Dự báo tình hình kinh tế trong nước ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 94 - 97)

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH

3.1.2 Dự báo tình hình kinh tế trong nước ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 –

khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Giá cả tăng, lãi suất tăng

Theo nhận định của bản báo cáo trên, năm 2010, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi với nhiều tín hiệu khả quan. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới 2010 tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức giảm 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của 2 năm 2006, 2007 và các mức 4,9 và 4,5% của các năm 2004, 2005. Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% (năm 2009 giảm 11,9%). Tuy nhiên, cầu tiêu dùng vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp vẫn còn cao. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp. Về giá cả thị trường, Bộ Tài chính dự báo giá dầu thô sẽ tăng cao hơn năm 2009 và sẽ giao động trong khoảng 70 – 90 USD/thùng; nguyên do là nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng tăng, cộng với việc đồng Đô la Mỹ mất giá, các nước sản xuất dầu mỏ hạn chế khai thác. Một dự báo khác đáng chú ý được đưa ra là nếu như các nước vẫn tiếp tục thực hiện các gói kích thích kinh tế lớn, nhất là Mỹ, thì khả năng vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, do nguồn cung hạn chế, trong khi đó nhiều nước không muốn nắm giữ đồng Đô la Mỹ, do lo ngại đồng tiền này mất giá và chuyển sang dự trữ vàng, là những nguyên nhân làm cho giá vàng tăng. Giá các loại nguyên

liệu, vật tư khác cũng được dự báo sẽ có xu hướng tăng so với năm 2009 do nhu cầu tăng từ sự phục hồi của kinh tế thế giới và mất giá của tiền tệ. Về thị trường chứng khoán, bản báo cáo trên cho rằng việc nền kinh tế đầu tàu của thế giới (Mỹ) công bố những tin tức triển vọng về khả năng phục hồi kinh tế, còn Trung Quốc cũng đã công bố mức tăng trưởng kinh tế khá cao là những thông tin rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán thế giới. Và việc thị trường này phản ứng tích cực với những thông tin đó đã thể hiện rõ nét trong diễn biến giao dịch và chỉ số giá chứng khoán trong 10 tháng qua. Do vậy dự báo từ nay đến năm 2015 thị trường chứng khoán sẽ có xu hướng ổn định hơn do những thông tin khả quan từ phục hồi kinh tế thế giới. Đối với thị trường tiền tệ thế giới nhấn mạnh việc đồng USD chắc chắn sẽ mở rộng biên độ giảm so với đồng Euro và hầu hết các đồng tiền chính trong 6 tháng tới. Một dự báo khác được đưa ra là trong thời gian tới lãi suất cơ bản của các ngân hàng trung ương sẽ có xu hướng tăng lên. Trên thực tế, Ngân hàng Dự trữ Australia đã tiến hành tăng lãi suất mục tiêu 25 điểm cơ bản đưa mức lãi suất lên 3,25% vào tháng 6/10/2009 vừa qua. ECB có thể sẽ là ngân hàng tiếp theo tiến hành điều chỉnh lãi suất dựa trên mức tăng trưởng tiền tệ của khu vực này. Ở Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada, các mức lãi suất công bố có thể cũng sẽ có những điều chỉnh.

Trên cơ sở phân tích và dự tính những dòng vận động trên thì dưới đây là 4 khó khăn dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải trong năm tới, từ tác động của thế giới ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán hiện nay:

Thứ nhất, mặc dù chưa hội nhập nhiều với kinh tế thế giới, song với đặc thù

phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài, nên việc kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phẩm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng thế giới còn thấp.

Thứ hai, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng dần, tuy nhiên việc thu hút

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng vẫn còn hạn chế do các công ty lớn đang trong thời kỳ hồi phục, cần nhiều vốn cho phát triển.

Thứ ba, Bộ Tài chính nhận định, do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các

nước, một lượng tiền lớn được đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước ngoài. Khi lạm phát tăng trong bối cảnh cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu Chính phủ thì thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng; khi lạm phát 6 tháng quá cao vượt tầm kiểm soát trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu tiền tệ thì thị trường chứng khoán suy giảm nhanh. Và ngược lại, khi lạm phát giảm trong bối cảnh thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng thì thị trường chứng khoán tăng trưởng trở lại.

Thứ tư, là khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng

khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều rủi ro, chưa ổn định; thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam. Lãi suất cao không ổn định, giá xăng dầu liên tục tăng, tỷ giá cao khiến nhà đầu tư có tâm lý hoang mang và nghi ngờ TTCK, họ tìm cách thu hồi vốn nhanh chóng bằng cách bán cổ phiếu ra, hạn chế mua vào dẫn đến làm giảm giá cổ phiếu và không ổn định.

Trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn của nền kinh tế vĩ mô. Đồng thời cũng chịu những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt, cụ thể là chủ trương cắt giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng xuống 22% (30/06/2011) và 16% (31/12/2011). Chỉ số VN Index tụt giảm 15,54% và chỉ số HX Index giảm 38,52% bình quân trong sáu tháng đầu năm 2011. Với tình hình khó khăn trên, nên xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là tiếp tục đi xuống. Thanh khoản của thị trường cũng sụt giảm mạnh, khối lượng giao dịch cổ phiếu chỉ đạt mức 25 – 35 triệu cổ phiếu trên mỗi sàn trong quý 1, và nay chỉ đạt 18

-20 triệu cổ phiếu trong tháng 7, 8. Gần đây nhất đã xuất hiện những phiên giao dịch tại HSX và HNX khối lượng giao dịch nhiều cổ phiếu sụt giảm đến mức dưới 100 cổ phiếu trong 1 phiên giao dịch. Thị trường Upcom và OTC gần như đã đóng băng với khối lượng giao dịch rất ảm đạm.

Hiện tại, xét về mặt bằng giá cổ phiếu, thị trường chứng khoán Việt Nam đang là một trong những thị trường chứng khoán có giá cổ phiếu rẻ nhất trong các thị trường mới nổi. Tuy nhiên trước áp lực lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng chậm của các doanh nghiệp thì thị trường vẫn có thể đi xuống trong thời gian dài. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng gặp khó khăn do thị trường giảm sút, giá cổ phiếu xuống dưới mệnh giá, mặt bằng lãi suất cao cộng với yếu tố tâm lý của nhà đầu tư không còn tin vào thị trường. Đã có những công ty xin đăng ký niêm yết hoặc dự định rút niêm yết khỏi thị trường chứng khoán vì ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và thương hiệu của công ty. Chỉ số VN Index đã không còn phản ánh đúng thực chất mức giá của thị trường như chỉ số HNX Index do sự tác động của các quỹ đầu tư chỉ số nước ngoài. Nếu tình trạng này xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy các công ty niêm yết cổ phiếu và ảnh hưởng đến tiến trình thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường.

Như vậy, ta có thể xét tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2015 có nhiều cơ hội để các công ty chứng khoán có điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm dịch vụ chứng khoán cả về số lượng cũng như chất lượng, cùng với đó là mở rộng quy mô hoạt động của các công ty chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w