Giải pháp đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất ( S1,2,3,5,6 +T1,3,4,6)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 81 - 85)

Mục tiêu đề xuất giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là nâng cao hoạt động thu mua của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thu mua có nhiều cạnh tranh, biến động và rủi ro. Là tạo sự chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất về mặt số lượng và chất lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt là xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa người trồng điều và Xí nghiệp bằng các hình thức và nội dung cụ thể thích hợp. Ngoài ra, mục tiêu của giải pháp còn là hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu riêng của Xí nghiệp, tránh bị động vào tình hình sản xuất hạt điều của các nông hộ cũng như giá cả trên thị trường điều nguyên liệu thế giới.

Nội dung của giải pháp

Nâng cao hoạt động thu mua nguyên liệu:

Thiết lập hệ thống thu nguyên liệu toàn diện, bao gồm cả quản lý chất lượng hạt điều thô và giá thu mua. Thông qua việc củng cố và nâng cao đội ngũ thu mua nguyên liệu của XN. Nhân sự phải đảm bảo tận tụy, công tâm, chính xác, trung thực, biết chủ động sáng tạo trong công việc nhưng cũng luôn tuân thủ nghiêm ngặt qui trình mua nguyên liệu đã đặt ra. Nhân sự phải có năng khiếu và nghệ thuật mua bán.

Kết hợp chặt chẽ với các HTX, các đại lý, các thương lái thu mua có uy tín để vừa đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng thu mua. Xác định những HTX, đại lý thu mua, thương lái mà mình có thể tin cậy và đặt quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định với họ. Như đã phân tích ở trên, khoảng 70 – 80% lượng nguyên liệu điều thô XN thu mua thông qua các kênh thu mua này. Do đó Xí nghiệp có thể:

+ Hỗ trợ tài chính: nhằm giúp họ thực hiện việc thu mua từ nông dân nhanh chóng và kịp thời khi vào mùa vụ. Từ đó cũng sẽ giúp cho XN thu mua lại thuận lợi hơn.

+ Có chính sách ưu đãi hợp lý cho các HTX, đại lý, thương lái lâu năm của XN làm ăn có uy tín: ưu tiên thu mua khi có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, thanh toán trước khi nguồn

tài chính thu mua thiếu hụt, có những chính sách thỏa đáng khi họ đáp ứng tốt những yêu cầu về chất lượng, số lượng của XN.

Từng bước thực hiện giao dịch mua bán qua sàn giao điều, đây là giải pháp tốt nhất để hạn chế những khó khăn về giá, về chất lượng cho việc thu mua nguyên liệu điều thô. Tuy nhiên sàn giao dịch điều chỉ mới hình thành vào tháng 3/2010 còn mới mẻ, nên việc phải làm bây giờ với Xí nghiệp là có kế hoạch đào tạo đội ngũ có trình độ thực hiện giao dịch qua sàn và bước đầu giao dịch thử nghiệm. Bởi lẻ giao dịch qua sàn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người nông dân và doanh nghiệp. Người sản xuất sẽ bán sản phẩm của mình trước khi thu hoạch một thời gian, nhờ vậy họ sẽ chủ động lập kế hoạch sản xuất, không sợ bị ép giá. Phía doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn nguyên liệu chế biến, đảm bảo chất lượng, sản lượng đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu đã ký.

Tổ chức các trạm thu mua để thu mua trực tiếp từ nông dân. Làm được như vậy, Xí nghiệp sẽ giảm bớt chi phí trung gian và có thể kiểm soát được chất lượng hạt điều thô chặt chẽ. Người nông dân cũng bán được giá cao hơn. Nhà máy chế biến sẽ có nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả hợp lý và chất lượng ổn định, tỷ lệ hạt bể, vỡ sẽ hạ thấp.

Liên kết với các DN lớn và thông qua Vinacas để thương thảo hợp đồng nhập khẩu hạt điều thô sao cho đảm bảo về chất lượng, số lượng cũng như giá cả hợp lý. Khối lượng nhập khẩu lớn sẽ thuận tiện cho việc thuê tàu vận chuyển và tiết kiệm chi phí nhập khẩu. Nhập khẩu điều thô ngày càng khó khăn hơn do nhà cung cấp chỉ bán với khối lượng lớn và các chính sách ở các nước Châu Phi đang hạn chế xuất khẩu điều thô.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa Xí Nghiệp và người trồng điều.

Xí nghiệp chủ động hỗ trợ cho người trồng điều như ứng trước tiền cho người nông dân mua phân bón, giống mới và các vật tư khác giúp người nông dân có vốn sản xuất. Làm được như vậy Xí nghiệp có thể yên tâm về sản lượng và chất lượng của điều thô cũng như là có thể chủ động kiểm soát được chất lượng của cây điều ngay tại vườn của người nông dân. Khi có những điều kiện không thuận lợi như tình trạng sâu bọ tàn phá, thất mùa… XN có kế hoạch kịp thời thu mua nguyên liệu từ thị trường. Còn người nông dân sẽ yên tâm hơn trong khâu trồng trọt. Bằng cách này, các yếu tố chi phí sản xuất sẽ được tính toán trước giúp cho nhà máy chủ động kế hoạch sản xuất của mình.

Tổ chức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn (theo từng vụ) hoặc dài hạn với người trồng điều với những điều khoản hợp lý, tạo sự an tâm trong đầu tư trồng mới và đầu tư cải tạo thâm canh vườn điều của người nông dân, hạn chế tình trạng thương lái ép giá người trồng điều.

Hỗ trợ vốn cho người nông dân theo mô hình liên kết ba nhà gồm nhà nông, nhà DN, nhà ngân hàng. Vì đây là vốn lưu động và với nhu cầu vay cần thiết là 10 tháng, nên mô hình liên kết tay ba sẽ có thể giải quyết được những khó khăn trở ngại gặp phải trước đây : ngân hàng không dám cho người trồng điều vay vì không có tài sản thế chấp, mặc dù đầu ra của ngân hàng rất hạn chế; nông hộ thì không vay được vốn để đầu tư nên không đầu tư dẫn đến năng suất thấp, thu nhập thấp; các DNCBĐ thì không có nguyên liệu để sản xuất. Theo mô hình này, cả 3 đối tác là ngân hàng, DNCB và người trồng điều sẽ cùng tham gia ký kết một hợp đồng tay ba như sau:

1) Người trồng điều :

Làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng theo phương thức tài trợ cho hợp đồng và cam kết bán sản phẩm cho XN theo 2 phương thức: giá thỏa thuận từ đầu hoặc giá thị trường thời điểm. Người trồng điều sẽ nhận được vốn vay dưới 2 hình thức: hiện vật và tiền mặt. Người trồng điều có nghĩa vụ phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Người trồng điều sẽ nhận được tiền thanh toán bán sản phẩm từ XN bằng toàn bộ giá trị sản phẩm tiêu thụ trừ đi phần nợ vay bao gồm cả vốn gốc và tiền lãi vay theo lãi suất đã ký kết với ngân hàng ngay từ đầu

2) Đối với Xí nghiệp :

Có nghĩa vụ bảo lãnh các khoản nợ vay của người trồng điều đối với ngân hàng. XN có trách nhiệm mua toàn bộ số sản phẩm hạt điều do người trồng điều bán với giá cả theo 2 phương thức như phần trên đã trình bày. Đồng thời có trách nhiệm trả nợ thay cho người trồng điều, trích từ tiền mua sản phẩm của người trồng điều.

3) Đối với ngân hàng:

Trên cơ sở xem xét thủ tục vay vốn của người trồng điều và thỏa thuận của doanh nghiệp chế biến điều sẽ ký hợp đồng tín dụng với 2 bên.

Cùng với nhà nước, XN nên liên kết với các Viện, các nhà khoa học, trường Đại học để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân, hoặc hình thành một nhóm cán bộ khoa học chuyên trách để bám sát thường xuyên, nghiên cứu và hướng dẫn cho người nông dân sản xuất. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ, hỗ trợ giúp đỡ nông dân trong công tác khuyến nông, cải tạo vườn điều, chuyển giao nhanh các giống tốt vào sản xuất, tổ chức việc thu hái, bảo quản, tăng nhanh năng suất chất lượng hạt điều.

Nếu thực hiện phương án cổ phần hóa (CPH) như trình bày ở phần giải pháp tài chính, Xí Nghiệp có thể bán cổ phần cho người trồng điều để gắn lợi ích thiết thực của người trồng điều và Xí nghiệp.

Tăng cường đầu tư vào vườn điều hiện có, nếu XN đầu tư nhiều hơn nữa về kỹ thuật trồng trọt, phân bón, phòng trừ sâu bệnh phá hoại… thì sản lượng sẽ tăng lên vì nếu so với năng suất của điều cao sản là 2- 4 tấn/ha thì năng suất vườn điều của XN vẫn còn thấp. Áp dụng cơ giới hóa một phần công việc thu hoạch sơ chế (sử dụng máy vặt hạt điều) và tận thu các sản phẩm khác của cây điều để tăng thu nhập. Nghiên cứu tiến hành trồng xen canh dưới tán điều các loại cây: ca cao, gừng, nghệ, dong... nhằm tăng giá trị thu nhập và sức cạnh tranh cho Xí Nghiệp hoặc dùng để trình diễn cho người nông dân.

Tăng cường mở rộng diện tích trồng điều, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

Giải pháp lâu dài cho nguồn nguyên liệu vẫn là việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cho XN. Đầu tư thích hợp về công nghệ và kỹ thuật để có được vùng nguyên liệu sạch, năng suất cao, chất lượng cao góp phần phát triển XN bền vững.

Mở rộng diện tích trồng điều nguyên liệu thông qua đầu tư ở những vùng đất có điều kiện sinh thái phù hợp nhất với cây điều và trồng trên đất tốt để cây điều có thể cạnh tranh được với các cây trồng khác như: cao su, chè, khoai mì…về hiệu quả kinh tế, nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt điều. Tuy nhiên, XN nên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để có những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả. Những yếu tố như: vị trí của nó so với nhà máy chế biến, tiềm năng của vùng đất, sự thích nghi sinh thái, lực lượng lao động… cần được XN xem xét kỹ.

Trên cơ sở các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/09/2009 (hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo; vay vốn từ các tổ chức tín dụng với mức vay 100% giá trị hàng hóa, hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu) XN có thể:

+ Mua lại quyền sử dụng đất của nông dân (đa số đất trồng điều là đất tự khai hoang của người dân đi làm kinh tế mới) để sản xuất nguyên liệu tập trung.

+ Khuyến khích nông dân mua cổ phần tại XN bằng giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả hoa lợi trên đất) để cùng hợp tác sản xuất và hưỡng lợi.

Nghiên cứu hợp đồng đầu tư hoặc liên doanh liên kết trồng điều ở Camphuchia, Lào và một số nước Châu Phi…. đảm bảo cung ứng đủ hạt điều nguyên liệu cho chế biến thay vì nhập khẩu.

Giải pháp này nhằm tạo ra nguyên liệu sạch tiến đến sản xuất hạt điều hữu cơ chất lượng cao định hướng đi mới cho Vinafimex Binh Phuoc, tạo ra đại dương xanh một khoảng thị trường với những nhu cầu về chất lượng ngày càng cao cần được thỏa mãn.

Hạt điều hữu cơ là hạt điều sạch, được sản xuất theo qui trình sạch từ nguồn nguyên liệu (cây trồng đã được chọn lọc giống và chỉ chăm sóc, bón phân hữu cơ tự tạo, không dùng phân hóa học, phân vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,..) và công nghệ chế biến điều hữu cơ phải tuyệt đối đảm bảo VSATTP.

Hiện tại ở Ấn Độ chỉ có vài nhà máy sản xuất được điều hữu cơ và cung ứng cho thị trường thế giới với giá khá cao. Thị trường điều hữu cơ thế giới tăng trưởng với 20%/năm (USAID). Tỷ trọng xuất khẩu điều hữu cơ trong tổng sản lượng điều giao dịch thế giới đã tăng từ 10% năm 2006 lên 25 – 30% năm 2007 (theo Ủy Ban xúc tiến xuất khẩu điều Ấn Độ CEPCI).

Lợi ích khi thực hiện giải pháp

Lợi ích thiết thực nhất của giải pháp là giúp Xí nghiệp: ổn định nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và giảm chi phí sản xuất. Từ giải pháp này, người nông dân không lo về mặt đầu ra hay giá cả thị trường nữa vì Xí nghiệp đã bao tiêu sản phẩm với giá hai bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)