Về sản lƣợng điều thô:
Sản lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hai yếu tố cơ bản nhất là diện tích cây trồng và năng suất. Theo bảng 3.1, ta thấy diện tích cây điều đang có xu hướng giảm (do thu hẹp vườn điều trồng bằng hạt, già cỏi lâu năm, năng suất thấp; do bị cạnh tranh với các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như cao su, khoai mì..) vì vậy mục tiêu của ngành đến năm 2015 đạt diện tích trồng điều là 355.000 ha. Năng suất thì phụ thuộc nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật, độ tuổi vườn cây….nhìn chung năng suất điều sẽ tăng nhờ sự hỗ trợ tích cực của KH-KT. Như vậy diện tích tuy có giảm nhưng năng suất tăng thì sản lượng sẽ vẫn đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến điều. Những thông tin từ Châu Phi về định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sẽ là điều đáng lo ngại cho các DNCBĐ của Việt Nam khi mà đến 40% sản lượng điều thô nhập khẩu từ Châu Phi.
Về nhu cầu tiêu thụ nhân điều:
Mức tiêu thụ nhân điều trên thế giới tăng liên tục trong hai thập kỷ qua. Năm 1985: 66.000 tấn đến năm 1995: 110.000 tấn (tăng 67% - trung bình tăng 6,7%/năm), năm 2005: 286.440 tấn (tăng 160% - trung bình tăng 16%/năm). Tốc độ tăng bình quân sản lượng điều thế giới là 7,2%/năm giai đoạn 2005 - 2010 (USAID, 2006; Bộ NN và PTNT 2006). Dự báo khi
kinh tế thế giới phục hồi lấy lại đà tăng trưởng thì nhu cầu nhân điều sẽ tăng, đến năm 2015 có thể đạt 515 ngàn tấn - trung bình tăng 8%/năm.
Về giá xuất khẩu nhân điều
Do thiếu hụt điều thô nguyên liệu và giá thành sản xuất cao, hai quốc gia sản xuất điều lớn nhất thế giới là Việt Nam và Ấn Độ đã bắt đầu cắt giảm sản xuất cho tới khi mùa vụ điều thế giới bắt đầu vào tháng 3. Trong khi đó, nước sản xuất điều lớn thứ 3 thế giới là Brazil chỉ chiếm 12% sản lượng điều toàn cầu nên các yếu tố này sẽ kéo giá điều đi lên. Thêm vào đó, sự khan hiếm các nguồn lực: nhân công, chi phí sản xuất tăng… cũng sẽ làm giá tăng trong giai đoạn 2011 - 2015.