- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.
c. Triển khai dịch vụ môi giới OTC
Việc triển khai hoạt động của bộ phận môi giới OTC phải dựa trên định hướng phát triển thị trường OTC của UBCKNN và quyết định quyết định 3567/QĐ - BTC của Bộ Tài chính ngày 08/11/2007 về việc phê duyệt Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Bộ phận được tổ chức thành một phòng chuyên môn, bao gồm 1 trưởng phòng và các nhóm
Nhóm môi giới OTC: trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động cần từ 4-6 nhân viên chịu trách nhiệm:
- Phát triển mạng lưới khách hàng bao gồm các khách hàng có nhu cầu giao dịch cổ phiếu OTC và các CTCK triển khai dịch vụ môi giới OTC.
- Tìm kiếm các thông tin về giao dịch mua bán hàng ngày, ghép nối các thông tin người mua và người bán chứng khoán với nhau.
- Tư vấn thông tin mua bán giao dịch cổ phiếu OTC cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch.
Nhóm nghiệp vụ: bố trí 2-4 người chịu trách nhiệm hỗ trợ nghiệp vụ cho nhóm môi giới OTC, thực hiện đặt lệnh mua bán cho khách hàng, kiểm soát lệnh đặt, trả kết quả giao dịch, lập các báo cáo giao dịch, hoàn tất thủ tục mua bán.
Biện pháp tìm kiếm khách hàng
Nhân viên môi giới OTC của ABS sẽ tiến hành phát triển mạng lưới khách hàng OTC thông qua các nguồn sau:
- Khách hàng đang giao dịch với ABS, Ngân hàng TMCP An Bình - Quản lý sổ cổ đông
- Phòng tư vấn doanh nghiệp
- Khách hàng đăng ký ủy thác đấu giá - Khách hàng tự tìm đến
- Marketing của ABS
- Khách hàng ký gửi chứng khoán tại ABS - Nguồn khác...
Xây dựng bảng phí môi giới chứng khoán OTC dự kiến như sau:
Bảng 3.1: Biểu phí môi giới dự kiến OTC
TT Tổng giá trị giao dịch Mức Phí
1 Dưới 300 triệu đồng 0.4%
2 Từ 300 triệu đồng - 500 triệu đồng 0.3%
3 Từ 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng 0.2%
4 Từ 1 tỷ đồng trở lên 0.15%
Đối với các giao dịch thuần túy, khách hàng đã có sẵn lệnh đối ứng mua hoặc bán, ABS áp dụng mức phí bình thường như giao dịch cổ phiếu niêm yết