Ngành điều Việt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 28 - 32)

Trong 20 năm qua (1999 - 2009) cây điều và ngành điều Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về diện tích, năng suất, sản lượng đến khâu chế biến, xuất nhập khẩu nhân điều (xem phụ lục 1.4 - Những sự kiện đáng nhớ của ngành điều Việt Nam). Từ một cây xóa đói giảm nghèo chưa được nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều như cây cà phê, cao su, ….cây điều đã

đem lại kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD góp phần nâng tầm vị thế của cây điều, ngành điều Việt Nam trên thế giới. Tốc độ phát triển ngành điều Việt Nam thời gian qua xem phụ lục 1.5 - Bảng: Tốc độ phát triển ngành điều Việt Nam giai đoạn 1994 -2009

Về diện tích trồng điều:Từ năm 2006 - 2009 là giai đoạn diện tích trồng điều của nước ta tăng nhanh nhất cả về diện tích, năng suất và sản lượng góp phần đưa ngành điều Việt Nam lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều. Tuy nhiên đến năm 2009 diện tích bắt đầu giảm và dự báo diện tích trồng điều sẽ giảm tiếp trong 5 năm tới xuống còn khoảng 350.000 ha.

Các doanh nghiệp chế biến điều : Theo kết quả điều tra của Cục Chế biến nông lâm thủy sản thương mại và ngành muối tính đến tháng 7/2006 tại 22 tỉnh của cả nước có 245 DNCBĐ (xem phụ lục 1.6). Qua 3 năm 2007-2008-2009 số cơ sở chế biến điều tăng liên tục đến nay gần 300 DNCBĐ với tổng công suất thiết kế khoảng 700.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm. Sự phát triển của ngành điều đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 400.000 lao động và khoảng 800.000 người dân tham gia trồng điều.

Công tác thu mua, nhập khẩu điều nguyên liệu : Trong những năm qua, tốc độ tăng công suất chế biến luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng điều thô nên lượng điều nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 60% công suất chế biến, lượng điều thiếu hụt được các DNCBĐ nhập khẩu từ các nước Châu Phi như Bờ Biển Ngà, Campuchia, Indonesia… lượng và giá trị nhập khẩu điều thô từ 2006 – 2009 như hình 1.9

Hình 1.9 : Lƣợng và giá trị nhập khẩu điều thô của Việt Nam từ năm 2006 - 2009

Nguồn : www.gso.com.vn

Thị trƣờng tiêu thụ

Nhân điều Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều khu vực trên thế giới. Trong cơ cấu xuất khẩu từ năm 2006 - 2009, Châu Âu chiếm tỷ trọng 32% kế đến là Châu Mỹ 30%, Châu Á chiếm 18% và các khu vực khác như Châu Úc, Trung Đông và Châu Phi… chiếm khoảng 20% còn lại như hình 1.10: 190,0 250,0 230,0 350,0 69,0 132,2 219,5 216,3 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 400,0 2006 2007 Năm 2008 2009 Giá trị (Triệu USD) 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 Sản lượng (1.000 tấn)

Hình 1.10: Tỷ trọng (%) các thị trƣờng xuất khẩu điều của Việt Nam 2006 - 2009

Nguồn : Báo cáo thường niên ngành điều Việt Nam và Vinacas

Xét về các nước và vùng lãnh thổ, nhân điều của Việt Nam đã xuất khẩu đến 94 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới (theo số liệu tính đến năm 2008). Trong đó có 7 thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Anh, Canada, Nga (xem phụ lục 1.5 – Bảng : Số lượng và KNXK nhân điều Việt Nam sang 7 thị trường chính). Thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Hoa Kỳ chiếm 27 - 29%, kế đến là Trung Quốc 17 - 18% và Hà Lan 16,5 - 17%. Các thị trường tiềm năng xuất khẩu trong tương lai là Ấn Độ, Thụy Sĩ, Kazastan….

Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch luôn tăng cao qua các năm chi tiết như hình 1.11, từ năm 2006 đến nay ngành điều Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu ngành điều Việt Nam không ngừng tăng trưởng: năm 2006 đạt 504 triệu USD, năm 2007 đạt 651 triệu USD, năm 2008 đạt 920 triệu USD. Riêng năm 2009 là năm dự báo có nhiều khó khăn với ngành điều thì KNXK toàn ngành vẫn đạt 850 triệu USD (tăng 7,3% về lượng và giảm 6,8% về giá trị so với năm 2008). Ngành điều đang phấn đấu đạt KNXK 1 tỷ USD trong thời gian tới.

Vị thế ngành điều Việt Nam trên thế giới sẽ tiếp tục được khẳng định hơn, khi sắp tới hiệp hội điều 3 nước Việt Nam, Ấn Độ, Brazil họp lần thứ 3 để thống nhất nội dung tiến tới thành lập hiệp hội điều thế giới vào năm 2011.Trong đó nhiệm kỳ đầu có thể Việt Nam giữ vai trò chủ tịch hiệp hội.

Hình 1.11: Kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2006 - 2009

127 152 177 167 504 651 920 850 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2006 2007 2008 2009 Năm Sản lượng 1.000 tấn) 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Giá trị (triệu USD)

Nguồn : www.gso.com.vn

Tuy sản lượng xuất khẩu nhân điều của nước ta lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu là điều thô chiếm 97,5%, sản phẩm có hàm lượng giá trị cao chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 2,5%.

Tiêu thụ nội địa: Sản phẩm nhân điều của nước ta phục vụ cho nội tiêu còn rất thấp dưới 5%. Trong khi đó ở Ấn Độ nhân điều tiêu dùng nội địa chiếm 50%. Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều Ấn Độ ít thua lỗ hơn các DNCBĐ của Việt Nam khi giá nhân điều thế giới xuống thấp. Ngành điều Việt Nam đang có chích sách kích cầu tiêu dùng trong nước phấn đấu nội tiêu ít nhất 15% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020.

Giá xuất khẩu nhân điều của Việt Nam

Giá bán sản phẩm nhân điều của nước ta so với nhân cùng loại của Ấn Độ, Brazil luôn thấp hơn, ví dụ với hàng WW320 thì giá thấp hơn khoảng 3-5cents/1 Lb so với của Ấn Độ (xem phụ lục 1.5 – Bảng: Giá xuất khẩu nhân điều vào thị trường Mỹ của Việt Nam, Ấn Độ và Brazil).Vì vậy lượng xuất khẩu hàng năm có tăng nhưng giá thấp hơn so với giá thế giới làm cho tổng KNXK không tăng thêm là bao nhiêu.

Tóm lại, cây điều ở nước ta một thời được xem là “cây xóa đói giảm nghèo”, ngày nay đã trở thành cây làm giàu cho nông dân trên cả nước. Nhân điều là sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sự phát triển của ngành điều đã góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để ngành điều thêm vững mạnh thì mỗi DNCBĐ phải mạnh, trong đó Vinafimex Binh Phuoc cũng là một doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của toàn ngành mà trong chương kế tiếp tác giả sẽ trình bày đến.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã nêu một cách tổng quan khái quát về cây điều, ngành điều Việt Nam và thế giới. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công nghệ chế biến nhân điều cũng như là những đặc điểm kinh doanh của ngành điều. Ngoài ra, tác giả còn phân tích rõ hơn một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Những công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn giải pháp. Những vấn đề này chính là cơ sở để tác giả có thể phân tích sâu hơn thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến, Xuất nhập khẩu điều và Nông sản thực phẩm Bình Phước ở chương 2 cũng như là đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển Xí nghiệp đến năm 2015 ở chương 3.

CHƢƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN

THỰC PHẨM BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)