Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) tại XN còn hạn chế. Không có bộ phận chuyên trách và thực sự chưa được đầu tư coi trọng. Khả năng đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng chưa cao nhất là khả năng tiếp cận thị trường nội địa. Thời gian qua, Xí nghiệp cũng có thực hiện những nghiên cứu nội bộ với các đối tác khách hàng lớn
2.3.1.10 Năng lực thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trƣờng
Khả năng thu thập thông tin
Để đảm bảo thành công cho chiến lược kinh doanh và cạnh tranh, XN cần có thông tin đầy đủ, tin cậy và kịp thời về thị trường, sản phẩm, các điều kiện về thương mại, về các dịch vụ hỗ trợ thương mại. Tuy nhiên, XN còn thiếu và chưa tiếp cận được với nhiều thông tin cần thiết về thị trường điều thế giới và trong nước. Nguyên nhân của tình trạng này do:
- Thứ nhất, các nhà cung cấp thông tin chưa hướng tới cung cấp những thông tin mà doanh nghiệp cần. Thông tin còn tản mạn, chung chung, thiếu cụ thể, thiếu chuyên sâu.
- Thứ hai, do những hạn chế về vốn, Xí nghiệp không thể đủ điều kiện để đầu tư cho công tác thông tin như đào tạo cán bộ, đầu tư thiết bị thu thập, xử lý thông tin.
- Thứ ba, Chính phủ vẫn chưa có chính sách, cơ chế thật hiệu quả và hợp lý để hỗ trợ DN những thông tin cần thiết. Hiệp hội vẫn chưa thể hiện được vai trò là đầu mối cung cấp thông tin thị trường cho hội viên.
Khả năng phân tích và dự báo thị trƣờng xuất khẩu
Với 98% sản lượng chế biến được xuất khẩu ra thị trường thế giới nhưng công tác dự báo thị trường của Xí nghiệp còn rất thô sơ, mang tính cảm quan đơn thuần qua việc đánh giá tỉnh qua thống kê về tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm. XN chưa chú trọng tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh (các DN nước ngoài và trong nước) qua các phương tiện thông tin đại chúng.Việc nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu được thực hiện thông qua phòng kế hoạch nghiệp vụ với những quyết định chủ yếu được đưa ra từ sự hiểu biết và dự báo chủ quan.
2.3.1.11 Phân tích chuổi giá trị của Vinafimex Binh Phuoc
Tổng hợp từ những phân tích ở trên, hình 2.4 trình bày một cách tổng quát chuỗi giá trị hiện tại và tương lai của Xí nghiệp. Từ đó, xác định lợi thế cạnh tranh, năng lực cốt lõi của công ty
Hình 2.3: Chuổi giá trị của Vinafimex Binh Phuoc Sử dụng nguyên liệu điều thô chất lượng cao, Sử dụng công nghệ chao dầu để tách vỏ cứng, bốc vỏ lụa và phân loại
Đóng gói, lưu kho, xuất dần cho bán hàng. Chịu chi phí tồn kho. Phần lớn bán hàng qua công ty trung gian. Bảo hành
2.3.1.12 Xác định lợi thế cạnh tranh của Vinafimex Binh Phuoc
Từ kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, khách hàng cũng như kết quả phân tích các yếu tố nội bộ công ty, một số các lợi thế cạnh tranh của Xí nghiệp được liệt kê dưới đây
- Nguồn nhân lực - Uy tín doanh nghiệp
- Khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm - Vị trí nhà máy
2.3.1.13 Xác định năng lực cốt lõi của Vinafimex Binh Phuoc
Trải qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển, để có được thành quả như hôm nay, phần lớn chính là nhờ vào đường lối quản lý hiệu quả của đội ngũ các nhà quản trị cũng như sự đóng góp sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Từ lúc hình thành cho đến nay, công ty luôn quan niệm để tạo động lực phát triển lâu dài cho công ty, thì đội ngũ nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng nhất. Nhờ họ, mà công ty mới giữ vững thị phần, phát triển thị trường, mở rộng sản xuất cũng như triển khai quản lý, vận hành các công nghệ hiện đại, đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của công ty, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng luôn được công ty chú trọng phát triển cũng có thể xem là năng lực cạnh tranh cốt lõi mà không phải đối thủ nào cũng có thể theo kịp được.
Các hoạt động hỗ trợ
Cấu trúc hạ tầng của Xí nghiệp ( áp dụng quản lý ISO, ..
Quản trị nguồn nhân lực ( tuyển chọn, huấn luyện, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và tay nghề chuyên môn giỏi….
Phát triển công nghệ (từng bước chuyển đổi công nghệ mói, ứng dụng công nghệ tiến tiến…)
Mua sắm (máy móc, nguyên liệu điều thô..)
Lợi
Nhuận
Biên Tế
2.3.1.14 Ma trận nội bộ
Bảng 2.10: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
TT Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm
1 Nguồn nhân lực mạnh 0,1 4 0,4
2 Hoạt động thu mua nguyên liệu 0,06 3 0,18
3 Vị trí nhà máy 0,05 3 0,15
4 Quản lý chất lượng tốt 0,08 4 0,32
5 Khả năng khai thác thị trường 0,11 4 0,44
6 Uy tín của doanh nghiệp 0,07 4 0,28
7 Khả năng tài chính 0,12 1 0,12 8 Vùng nguyên liệu 0,07 1 0,07 9 Thiết bị công nghệ 0,07 2 0,14 10 Năng lực sản xuất 0,05 2 0,1 11 Giá thành sản phẩm 0,03 2 0,06 12 Hoạt động marketing 0,06 2 0,12 13 Công tác R&D 0,04 1 0,04
14 Khả năng thu thập, dự báo 0,09 2 0,18
Tổng cộng 1 2,60
Nguồn: tác giả và ý kiến các chuyên gia
Nhận xét: Qua ma trận, với số điểm quan trọng là 2,6 cho thấy sức mạnh bên trong của Xí nghiệp đang ở mức trung bình, còn nhiều điểm yếu mà Xí nghiệp cần phải có giải pháp khắc phục trong thời gian tới như nâng cao năng lực tài chính, xem đó là nguồn lực quan trọng cần chú trọng đầu tư cho sự phát triển. Cần tăng cao năng lực thu mua nguyên liệu cũng như là chú trọng đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu riêng của Xí nghiệp. Công tác dự báo, thu thập và phân tích thông tin chưa thật sự chính xác làm cho việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro và hạn chế. Bên cạnh đó, cần đầu tư, cải tiến công nghệ để tiết kiệm chi phí xử lý môi trường và giảm bớt sự thâm dụng lao động ở các khâu sản xuất chính. Việc mở rộng qui mô sản xuất là cần thiết, với qui mô sản xuất nhỏ bé thì khó đạt được thành công vượt trội dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh lớn hơn chèn ép. Với các thế mạnh về nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và đã gắn bó lâu năm với Xí nghiệp, nguồn nguyên liệu tại chỗ, chất lượng sản phẩm ổn định, uy tín đã có, Xí nghiệp cần phát huy hơn nữa để duy trì lợi thế của mình.
2.3.2 NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 2.3.2.1 Môi trƣờng vĩ mô 2.3.2.1 Môi trƣờng vĩ mô
2.3.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng GDP như trên cũng được đánh giá là khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp cũng như các DNCBĐ tăng cường đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Tuy nhiên nó cũng tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn cho Xí nghiệp trong việc giữ vững thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như là tỷ lệ khách hàng trung thành với công ty.
Chính sách thuế quan
Sản xuất chế biến nhân điều cần rất nhiều vật tư nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, nguyên liệu điều thô…. Thành phẩm nhân điều cũng tiêu thụ cho xuất khẩu là chính. Do đó chính sách thuế xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của DNCBĐ. Một chính sách linh hoạt sẽ phần nào hỗ trợ cho thu nhập của người trồng điều và lợi nhuận cho DNCBĐ. Hiện tại, thuế xuất khẩu nhân điều bằng 0%, thuế nhập khẩu điều thô nguyên liệu ở mức thuế suất thuế 5 - 7%, được hưởng ân hạn hoàn thuế sau 275 ngày nhưng đi kèm với nó là rất nhiều thủ tục thanh khoản, định mức phụ, thứ phẩm với ngành Hải quan vô cùng phức tạp. Chính sách này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp cũng như các DNCBĐ Việt Nam so với Ấn Độ (thuế nhập khẩu điều thô của Ấn Độ là 0%).
Tác động chung từ xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tiếp tục được khẳng định là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và được thực hiện với quy mô, mức độ càng cao. Có thể nói rằng, cơ hội lớn nhất mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình HNKTQT hơn 20 năm qua là đã mở thêm nhiều thị trường mới. Với việc là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, AFTA…Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những thị trường được đánh giá là năng động nhất thế giới. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thị trường đến 150 quốc gia thành viên với các hàng rào thương mại hạ thấp và được hưởng các cam kết ưu đãi.
Bên cạnh những tác động tích cực, việc HNKTQT của nước ta cũng mang đến nhiều khó khăn cho các DN. Trên thực tế, chúng ta còn thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu
chuẩn quốc tế (chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý chứng nhận chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường..) cũng như về các cách tiếp cận thị trường và các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh từ các nước nhập khẩu nên sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của DN. Tiếp đến là tình hình khủng hoảng tài chính ở Mỹ và thế giới cũng tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam mà cụ thể là đến sức mua, nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán …
2.3.2.1.2 Các yếu tố tự nhiên và xã hội
Tài nguyên tự nhiên (quỹ đất trồng điều)
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có thổ nhưỡng đất đai, khí hậu rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Cây điều không đòi hỏi đất tốt, có thể sống ở vùng đất xấu mà các cây khác không thể sống được, kinh phí trồng điều thấp không cần chăm bón nhiều như cây cao su, cà phê hay một số cây hoa quả khác. Đặc điểm này làm cho việc trồng điều phát triển khá mạnh trong thời gian qua, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành sản xuất chế biến điều. Một số tỉnh có diện tích trồng điều lớn đó là : Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Bình Thuận, Gia Lai và Bình Định. Trong đó Bình Phước với điều kiện tự nhiên, đất đai rất thích hợp cho cây điều phát triển nên có diện tích lớn nhất nước chiếm 45% diện tích cả nước như hình 2.4
Hình 2.4: Diện tích trồng điều chia theo vùng và tỉnh trọng điểm năm 2009
Nguồn: Báo cáo của Cục Trồng trọt – Phân viện QH và TKNN
Ảnh hƣởng của thời tiết và sâu bệnh
Sản lượng hạt điều chịu nhiều tác động mạnh của thời tiết, khí hậu bởi cây điều canh tác hoàn toàn nhờ “nước trời”. Như năm 2009, thời tiết biến đổi thất thường đã làm sản lượng điều giảm, cả nước chỉ thu hoạch được 303.000 tấn (giảm 46.000 tấn so với 2008). Những năm gần đây mùa mưa kết thúc sớm, mưa trái vụ, bão, lũ, nắng hạn, sâu bệnh gây hại… là một trong những yếu tố làm làm giảm sút sản lượng hạt điều đáng kể. Thời tiết thay
đổi ngày càng thất thường cộng với giá vật tư, nhiên liệu leo thang đẩy người trồng điều vào tình huống thêm khó khăn và DNCBĐ thêm thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng
Kỹ thuật trồng và canh tác cây điều, giống điều
Khoa học ngày càng phát triển, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây điều từ khâu trồng, sản xuất - chế biến và tăng năng suất cây trồng. Về giống điều cũng đã phát triển nhanh chóng: từ trồng điều bằng hạt chủ yếu dần đã chuyển sang trồng các giống điều cao sản cho năng suất cao 2 - 4 tấn/ha, chống được sâu bệnh, …Ngoài ra, các Viện, Trường Đại học đã liên tục nghiên cứu và đưa vào sản xuất những loại giống có năng suất và chất lượng ngày càng cao, phù hợp với từng địa phương trồng điều. Sự tích cực hỗ trợ của các tổ chức như các trung tâm khuyến nông, các DNCBĐ trong việc khuyến cáo, chuyển giao đến người nông dân những khoa học kỹ thuật đã có những kết quả tốt đẹp làm tăng năng suất sản lượng điều đáng kể. Tất cả những điều đó nhằm mang lại sự ổn định nguồn nguyên liệu, tạo cơ sở cho các DNCBĐ Việt Nam nói chung và cho Xí nghiệp nói riêng phát triển bền vững
Về mặt xã hội
Việt Nam là đất nước đông dân số, theo thống kê đến năm 2008 đã hơn 85 triệu người và dân số trẻ chiếm đa số. Mặt khác, thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện nhất là khu vực thành thị. Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có sản phẩm nhân điều. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của của các thành viên trong gia đình và sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như nhân điều. Đây là một cơ hội rất tốt cho các DNCBĐ nói chung và Xí nghiệp nói riêng với một thị trường tiêu thụ lớn và đang ngày càng phát triển.
2.3.2.1.3 Các yếu tố khoa học công nghệ Công nghệ Công nghệ
Yếu tố khoa học công nghệ (KH-CN) đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Công nghệ càng hiện đại càng giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng năng suất, hạn chế thâm dụng lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính nhờ công nghệ tiên tiến mà ngành điều Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu nhân điều số 1 trên thế giới từ năm 2006 cho đến nay. Vinafimex Binh Phuoc cũng rất quan tâm đến đầu tư công nghệ, tuy nhiên sự phát triển của KH-CN ngày càng nhanh là một thách thức lớn đối với Xí nghiệp.
Sản phẩm mới:
Ngoài sản phẩm truyền thống là nhân điều thô xuất khẩu, ngành điều đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm sau nhân nhằm tăng tỷ trọng giá trị gia tăng. Các sản phẩm sau nhân như: nhân điều rang muối, chiên bơ, tẩm ướp gia vị (mật ong, hương tỏi, wasabi..) hoặc làm bánh kẹo nhân hạt điều. Ngành điều cũng đang định hướng đa dạng hóa các sản phẩm từ trái điều, phụ phẩm từ gỗ điều và vỏ hạt điều. Cụ thể như các sản phẩm: sản xuất cồn khô từ trái điều, nước ép dinh dưỡng từ trái điều, rượu điều, sản phẩm từ gỗ điều, sản xuất má phanh, hay là triển vọng sản xuất ethanol từ trái điều ,…. nhằm tận thu nguồn lợi lớn mà cây điều mang lại cho người nông dân trồng điều. Các sản phẩm này đều đang có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và nước ngoài. Đây thực sự là một thách thức rất lớn cho Xí nghiệp trong việc hoạch định tài chính, chọn lựa công nghệ đầu tư phát triển sản phẩm mới thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho DN.
2.3.2.1.4 Các yếu tố chính trị và chính phủ Ổn định chính trị Ổn định chính trị
Việt Nam được xem là nước có sự ổn định chính trị và an ninh nhất trong khu vực. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển tốt nhất trên tiêu chí công bằng - bình đẳng và minh bạch. Điều này tác động lớn đến tâm lý an tâm và mạnh dạn đầu tư của các doanh nghiệp.
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nƣớc
Ngành chế biến hạt điều là một trong những lĩnh vực chế biến ưu tiên phát triển được Bộ NN và PTNT khởi thảo và đưa vào trong đề án Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020. Ngành điều cũng được Chính phủ ban hành một