùng tay đúng qui định. - Móng tay phải được cắt ngắn, nghiêm cấm đeo đồ trang sức, đồng hồ, sức nước hoa và mang những tư trang không an toàn khác có thể rơi vào hoặc tiếp xúc với nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm.
- Khi ra khỏi phân xưởng sản xuất phải thay bảo hộ lao động.
- Khi đi vệ sinh xong phải rửa và khử trùng tay mới được vào phân xưởng sản xuất.
- Công nhân nếu chạm tay vào tóc, mũi miệng trong khi sản xuất phải thực hiện lại các thao tác rửa và khử trùng tay như qui định. - Công nhân ở khu vực này không được đi lại ở khu vực khác.
- Công nhân ở công đoạn này, khi được Điều hành sản xuất điều động sang công đoạn khác thì phải thay bảo hộ lao động và thực hiện việc vệ sinh cá nhân như trước khi bắt đầu sản xuất.
- Trong quá trình sản xuất nếu sản phẩm rơi xuống nền công nhân không được nhặt mà phải để công nhân vệ sinh phụ trách khu vực đó nhặt và cho bán thành phẩm vào thùng đựng sản phẩm không phù hợp.
- Không được hút thuốc, khạc nhổ, ăn uống trong khu vực sản xuất và phòng thay bảo hộ lao động.
- Không được sản xuất hoặc lưu giữ các chất gây nhiễm bẩn và làm ảnh hưởng tới mùi vị của sản phẩm như: chất thải, phế phẩm,… tại khu vực trong phân xưởng.
4. Giám sát và phân công trách nhiệm4.1. Giám sát 4.1. Giám sát
Điều hành phân xưởng có trách nhiệm triển khai qui phạm này và duy trì quy phạm này.
Công nhân sản xuất và công nhân vệ sinh tại các công đoạn có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này.
Nhân viên Tổ cơ điện được phân công làm vệ sinh có trách nhiệm vệ sinh đèn, máy móc thiết bị mỗi tuần một lần.
Tổ trưởng, KCS phụ trách sản xuất tại các công đoạn có trách nhiệm giám sát ngày 02 lần và đột xuất (nếu có) việc làm vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất và vệ sinh cá nhân. Kết quả kiểm tra ghi vào Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày (Nhà xưởng, máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất và Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày (Vệ sinh cá nhân)
4.2. Hành động sửa chữa
Nhân viên tổ Vi Sinh lấy mẫu kiểm tra vi sinh sản phẩm
theo từng lô sản xuất, nhận định kết quả và tiến hành các biện pháp sửa chữa khi kết quả không đạt (tái chế hoặc giải phóng lô hàng).
4.3. Thẩm tra
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc thành viên Đội HACCP (khi được sự ủy quyền của Đội trưởng đội HACCP) thẩm tra hàng tuần.
4.4. Hồ sơ lưu trữ
Tất cả hồ sơ biểu mẫu ghi chép về việc thực hiện qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ SSOP của Công ty ít nhất là 02 năm.
SSOP4. KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI
1. Yêu cầu
2. Điều kiện hiện tại của Công ty
Tất cả các cửa thông ra ngoài phân xưởng đều có rèm nhựa chắn các loại côn trùng xâm nhập vào phân xưởng.
Các hệ thống cống rãnh thông ra ngoài phân xưởng đều có lưới che chắn để ngăn chặn động vật gây hại xâm nhập vào phân xưởng. Mặt bằng khu vực xung quanh phân xưởng không có các vũng nước tù đọng.
Có công nhân vệ sinh làm vệ sinh hàng tuần tiến hành việc cắt cỏ và bụi cây, xén tỉa các thảm cỏ và giải tỏa các khu vực có thể là nơi trú ngụ của côn trùng và động vật gây hại.
Tại các cửa ra vào phân xưởng đều bố trí đèn diệt côn trùng, hoạt động liên tục. Xung quanh phân xưởng có bố trí hệ thống bẫy chuột như trên sơ đồ bẫy chuột.
3. Các thủ tục cần tuân thủ
Các cửa ra vào phải được đóng kín, các màn chắn phải trải kín toàn bộ bề rộng của cửa và phải xếp chồng lên nhau ít nhất 1,2 cm giữa các tấm.
Chim chóc phải được xua đuổi khỏi các khu vực sản xuất trong nhà máy bởi người phụ trách vệ sinh.
Phải thường xuyên kiểm tra mức độ hiệu quả của hệ thống đèn diệt côn trùng và kịp thời xử lý khi bị hư hỏng.
tượng không an toàn phải báo ngay với Ban điều hành để kịp thời xử lý.
Loại bỏ các khu vực ẩn nấp của côn trùng, động vật gặm nhấm hay các động vật khác bên trong cũng như bên ngoài phân xưởng sản xuất, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào phân xưởng sản xuất.
Phun thuốc diệt côn trùng xung quanh khu vực sản xuất theo tần suất 02lần/tháng. Hóa chất sử dụng phải trong danh mục các loại hóa chất được phép sử dụng của Bộ Y Tế.
Phải thực hiện diệt động vật gây hại theo kế hoạch được đề ra.
4. Giám sát và phân công trách nhiệm4.1. Giám sát 4.1. Giám sát
KCS chuyên trách sẽ giám sát việc kiểm soát động vật gây hại như kế hoạch đã đề ra. Kết quả giám sát được ghi vào Biểu mẫu theo dõi hoạt động bẫy chuột, Báo cáo diệt côn trùng ngoài phân xưởng.
Nhân viên trực đêm của tổ bảo vệ có trách nhiệm thực hiện việc đặt bẫy và kiểm tra bẫy chuột, xử lý chuột bắt được theo kế hoạch. Tổ trưởng tổ vệ sinh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện phun thuốc, kết quả theo dõi được ghi vào biểu mẫu kiểm tra phun thuốc khử trùng.
4.2. Hành động sửa chữa
Khi phát hiện trong phân xưởng có dấu hiệu về sự có mặt của côn trùng hay động vật gây hại thì lập tức có biện pháp tiêu diệt ngay và làm vệ sinh rồi mới cho sản xuất đồng thời kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ngăn chặn côn trùng và động vậy gây hại, nếu thấy không còn phù hợp phải thay đổi ngay kế hoạch.
4.3. Thẩm tra
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc thành viên Đội HACCP (khi được sự ủy quyền của Đội trưởng đội HACCP) thẩm tra hàng tuần.
4.4. Hồ sơ lưu trữ
Tất cả các hồ sơ ghi chép về việc kiểm soát động vật gây hại đã được thẩm tra phải được lưu giữ trong bộ hồ sơ SSOP của Công ty ít nhất 2 năm.
SSOP5. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
1. Yêu cầu
làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong phân xưởng sản xuất, đảm bảo không gây nhiễm cho sản phẩm.
2. Điều kiện hiện tại của Công ty
Công ty có hệ thống xử lý nước thải với công suất 100m3/ ngày đêm.
Trong quá trình sản xuất chế biến tại công ty, các phế liệu, phế thải được xử lý như sau:
- Đối với chất thải rắn gồm: bột rơi vãi, bột bị vón cục, bánh hấp bị lỗi được công nhân dọn dẹp sạch sẽ và sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
- Đối với các loại như thùng carton, dây bao, bao nylon... được công nhân thu gom tập trung lại sau đó bán đi.
- Đối với rác sinh hoạt, phế thải không còn tận dụng được thì có công nhân viên vệ sinh đến thu gom hàng ngày ở cửa sau.
Tại các hố ga có thêm 1 lưới chắn cũng bằng inox để đảm bảo chất thải rắn sẽ bị giữ lại. Hố ga được thiết kế có tác dụng tránh mùi dội ngược lại từ đường ống dẫn nước thải.
Có dụng cụ chứa và thu gom phế liệu chuyên dùng.
Có ô cửa tò vò thông với phòng phụ phẩm được thiết kế một chiều.
Công ty có đội ngũ công nhân riêng biệt chuyên thu gom liên tục chất thải rắn và chuyển ra khỏi khu vực phân xưởng.
lưới chắn bằng inox chặn trước các hố ga.
3. Các thủ tục cần tuân thủ 3.1. Đối với chất thải rắn
Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dùng, kín, không thấm nước, không ăn mòn, dễ làm vệ sinh, khử trùng cho việc thu gom phụ phẩm như thùng nhựa, đồ hốt rác bằng nhựa, chổi nhựa,… Dụng cụ này phải phẩm được phân biệt với các dụng cụ sản xuất khác bằng màu sắc hoặc bằng ký hiệu riêng và lưu ý vận chuyển phụ phẩm thường xuyên không được để quá đầy trong dụng cụ chứa. Dụng cụ đựng và thu gom phế liệu phải làm vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải riêng, xà phòng và nước sạch ở khu phế liệu. Dụng cụ dùng dể thu gom chỉ được bảo quản tại khu phế liệu không được để gần những dụng cụ sản xuất khác ngay cả dụng cụ làm vệ sinh trong phân xưởng.
Việc thu gom phế liệu phải được tiến hành liên tục bởi đội vệ sinh thu gom phế liệu và đưa ra phòng phế liệu ngay qua ô cửa tò vò (không quá 30 phút lần).
Công nhân vệ sinh, dùng chổi nhựa quét những phần phế liệu rơi rớt trên nền vào đồ hốt rác bằng nhựa rồi đổ vào thùng chứa.
phế liệu ứ đọng trên lưới chắn.
Các đường cống thoát nước có lưới chắn ở cuối để chặn lại các chất thải rắn, không cho thoát ra hệ thống xử lý nước thải. Tuyệt đối không được di chuyển các lưới chắn này ra khỏi vị trí.
Cống rãnh, bẫy thoát nước luôn được bảo dưỡng và thường xuyên cọ rửa, tránh tắt nghẽn.
Kiểm tra thường xuyên hệ thống bơm nước thải tránh hiện tượng ứ đọng, chảy ngược tạo mùi hôi quanh khu vực sản xuất.