Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 và ảnh hưởng của nó đến Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 63 - 67)

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.

7 Doanh thu hoạt động ủy

2.2 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 và ảnh hưởng của nó đến Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình

và ảnh hưởng của nó đến Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những giai đoạn sau: Giai đoạn bùng phát, giá các loại chứng khoán tăng liên tục (từ tháng giêng 2007 tới trung tuần tháng 3 năm 2007); giai đoạn kết thúc tăng trưởng, thị trường chuyển sang điều chỉnh giảm (từ trung tuần tháng 3 năm 2007 tới hạ tuần tháng 4 năm 2007); giai đoạn không ổn định, tăng giảm xen kẽ (từ hạ tuần tháng 4 năm 2007 tới nay). Sự biến động này gây nhiều quan ngại cho các nhà đầu tư nhất là trong thời gian tới diễn biến của thị trường này như thế nào? Điều này đang được xã hội quan tâm

Thị trường tăng đột biến nhưng hàm chứa nhiều nguy cơ

Chúng ta biết rằng TTCK một thời gian dài sau khi thành lập được rất ít nhà đầu tư quan tâm. Với thực trạng đó Nhà nước có chủ trương khuyến khích mở rộng TTCK bằng việc ban hành chính sách và tạo cơ chế cho thị trường này hoạt động tốt hơn. Các quỹ đầu tư chứng khoán đã được hình thành và tham gia thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được giao dịch chứng khoán thuận lợi. Điều đó đã làm nhu cầu cổ phiếu thường xuyên tăng lên. Mặt khác về phía cung, mới có một số ít doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn giao dịch và giai đoạn đầu giao dịch gặp khó khăn. Số cổ phiếu bán ra công chúng có mức độ, phần lớn số cổ phiếu được phân phối trong nội bộ công ty. Với tư tưởng đó các doanh nghiệp đã xác định mệnh giá thấp hơn giá trị thực của nó, người sở hữu chứng khoán sẽ có lợi.

Từ thực tế đó đã làm quan hệ cung-cầu dần thay đổi, nhất là khi các quỹ đầu tư chứng khoán và những nhà kinh doanh chứng khoán lớn tham gia thị trường. Nhu cầu tăng lên nhanh hơn còn cung chậm hơn do phụ thuộc vào lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước. Khi cầu vượt cung thì giá cổ phiếu trên thị trường cũng vượt mệnh giá cổ phiếu và vượt giá trị của nó. Những người kinh doanh cổ phiếu thu lợi nhuận cao đã thu hút các nhà đầu tư lao vào thị trường này. Người ta vay ngân hàng, lấy quỹ tiền mặt ở cơ quan đơn vị, bán bất động sản... để có tiền

kinh doanh chứng khoán. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được huy động tung vào TTCK. Cầu đã vượt cung nhiều lần làm cho giá cổ phiếu tăng liên tục, TTCK bùng phát. Chỉ số Vn-Index lên tới 1.170 điểm (12/3/2007), HASTC Index đạt trên 450 điểm. Chính sự tăng trưởng đột biến này đã xuất hiện những yếu tố gây nguy cơ dưới đây cho TTCK:

Nạn đầu cơ chứng khoán. Thực tế vừa qua trên TTCK Việt Nam những nhà đầu tư chân chính rất ít mà phần lớn là những nhà buôn chứng khoán. Họ có ít kiến thức về thị trường, về quản trị kinh doanh. Họ lao vào chứng khoán do thấy đã có nhiều người phất to từ thị trường này. Họ mua chứng khoán không vì mục tiêu đầu tư và hưởng cổ tức từ lợi nhuận của doanh nghiệp mà họ đầu cơ chứng khoán, mua đi bán lại hưởng chênh lệch giá. Chứng khoán đối với họ là một trò chơi như chơi xổ số, chơi hụi. Do vậy đã làm nhu cầu chứng khoán tăng lên giả tạo.

Nạn lạm phát chứng khoán. Khi giá cổ phiếu liên tục tăng lên, cổ phiếu các doanh nghiệp được giao dịch hết. Doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng, đó cũng là cơ hội thuận lợi hiếm hoi đối với doanh nghiệp. Thực trạng này đã thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ phiếu nhiều hơn, mở rộng việc huy động vốn. Thực tế trên TTCK nước ta trong thời gian qua có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu đợt 2, đợt 3... Số cổ phiếu phát hành trong những đợt này đều không đại biểu cho lượng giá trị tài sản nào, bởi lẽ giá trị công ty không được xác định lại, giá trị tài sản được cổ phần hoá thành cổ phiếu đã được phát hành. Giá trị tài sản mà cổ phiếu đại biểu giai đoạn sau này đã giảm đi nhiều lần so với cổ phiếu giai đoạn đầu.

Một hoạt động khác cũng được coi là lạm phát chứng khoán. Đó là các công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhiều công ty không trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng tiền mà bằng cổ phiếu, nhờ đó mà hàng triệu cổ phiếu được phát hành thêm một cách mặc nhiên và doanh nghiệp thu được khoản tiền đáng kể. Cũng vì thế mà lạm phát chứng khoán trầm trọng hơn và giá trị tài sản mà chứng khoán đại biểu thấp hơn rất nhiều so với trước và so với mệnh giá.

thấy giá trị cổ phiếu bị giảm đi liên tục, cổ tức mà cổ phiếu mang lại rất thấp hoặc không có, mệnh giá cổ phiếu chỉ còn là cái vỏ bề ngoài và giá cổ phiếu giảm liên tục theo giá trị thực của nó. Nhà đầu tư đã bị tước đoạt phần lớn số tiền vốn của mình mà không hề biết, không hiểu vì sao. Các nhà đầu tư có tâm lý hoang mang và nghi ngờ TTCK, tìm cách thu hồi vốn. Họ tìm cách để bán cổ phiếu ra, hạn chế mua vào, xu thế này đã làm giá cổ phiếu giảm và không ổn định.

Qua nghiên cứu cổ phiếu của 10 công ty (chọn ngẫu nhiên) trên TTCK, hai thời điểm là ngày 10/01 và ngày 15/8/2007, chúng ta thấy có 8 công ty giá cổ phiếu và cổ phiếu khớp lệnh sụt giảm lớn. Chỉ có 02 mã cổ phiếu tăng giá nhưng số cổ phiếu khớp lệnh vẫn giảm đi nhiều. Những công ty đó có thể phát hành thêm ít hoặc không phát hành thêm cổ phiếu và hoạt động kinh doanh tốt, cổ tức mang lại lợi ích cao cho các nhà đầu tư. Do vậy cổ phiếu những công ty này được các nhà đầu tư tăng cường mua vào, hạn chế bán ra.

Mặt khác, TTCK lại tiếp tục có thêm nhiều cổ phiếu mới lên sàn giao dịch, do vậy lượng cung tăng thêm rất nhiều, càng làm cho quan hệ cung cầu chứng khoán mất cân đối nghiêm trọng. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho TTCK tụt dốc liên tục. Chỉ số VnIndex từ 1.170 điểm (12/3/2007) xuống còn 883 điểm (06/8/2007) chỉ số HSX từ trên 450 điểm (09/3/2007) xuống còn 254,3 điểm (06/8/2007). Tính đến ngày 22/12/2011 thì chỉ số VN Index là 360 điểm và chỉ số HSX là 58 điểm.

Đại gia xuất hiện và những ma thuật ở hậu trường. TTCK đã phát triển với quy mô ngày càng lớn. Theo nghiên cứu mới nhất cho biết hiện tại tổng giá trị niêm yết đạt 280.396 tỷ chiếm 28% GDP năm 2006, tới năm 2015 sẽ tăng cao hơn nữa và có thể chiếm 60% GDP của Việt Nam. Những nhà đầu tư nhỏ không thể tác động vào thị trường, kinh doanh nhờ may rủi đã phải nhường chỗ cho các đại gia mỗi lần khớp lệnh lên tới hàng chục tỷ đồng làm thay đổi cung cầu cổ phiếu của một công ty. Hiện nay các đại gia này phần lớn là các nhà đầu tư nước ngoài, họ để mắt tới cổ phiếu của công ty nào thì cổ phiếu của công ty đó tăng giá. Song các nhà đầu tư này chưa sẵn sàng vì lợi tức cổ phiếu mang lại là thấp. Thực tế trong

thời gian qua họ mới chuyển từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác, tìm cơ hội rút vốn cho đỡ thua thiệt.

Các doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn cũng tìm cách thao túng thị trường. Họ lập quỹ dự trữ bằng tiền trong công ty. Khi giá cổ phiếu hạ thì tung tiền ra mua vào làm nhu cầu tăng và đẩy giá cả cổ phiếu của công ty tăng cao, có lợi cho công ty.

Một thủ thuật nữa mà nhiều công ty đã sử dụng là thông tin bất thường, thông tin không minh bạch. Các số liệu sổ sách không chính xác, không kịp thời. Nhiều nhà đầu tư rất muốn có đủ thông tin về sản xuất kinh doanh, về thực trạng tài chính, về triển vọng phát triển doanh nghiệp mà họ sở hữu cổ phiếu. Song sự mong muốn đó hoàn toàn không được đáp lại. Họ hoàn toàn bị động và gặp rủi ro cao hơn.

Các doanh nghiệp sau khi thu được khoản tiền khổng lồ từ TTCK lẽ ra phải dùng vốn đó để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển doanh nghiệp. Nhưng không, chỉ một phần số vốn đó được đầu tư trở lại, phần còn lại chuyển hướng kinh doanh mà những doanh nghiệp lớn thường nhắm tới là ngân hàng. Thực tế trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp lớn đang tích cực chuyển sang kinh doanh tiền tệ như LILAMA, FPT, VNPT, VINASYL... Các ngân hàng lại phát hành cổ phiếu ra TTCK tạo thành làn sóng hút vốn bằng tiền vào. Cũng theo cơ chế được phép, ngân hàng cho vay 3% (trước đây lớn hơn nhiều) vốn để giao dịch trên TTCK. Vòng xoáy này ngày càng lớn và thu hút nhiều tiền vào ngân hàng hơn nữa. Qua điều tra mới đây, nguồn gốc lượng vốn đổ vào TTCK rất đa dạng: 41,05% từ tiết kiệm; 13,78% tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh; 10,28% từ lợi nhuận kinh doanh chứng khoán; 14,92% từ vay ngân hàng; 8,39% chuyển từ lĩnh vực đầu tư khác sang và 11,58% từ các nguồn khác. Rõ ràng qua TTCK các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng kinh doanh tiền tệ đã hút cạn lượng tiền trong dân, làm mất cân đối tiền hàng và giảm sức mua trên thị trường. Nguyên nhân trên sẽ dẫn tới hậu quả là nền kinh tế trì trệ, khả năng thanh toán thấp, thị trường hàng hoá, nhất là bất động sản ảm đạm báo hiệu sớm nguy cơ khủng hoảng thị trường tài chính. Khi đó, sẽ gây tác hại to lớn khó lường

cho TTCK nói chung và những khó khăn cho Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 63 - 67)