0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN THỰC PHẨM BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2010 (1) (Trang 89 -89 )

(W2, 6, 7, 8 + T1,2,3,4)  Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là nâng cao năng lực thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường, nhận định kịp thời những diễn biến của thị trường, giảm sự phụ thuộc vào kênh phân phối trung gian.

Nội dung của giải pháp

Nắm bắt được những diễn biến của thị trường sẽ giúp cho DN chủ động trong việc đưa ra những quyết sách kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với XN thì khả năng trên vẫn còn rất kém. Vì vậy, tác giả xin được đưa ra một số giải pháp để cải thiện khả năng trên nhằm góp phần phát triển Xí nghiệp như sau:

-Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của DN như: thông tin về giá cả sản phẩm, nguyên liệu, thông tin về hệ thống phân phối, khách hàng, thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về tình hình và những dự báo về thị trường, thông tin về điều kiện sản xuất, chế biến của các nước…

-Thông qua các khách hàng truyền thống của DN để tiến hành thu thập, nắm bắt những thông tin quan trọng, hữu ích phục vụ cho mục đích kinh doanh.

- Liên kết với các DNCBĐ khác nhau và đặc biệt là với Hiệp hội cây điều Việt Nam để trao đổi thông tin nhằm tìm kiếm những thông tin đa dạng hơn cũng như những dự báo, nhận định về thị trường đa chiều hơn.

Trong tình hình thị trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, đây là giải pháp góp phần mang lại sự chủ động nhất cho XN. Nhưng để thực hiện giải pháp cần tốn nhiều chi phí. Trong giải pháp này, yếu tố con người là yếu tố quyết định và đòi hỏi đầu tư tốn kém và lâu dài nhất.

Lợi ích của giải pháp

Có được thông tin và dự báo chính xác hơn hạn chế tình trạng khủng hoảng, thua lỗ như những năm qua. Nắm chắc luật lệ thương mại quốc tế, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh (đàm phán hợp đồng và tranh chấp)

3.2.4.5 Giải pháp đầu tƣ cải tiến công nghệ và mở rộng qui mô sản xuất (W3,4,5,7 + O1,2,3,5,6)

Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là đẩy mạnh đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ, áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu chế biến quan trọng. Cũng như là tăng cường các hoạt động nghiên cứu KH - KT, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đặc biệt là từng bước có kế hoạch nghiên cứu công nghệ mới chế biến ra các sản phẩm sử dụng ngay (nhân điều rang muối, chiên bơ…) và công nghệ tận dụng các phụ phẩm từ cây điều để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tác giả đề xuất giải pháp này cũng nhằm mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất và tăng công suất chế biến.

Nội dung của giải pháp

Công nghệ:

 Đẩy nhanh sử dụng công nghệ tiến tiến chế biến điều bằng phương pháp hấp

Như đã trình bày phân tích ở chương 2, XN đang chế biến điều theo công nghệ chao dầu vì thời điểm lựa chọn công nghệ vào năm 1998, thời điểm này chưa có “công nghệ hấp điều bằng hơi nước bão hòa”. Với mục tiêu là tấn công vào những thị trường khó tính, lớn nhất thế giới và nâng cao hiệu quả xuất khẩu XN cần phải thay đổi công nghệ từ “công nghệ chao dầusang công nghệ hấp điều bằng hơi nước bão hòa” thân thiện với môi trường hơn (hiện nay đã có đến 70% DNCBĐ đã sử dụng phương pháp hấp). Để tiết kiệm chi phí vì không phải qua nhiều khâu như công nghệ chao dầu, tỷ lệ thu hồi nhân nguyên cao, giảm những hạt vỡ hạt bể, đồng thời đáp ứng được những chuẩn khắt khe nhất của những

nước trên thế giới. Xử lý bằng công nghệ hấp có thể gia tăng lợi nhuận lên 7% so với công nghệ chao dầu.

Việc cải tiến công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường là một việc làm cần thiết và cấp bách của xí nghiệp nhất là khi quy định chế tài trong lĩnh vực môi trường của Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 1/3/2010 với mức phạt rất cao.

Vốn để đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ là không cao, do đây là công nghệ được sản xuất ở Việt Nam. XN có thể sử dụng nguồn vốn tự có, hoặc thuê tài chính, hoặc tiếp cận các chương trình hỗ trợ của tỉnh Bình Phước về việc xúc tiến đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, qui trình công nghệ.

 Tăng tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa trong các công đoạn của quy trình chế biến

nhằm giảm bớt phụ thuộc vào lao động thủ công và tăng năng suất chế biến

Trong điều kiện thiếu hụt lao động như hiện nay, ưu thế về giá lao động rẻ không còn nữa, chế biến điều sẽ khó cạnh tranh nổi để có đủ số lượng lao động. Mặt khác sử dụng lao động thủ công nhiều cũng dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định vì phụ thuộc vào tay nghề công nhân. Việc tăng tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa các công đoạn chế biến, mạnh dạn đầu tư vốn để mua sắm các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho Xí nghiệp dễ dàng tăng năng suất chế biến mà không quá phụ thuộc vào lực lượng lao động, đảm bảo được ATVSTP ở mức cao nhất.

Trong quy trình chế biến điều có 10 công đoạn thì 3 công đoạn XN cần áp dụng cơ khí hóa ngay: sử dụng máy bóc vỏ lụa (đến 31/12/2009 có 120 DN sử dụng máy bóc vỏ lụa), máy bắn màu tự động (vừa được chế tạo thành công và trình diễn tại lễ hội quả điều vàng 3/2010, chi phí đầu tư thiết bị này còn cao), máy cắt vỏ cứng (chi phí đầu tư khoảng 200 triệu/ máy- công suất có thể thay thế cho 80 công nhân và rất bảo đảm khâu vệ sinh an

toàn thực phẩm) .

Các máy này đều của Việt Nam chế tạo bởi các công ty điển hình chế tạo máy chế biến điều là công ty Phúc Thắng, công ty Khuôn Máy Việt..

 Tăng cường nghiên cứu KH – CN

Không nên quá trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước về KHCN hoặc từ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, XN nên chủ động khuyến khích, tạo điều kiện cho các kỹ sư của mình tham gia nghiên cứu, cải tiến công nghệ tại chính nhà máy của mình để giảm chi phí lao động, giảm thời gian chế biến, giảm tỷ lệ bể vỡ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho XN. XN nên dành một khoảng ngân sách hàng năm (cân đối với lợi nhuận thu

được) vừa đủ cho các hoạt động nghiên cứu như vậy. Nhóm nghiên cứu có thể chỉ là những kỹ sư của DN, hoặc cũng có thể liên kết, hợp tác với những nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực công nghệ chế biến điều.

Bên cạnh việc chủ động nghiên cứu, XN cũng phải chủ động: Thường xuyên theo dõi về những thành tựu KHCN trong lĩnh vực SXCBĐ, cân nhắc kỹ những lợi ích từ việc ứng dụng KHCN mới so với việc giữ nguyên công nghệ và phải chớp thời cơ ứng dụng KHCN mới ngay khi xét thấy có cơ hội.

Qui mô sản xuất

Với mục tiêu thâm nhập, mở rộng thị trường và tận dụng cơ hội nhu cầu điều nhân tăng mạnh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới thì công suất sản xuất hiện tại 5- 7 ngàn tấn một năm là không thể đáp ứng tốt. Trong thời gian tới, XN nên nâng cao công suất chế biến lên 15.000 tấn/năm.

Mở rộng qui mô sản xuất là điều kiện góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng cho XN. Do hiện tại ngành điều đang rà soát lại các cơ sở sản xuất nhỏ, không đủ tiêu chuẩn đồng thời hạn chế cấp phép xây dựng mới giai đoạn 2011 – 2015 để không bị mất cân đối giữa nguồn nguyên liệu và năng suất chế biên nên giải pháp tối ưu cho Xí nghiệp mở rộng sản xuất là mua lại các doanh nghiệp đó. Nguồn tài chính thực hiện giải pháp bằng hình thức: hợp tác liên kết hay cổ phần hóa.

Đầu tư hệ thống kho, sân phơi để giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng điều sau khi thu hái.

Lợi ích của giải pháp

Sử dụng công nghệ hấp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí xử lý môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm - tỉ lệ các chủng loại nhân điều nguyên, trắng. Ứng dụng công nghệ mới cũng đem lại lợi ích hạ giá thành sản phẩm và phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành nhất là trong bối cảnh hiện nay vấn đề an toàn môi trường rất được quan tâm. Việc tăng tỷ lệ tự động hóa ở các khâu sản xuất chính để khắc phục tình trạng thâm dụng lao động đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất. Hiệu quả mang lại từ việc tăng cường nghiên cứu KH - KT cũng rất đáng kể trong việc giảm định mức tiêu hao nguyên liệu và hợp lý hóa sản xuất với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cũng như, việc mở rộng qui mô sản xuất nhằm từng bước đưa Xí nghiệp phát triển thành doanh nghiệp đầu ngành, có quy mô, công suất lớn trong công nghiệp chế biến nhân điều xuất khẩu của Việt Nam.

3.2.4.6 Một số giải pháp hỗ trợ

3.2.4.6.1 Giải pháp nguồn nhân lực:

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng, nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngành điều hiện đang thiếu lao động trầm trọng bao gồm cả nhân lực quản lý và công nhân sản xuất. Tại XN cũng không trách khỏi, để giải quyết vấn đề này chỉ bằng cách từng bước có kế hoạch đưa công nghệ thiết bị chế biến hiện đại vào thay thế những công đoạn cần nhiều lao động như: cắt tách, bóc vỏ lụa, phân loại. Hiện tại, để hỗ trợ thực hiện tốt các mục tiêu, xí nghiệp phải thực hiện kế hoạch đầu tư và phát triển nguồn nhân lực theo các hướng như sau:

Chỉnh đốn đội ngũ cán bộ công nhân viên theo tác phong chuyên nghiệp hơn, làm việc theo đúng chuyên môn của từng người. Tinh giảm biên chế đội ngũ CB – CNV và song song đó là nâng cao, phát huy tối đa năng lực của mỗi thành viên. Giải pháp này đòi hỏi xí nghiệp phải tiến hành thực hiện hàng loạt các biện pháp như: sa thải nhân viên, cho về hưu sớm trước chế độ, thuyên chuyển công tác… với một số CB - CNV kém năng lực hoặc ở những vị trí không cần thiết. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp để kích thích sự hăng say và nổ lực làm việc hết mình của CB - CNV bằng cách dựa vào các lý thuyết nói về các động lực kích thích con người, tiêu biểu là lý thuyết hai yếu tố của Frederic Herzberg.

- Phát triển phòng ban nghiên cứu và xem đây là một trong những phòng trọng điểm để thực hiện giải pháp xúc tiến thương mại quốc tế một cách mạnh mẽ.

- Tuyển dụng, hoạch định nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Xí nghiệp, nhất là cán bộ điều hành, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đi ca. Đặc biệt là đội ngũ làm công tác tiếp thị và nghiên cứu phát triển.

- Có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng cho mọi cá nhân và tập thể có đóng góp xứng đáng cho doanh nghiệp qua định kỳ hay đột xuất. Tiếp tục cải tiến chính sách chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ cương, kỷ luật.

3.2.4.6.2 Giải pháp tăng cƣờng các hoạt động marketing

Sản phẩm

Xí nghiệp cần chú trọng vào nâng cao chất lượng, độ trắng, độ đồng đều của sản phẩm,… Với chất lượng sản phẩm cao, công nghệ tiên tiến, phù hợp với từng nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng sẽ giúp công ty tạo dựng được uy tín và xây dựng được hình ảnh sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt trong lòng khách hàng. Qua đó, XN nâng cao

được vị trí của mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu bao bì về mẫu mã, chất liệu giấy thay cho bao bì dùng giấy carton hiện nay. Bao bì phải có độ bền tốt, bảo quản được hàng hóa trong quá trình vận chuyển, giữ được chất lượng sản phẩm và phải phù hợp với từng thị trường tiêu thụ.

Phân phối

Để đảm bảo vị trí của mình, Xí nghiệp nên chú trọng hơn vào khâu phân phối. Hạn chế ký hợp đồng buôn bán qua các công ty trung gian, Xí nghiệp nên thiết lập các văn phòng giới thiệu sản phẩm, các văn phòng đại diện tại các thị trường theo trình tự ưu tiên từ những thị trường đã có sẵn khách hàng truyền thống, đến những thị trường có tiềm năng lớn nhất và sau cùng là những thị trường có tiềm năng thấp nhất. Đây được xem như là cách tốt nhất hội nhập về phía trước với khách hàng.

Tham gia vào các kênh bán hàng thương mại điện tử .Trong thời đại công nghệ thông tin, giao thương với nước ngoài không chỉ còn là buôn bán truyền thống như ngày xưa, khoảng cách về địa lý giữa hai nước chỉ còn có ý nghĩa tương đối. Thương mại điện tử đang lên ngôi và đang thay thế dần thương mại truyền thống. Hội nhập có nghĩa là doanh nghiệp phải chạy đua theo sự tiến bộ của công nghệ, cùng phát triển để có thể cùng tồn tại, biết nắm bắt sự ưu việt của thương mại điện tử để có được những cơ hội mới trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Ưu điểm của thương mại điện tử là: có thể buôn bán với nhau mà có thể không cần gặp mặt, các hoạt động ngoại thương được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện. Cơ hội mở rộng được mối quan hệ với đối tác nước ngoài rất cao. Để tham gia thương mại điện tử một cách có hiệu quả doanh nghiệp cần:

Thứ nhất: xác định đối tượng và thị trường cần hướng đến, chuẩn bị thông tin về Xí nghiệp, đưa những thông tin này lên cổng thương mại điện tử quốc gia. Đây là sàn giao dịch quốc tế do những cố gắng và nỗ lực của nhà nước thành lập. Khi đã là thành viên của trang web thì Xí nghiệp sẽ có được những cơ hội lớn để phát triển. Thứ hai, là quảng bá website của Xí nghiệp. Chủ yếu trang web hướng đến thị trường bán buôn, nên đặt quảng cáo của XN ở những cổng giao dịch thương mại quốc tế để có thể tìm kiếm được khách hàng mới.

Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng không phải là tuyệt đối. Những lỗi về bảo mật và tính an toàn cho những giao dịch thương mại vẫn còn là vấn đề chưa thể giải quyết một cách triệt để. Vì vậy doanh nghiệp phải đào tạo một nhóm cán bộ có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực này để có thể thực hiện những kế hoạch như dự định.

Với thị trường nội địa:

-Xây dựng các quầy bán và trưng bày sản phẩm nhân điều tại công ty để giới thiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu.

-Xây dựng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống siêu thị của Saigon Coop, Maximark, cửa hàng tiện lợi G7 Mart của thị trường TPHCM. Đây là kênh phân phối hiện đại, phù hợp với xu hướng tiêu dùng nhanh và ngày càng trở nên phổ biến. Xây dựng hệ thống đại lý ở các trung tâm TPHCM, Hà Nội với chính sách hoa hồng, chiết khấu hợp lý. Hợp tác với các đơn vị kinh doanh các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo, thực phẩm ăn liền để liên kết và chia sẽ hệ thống phân phối của các doanh nghiệp này nhằm bổ sung dãy sản phẩm cho nhau. Đưa hàng chất lượng trung bình đến các cửa hàng tạp hóa của các khu dân cư với sản phẩm mẫu mã thích hợp, giá cả hợp lý.

Giá

Đối với giá hạt điều nhân xuất khẩu thì giá cả tương đối ổn định trên thị trường và tùy thuộc vào từng phẩm cấp. Vì vậy giải pháp cho XN là sử dụng chính sách giá linh hoạt, tùy từng thời điểm, theo từng đối tượng khách hàng, thị trường tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo mức giá cạnh tranh, có thể ký hợp đồng với giá ổn định lâu dài hoặc từng thời điểm khác nhau…

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỀU VÀ NÔNG SẢN THỰC PHẨM BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2010 (1) (Trang 89 -89 )

×