Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 84 - 91)

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.

2.4.2Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

7 Doanh thu hoạt động ủy

2.4.2Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Trong quá trình xây dựng và phát triển trong suốt 5 năm qua, bên cạnh những thành quả đạt được Công ty còn một số hạn chế cần thiết phải khắc phục như:

Thứ nhất, chất lượng dịch vụ của công ty còn thấp. Mặc dù ABS triển khai tất

cả các nghiệp vụ kinh doanh được quy định theo pháp luật và một số các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng nhưng chất lượng các dịch vụ này còn thấp. Các dịch vụ hỗ trợ tín dụng cung cấp cho nhà đầu tư còn thiếu ổn định do hoạt động cung cấp tín dụng của các đối tác của ABS chưa tốt.

Thái độ và phong cách phục vụ của các nhân viên ABS chưa chuyên nghiệp. Các nhân viên đôi khi còn chưa nhiệt tình, niềm nở và nhanh nhẹn khi phục vụ khách hàng làm khách hàng cảm thấy khó chịu, không hài lòng. ABS chưa tổ chức một bộ phận chuyên trách để hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng đến hiện tượng khách hàng không nhận được sự trợ giúp một cách tốt nhất. Các phàn nàn và khiếu nại của khách hàng của công ty còn chưa được giải đáp một cách thỏa đáng làm giảm lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Thứ hai, Hỗ trợ hoạt động cho các phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ngoài hội

sở chưa tốt

Trong thời gian qua, số lượng tài khoản các phòng giao dịch, đại lý giao dịch chứng khoán của ABS phát triển tương đối nhanh, tuy nhiên việc hỗ trợ cho hoạt động của các điểm giao dịch này còn nhiều hạn chế. Việc hỗ trợ cho hoạt động của các điểm giao dịch này bao gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và những hỗ trợ cần thiết trong quá trình phục vụ khách hàng đến giao dịch chứng khoán. ABS chứ thực hiện các hỗ trợ đào tạo thường xuyên và định kỳ cho các nhân viên làm việc tại đây khiến trình độ của các nhân viên ở đây thường kém hơn so với các nhân viên làm việc tại hội sở. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà ABS triển khai tại đó.

Thứ ba, chưa tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích tinh

thần làm việc cho nhân viên. Mặc dù đã ban hành nhiều quy định, chính sách liên quan đến người lao động tuy nhiên những chính sách chưa thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng trong việc khuyến khích các nhân viên trong công ty hăng say làm việc. Việc tổ chức và phân công công việc của các phòng ban đôi khi còn chưa rõ ràng, hợp

lý, chưa quy rõ trách nhiệm cho từng người dẫn đến hiệu quả công việc đạt được chưa cao. Tinh thần và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với công ty còn thấp.

Thứ tư, tuy số lượng tài khoản thực tế của Công ty trên TTCK là khá lớn

nhưng công ty vẫn chưa phát huy được hết những lợi thế mà mình có, nhất là số lượng tài khoản tham gia giao dịch vẫn còn ít, có những tài khoản đã đóng băng trong một thời gian dài do nhà đầu tư mất niềm tin vào TTCK Việt Nam.

Thứ năm, các hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty chiếm thị phần khiêm

tốn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty chưa mở rộng được phạm vi ở các địa phương trong cả nước để tìm kiếm khách hàng. Lượng khách hàng chủ yếu của công ty chỉ gồm các nhà đầu tư ở Hà Nội và TP. HCM. Công ty cần phát triển các hoạt động xuống các địa phương nhằm tạo mạng lưới các đại lý và chi nhánh vì nhu cầu và tiềm năng thu hút ở các địa phương cũng rất lớn.

Thứ sáu, dịch vụ môi giới kinh doanh chứng khoán của Công ty chủ yếu là

trung gian thực hiện lệnh và truyền lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng để nhận hoa hồng. Công ty mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin về tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, thông báo kết quả mua bán chứng khoán và thông tin về giá chứng khoán mà khách hàng quan tâm, chứ chưa đi sâu vào phân tích, dự báo, tư vấn cho khách hàng.Các thông tin mà công ty cung cấp cho khách hàng mới chỉ dừng lại ở các bản tin của SGDCK TP.HCM, SGDCK HN, bản tin hàng ngày của công ty, bản tin tổng hợp định kỳ hàng tuần. Những bản tin này chỉ cung cấp thông tin dưới dạng thô, đơn thuần là thông tin về kết quả giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của công ty, các sự kiện kinh tế diễn ra chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đưa ra được các dự báo về xu hướng của thị trường để tư vấn cho khách hàng. Các buổi thuyết trình và hội thảo tổ chức cho khách hàng của công ty cũng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các thông tin cơ bản, các quy định khi tham gia giao dịch trên thị trường mà chưa có các buổi hội thảo đầu tư chuyên sâu, hữu ích cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có kinh nghiệm về đầu tư nhưng hạn chế trong việc phân tích và tiếp cận thông tin. Đó là những hạn chế mà dịch vụ môi giới chứng khoán của Công ty cần khắc phục.

Thứ bảy, chưa chú trọng công tác makerting, việc tự quảng bá hình ảnh còn

mang tính hình thức chưa gây được sự chú ý, hấp dẫn các khách hàng mới; công tác tiếp thị các dịch vụ chưa phát triển so với các CTCK khác; các sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đem lại nhiều tiện ích hơn và không đa dạng bằng.

Thứ tám, Công ty bỏ qua khu vực bao gồm các nhà đầu tư tổ chức, các nhà đầu tư

bận rộn không thể đến Công ty để trực tiếp giao dịch và các nhà đầu tư ở các tỉnh vùng xa. Số lượng nhà đầu tư mở tài khoản và thương xuyên giao dịch còn rất ít. Đây là một nhược điểm cần khắc phục sớm vì TTCK đang phát triển khá nhanh, Công ty cần tranh thủ cơ hội để thu hút các nhà đầu tư mới giữ chân các nhà đầu tư cũ.

Đây là những hạn chế thực sự làm giảm hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình và nguyên nhân của những hạn chế này là do:

Nguyên nhân:

Những hạn chế trên đây trong kinh doanh dịch vụ của ABS bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất: TTCK Việt Nam còn non trẻ, không thể phủ nhận những cố gắng

của các cơ quan có thẩm quyền và công chúng đầu tư nhưng thực tế TTCK Việt Nam vẫn còn trong quá trình thực nghiệm, và rõ ràng những biến động qua các năm 2000 đến 2005 và từ 2005 đến 2010 đã cho mọi người một cái nhìn cụ thẻ hơn rất nhiều về tiến trình phát triển của thị trường. Không có gì ngạc nhiên khi có những lúc TTCK Việt Nam chỉ số VN Index đã lên 1100 điểm và có những lúc chỉ còn 131 điểm, chỉ có một lý do duy nhất đó là TTCK Việt Nam còn chưa ổn định. TTCK Thái Lan đã có giai đoạn đóng cửa là một ví dụ rất rõ về việc nôn nóng trong việc xây dựng thị trường. Việt Nam dù muốn hay không cũng phải đi qua những bước phát triển tuần tự như những TTCK khác và sẽ là sai lầm khi chúng ta đốt cháy giai đoạn. Ngoài ra, do TTCK còn sơ khai, sản phẩm dịch vụ tài chính còn hạn chế, khiến môi trường đầu tư nghèo nàn, kém hấp dẫn. Người có vốn nhàn rỗi không tìm thấy được cơ hội đầu tư mong muốn.

Số nhà đầu tư hiểu biết về TTCK không nhiều, chưa phân tích kỹ các yếu tổ rủi ro khi tham gia đầu tư nên đầu tư theo phong trào, gây mất cân đối nghiêm trọng

giữa cung cầu chứng khoán, đẩy giá chứng khoán đi quá xa so với giá trị thực. Điều này, gây ảnh hưởng lớn đến kinh doanh dịch vụ của các CTCK. Mặt khác, các nhà đầu tư chưa hiểu biết đầy đủ về các dịch vụ của CTCK, do đó việc tìm đến CTCK để nhờ tư vấn còn rất ít. Bản thân Công ty cũng chưa chứng minh được khách hàng sẽ nhận được gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Chính vì vậy mà kinh doanh dịch vụ của Công ty chưa thực sự phát triển.

Thứ hai, Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ, nghị định 48/1998/NĐ -

CP, hay nghị định 144/2003/NĐ - CP được chính phủ ban hành là văn bản pháp lý cao nhất hiện nay về chứng khoán và TTCK. Nghị định này quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK trên lãnh thổ Việt Nam. Xét một cách toàn diện hai nghị định này đã góp phàn giúp cho TTCK Việt Nam có một khung pháp lý, nhưng sẽ là chưa đủ đối với một TTCK đang phát triển cần phải có, chính những lỗ hổng trong hai nghị định là một trong những nguyên nhân kìm giữ sự phát triển của TTCK, khi những lỗ hổng này còn tồn tại nhất định một số tổ chức, cá nhân sẽ lợi dụng để trục lợi và gian lận. Chính vì vậy việc phải xây dựng cho TTCK Việt Nam một khung pháp lý chuẩn là mục tiêu của chính phủ, trong đó cần phải khắc phục được những nhược điểm như:

- Chưa có sự tham gia của các tổ chức kiểm toán quốc tế đối với công ty niêm yết bên cạnh các tổ chức kiểm toán trong nước.

- Các quy định xử phạt rõ ràng về các hành động gian lận, đầu cơ và mức xử lý còn quá nhẹ.

- Việc hạ thấp mức vốn điều lệ tạo điều kiện cho các công ty tham gia từ 10 tỷ xuống 5 tỷ cần phải được thảo luận lại.

- Quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam còn quá khắt khe.

- Các quy định về việc công bố thông tin...

Thứ ba, sự chồng chéo của các cơ quan có thẩm quyền khiến cho các văn bản

hướng dẫn chậm trễ và quá trình điều tiết thị trường trở nên phức tạp. Việc UBCKNN trực thuộc bộ tài chính là một quyết định gây nhiều tranh cãi, điều này

làm giảm khả năng hoạt động của Ủy ban bởi một văn bản mới khi ra đời sẽ phải trình duyệt qua rất nhiều khâu và khi tới được với thị trường phải mất một khoảng thời gian rất dài. CTCK là một chủ thể có rất nhiều hoạt động trên TTCK và dù ít hay nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của những văn bản hướng dẫn này và việc các văn bản hướng dẫn chồng chéo nhau sẽ là một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của CTCK nói riêng và TTCK nói chung.

Thứ tư, việc thiếu chuyên gia và nhân tài trong lĩnh vực TTCK là một trong

những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường, không thể ngày một ngày hai chúng ta có được đội ngũ những chuyên gia những người làm chứng khoán giỏi, quá trình đó cần rất nhiều năm. Không những vậy, kiến thức của các đầu tư đối với chứng khoán còn hạn chế, hầu như vẫn còn dựa nhiều vào những phán đoán trực giác may rủi. Đây là điểm làm cho TTCK có quá trình tăng giảm đột ngột đến chóng mặt trong thời gian qua.

Thứ năm, Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính nói chung

và TTCK nói riêng. Đón đầu tư thế hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường của Đảng và Nhà nước ta, trong thời gian vừa qua các tổ chức tài chính nói chung cũng như các CTCK nói riêng đã tiến hành cơ cấu, sắp xếp và cải tiến nhằm nâng cao năng lực hoạt động của mình. Các CTCK hoạt động trên thị trường đã có những đầu tư lớn vào việc nâng cấp cơ sở hạn tầng vật chất kỹ thuật đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực đội ngũ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phát triển các dịch vụ mới và hệ thống các phòng giao dịch và đại lý giao dịch chứng khoán. Đặc biệt trong thời gian qua, cùng với sự phát triển sôi động của TTCK thì đã xuất hiện nhiều CTCK mới thành lập, điều này gây ra những áp lực cạnh tranh nhất định đối với kinh doanh dịch vụ của CTCK

Nguyên nhân chủ quan:

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất, Vì quá tập trung vào một số dịch vụ mà Công ty đã bỏ qua những

dịch vụ khác cũng có trong đăng ký kinh doanh của mình. Điều này lý giải vì sao trong những năm qua kinh doanh các dịch vụ lại có doanh thu thấp đến như vậy.

Hơn nữa, công ty chưa chú trọng trong việc phát triển kinh doanh các dịch vụ, vì thế làm giảm tính cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác.

Thứ hai, Chưa xây dựng được những quy trình cho từng dịch vụ cụ thể, chẳng

hạn như vẫn chưa có quy trình cho các dịch vụ bổ trợ cho dịch vụ môi giới, chưa tách biệt rõ giữa giao dịch và môi giới, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động và không thể hiện được tính chuyên nghiệp cao.

Thứ ba, Vẫn còn ứng dụng một cách máy móc những công nghệ, quy trình thực

hiện dịch vụ của những TTCK phát triển vào Việt Nam, điều này là không phù hợp bởi nó không gắn với sự phát triển của TTCK Việt Nam, tạo ra sự khập khễnh trong những hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như trong dịch vụ tư vấn đầu tư hay dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, không nên áp dụng nguyên si những quy trình của nước ngoài vì đối tượng mà họ tư vấn có trình độ cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam.

Thứ tư, Một bộ phận nhân viên còn làm việc thiếu nghiêm túc, thiếu tính tự

giác và đối phó, đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong công việc và gây ra sự trì trệ trong các kinh doanh dịch vụ của công ty. Bản thân Công ty chưa xây dựng được một quy chế hoàn chỉnh về các khung thưởng phạt đối với các nhân viên của mình và vì thế còn có những hiện tượng kể trên.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 84 - 91)