Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh các dịch vụ phù hợp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 99 - 101)

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.

3.2.1Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh các dịch vụ phù hợp

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH

3.2.1Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh các dịch vụ phù hợp

Chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam giúp Công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Do đó, trong thời gian tới để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh các dịch vụ, Công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh - đó là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của Công ty trong thời gian tới.

- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược

Nhiệm vụ mục tiêu chiến lược là căn cứ để xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh, là tiêu thức để phân biệt giữa các công ty trong cùng ngành nghề kinh doanh.

- Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài để nhận diện cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh của Công ty

Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô như: chính trị và pháp luật, các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các yếu tố môi trường vi mô như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quan hệ công chúng.

- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Công ty

Thế mạnh là những yếu tố thuộc về tiềm năng của Công ty so với đối thủ cạnh tranh, còn điểm yếu là những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của Công ty. Các yếu tố được đề cập đến khi phân tích thế mạnh, điểm yếu của Công ty là:

Số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của Công ty Hoạt động marketing của Công ty

Hoạt động nghiên cứu và phát triển Nguồn nhân lực

Hệ thống thông tin của Công ty Môi trường văn hóa của Công ty

- Khởi thảo các phương án chiến lược

Đây là việc kết hợp thế mạnh, điểm yếu với cơ hội và nguy cơ đe dọa để đưa ra các phương án chiến lược kinh doanh phù hợp. Có thể có các phương án chiến lược sau:

Kết hợp thế mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài hình thành chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài hình thành chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

Kết hợp thế mạnh bên trong với thách thức bên ngoài hình thành chiến lược lợi dụng thế mạnh để đề phòng nguy cơ

Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài hình thành chiến lược giảm thiểu yếu điểm để hạn chế nguy cơ.

- Đánh giá và lựa chọn chiến lược phù hợp với điều kiện của Công ty

Để lựa chọn chiến lược phù hợp, cần nhận biết chiến lược hiện tại của công ty, phân tích tình hình phân bổ, sử dụng nguồn lực để đánh giá chiến lược lựa chọn có phù hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh, phù hợp với quan điểm, đường lối và phương pháp lãnh đạo hay không? Có thích hợp với nguồn tài chính, vật chất, nhân lực và chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường hay không? Mức độ rủi ro có thể xảy ra khi theo đuổi chiến lược và những biện pháp khắc phục. Cần đánh giá tổng hợp toàn diện các tiêu thức để đảm bảo chiến lược lựa chọn là đúng đắn và chính xác.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 99 - 101)