Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển kinh doanh dịch vụ của các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 39 - 42)

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.

1.2.1Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển kinh doanh dịch vụ của các công ty chứng khoán

1.2Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ của các công ty chứng khoán

1.2.1Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển kinh doanh dịch vụ của các công ty chứng khoán

công ty chứng khoán

1.2.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển kinh doanh dịch vụ của các công ty chứng khoán các công ty chứng khoán

Các dịch vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK là rất cần thiết và quan trọng trên TTCK góp phần giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân, tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.

Các dịch vụ của CTCK giúp đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu của người cần vốn và người có vốn.

Các dịch vụ của CTCK giúp tư vấn, tài trợ và phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của người đầu tư trên TTCK.

Ngoài những vai trò trên, các hoạt động dịch vụ của CTCK còn có một vai trò hết sức quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán:

Đối với các tổ chức phát hành

Mục tiêu khi tham gia vào TTCK của các tổ chức phát hành là thông qua việc phát hành để huy động vốn. Chính vì vậy, dịch vụ bảo lãnh phát hành của CTCK giúp các nhà phát hành huy động vốn được dễ dàng và với chi phí thấp nhất. Một

trong những nguyên tắc của TTCK là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu nhà đầu tư, nhà phát hành không được mua bán chứng khoán trực tiếp mà phải thông qua các trung gian mua bán, thông qua dịch vụ bảo lãnh phát hành. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành. Và khi thực hiện dịch vụ này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế qua TTCK.

Đối với TTCK

Đối với TTCK, các dịch vụ của CTCK có hai vai trò chính

Một là, Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường: Giá cả chứng khoán là do

thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán. Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua việc đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa và dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Trên thị trường thứ cấp, các CTCK cung cấp dịch vụ môi giới, dịch vụ tư vấn giúp các chứng khoán được giao dịch ở mức giá hợp lý. Chính vì vậy, có thể nói các dịch vụ của CTCK đã góp phần tạo lập giá cả cho các chứng khoán.

Ngoài ra, để bảo vệ những tài khoản đầu tư của khách hàng, bảo vệ chính mình, nhiều CTCK đã thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán nhằm góp phần làm bình ổn thị trường. Khi cung ứng chứng khoán lớn hơn cầu chứng khoán, giá chứng khoán bị giảm, CTCK mua chứng khoán để làm tăng lượng cầu chứng khoán, từ đó, làm giá chứng khoán ngừng giảm và tăng dần. Ngược lại, khi cầu chứng khoán lớn hơn cung chứng khoán, giá chứng khoán tăng cao, CTCK sẽ bán chứng khoán nhằm tăng lượng cung giúp giá chứng khoán không bị đẩy lên quá cao. Do đó, các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự doanh của CTCK có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập giá cả, điều tiết thị trường, giúp bình ổn và phát triển TTCK.

Hai là, Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính: TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các CTCK thông qua các hoạt động dịch vụ của mình mới là người thực hiện tốt vai

trò đó vì các dịch vụ của CTCK tạo ra các giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, nhờ các hoạt động dịch vụ như: bảo lãnh phát hành, tư vấn cổ phần hóa…, các CTCK không những huy động được một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh mà còn làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ dễ dàng được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp. Điều này làm giảm rủi ro và tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Nhờ thực hiện các dịch vụ như: môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành, tự doanh…CTCK đã giúp các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Như vậy chính những hoạt động dịch vụ của CTCK đã làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán, các tài sản tài chính.

Đối với các cơ quan quản lý thị trường

Các dịch vụ CTCK thực hiện đã giúp CTCK cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý để thực hiện các mục tiêu đề ra. Các CTCK thực hiện được vai trò này bởi họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được công khai hóa dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của pháp luật, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải mình bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin mà CTCK có thể cung cấp là: thông tin về giao dịch mua bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu và các tổ chức phát hành, thông tin về nhà đầu tư..Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường; đồng thời có các chính sách, biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy, phát triển TTCK.

Tóm lại, CTCK là một tổ chức trung gian quan trọng trên TTCK, các dịch vụ của CTCK có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành, các cơ quan quản lý thị trường và cả đối với sự tồn tại và phát triển của TTCK. Vì vậy, việc cần thiết và cấp bách hiện nay cần làm để phát triển TTCK là mở rộng và phát triển các dịch vụ của các CTCK.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (Trang 39 - 42)