Phân tích kim ngạch và thị trƣờng xuất khẩu của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 33)

Sản phẩm nhân điều của Xí nghiệp đã xuất khẩu đến các quốc gia gồm: Mỹ, các nước Châu Âu (EU), Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Khu vực Trung Đông…. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc luôn là những thị trường lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Xí nghiệp. Cụ thế theo số liệu bảng 2.1,

Bảng 2.1: Kim ngạch và thị trƣờng xuất khẩu của Vinafimex Binh Phuoc từ 2006 - 2009 ĐVT: Giá trị (1.000 USD), Tỷ trọng (%) Thị trƣờng 2006 2007 2008 2009 GT TT GT TT GT TT GT TT Mỹ 1.502,5 35,23% 1.663,3 34,94% 2.467,0 33,48% 2.200,4 31,37% Trung Quốc 934,4 21,91% 1.115,8 23,44% 1.834,7 24,90% 1.885,4 26,88% EU 874,3 20,50% 928,7 19,5% 1.654,2 22,45% 1.354,4 19,31% Úc 669,6 15,70% 680,3 14,29% 941,7 12,8% 1.031,1 14,7% Thị trường khác 284,0 6,66% 372,3 7,8% 470,8 6,4% 542,9 7,7% Tổng cộng 4.264,88 100% 4.760,33 100% 7.368,47 100% 7.014,21 100%

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Mỹ là thị trường tiêu thụ chủ lực của Xí nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này là những mặt hàng cao cấp như WW240, WW320…. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 33% (khoảng hơn 1,9 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp. Năm 2009 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính làm giảm chi tiêu, tiêu dùng nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 33,48% (giảm 2,11% so với năm 2008) cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhân điều ở Mỹ vẫn rất cao.

Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ ổn định và chiếm tỷ trọng cao, là do Xí nghiệp luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện giao hàng đúng tiến độ và do uy tín của Xí nghiệp đã tạo dựng từ những năm trước. Như thời điểm năm 2004 khi giá nhân điều thế giới tăng cao, hàng loạt DNCBĐ khác hủy hợp đồng đã ký để bán cho đối tác khác với giá cao hơn hay như thời điểm khó khăn của ngành điều năm 2005, các DNCBĐ phải bội tín với khách hàng, không giao hàng vì giá nhân điều xuống thấp… thì riêng với Xí nghiệp - một doanh nghiệp nhà nước luôn thực hiện đúng hợp đồng đã ký.

Xí nghiệp luôn chú trọng phát triển khách hàng ở Mỹ, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trong tổng KNXK của đơn vị vì giá xuất khẩu vào thị trường này cao và thông qua các khách hàng này là cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Xí nghiệp đến các thị trường khác. Dự kiến trong những năm sắp đến, kim ngạch vào thị trường này còn tăng cao hơn vì Xí nghiệp đã ký được những hợp đồng bán xa, có giá trị lớn với những sản phẩm nhân điều cao cấp và Xí nghiệp đã có được một số khách hàng thân thiết cũng như tạo được uy tín trong bạn hàng các doanh nhân ở Mỹ.

Thị trường lớn thứ hai thứ hai mà Xí nghiệp đang xuất khẩu với những mặt hàng quá cao cấp như hàng vàng, hàng nhỏ và hạt bể… là Trung Quốc. Thị trường này có kim ngạch

đang tăng trưởng mạnh, xem như là thị trường mới nổi của Xí nghiệp trong vài năm trở lại đây. Mỗi năm Xí nghiệp thu về khoảng 1,4 triệu USD chiếm tỷ trọng bình quân 24,2%. Đây là một trong những thị trường gần với Việt Nam, có nhu cầu rất lớn về mặt hàng điều nhân trung bình để sản xuất bánh kẹo và những sản phẩm chế biến sâu về hạt điều. Thị trường rất lớn này Xí nghiệp cần phát triển trong những năm sắp đến.

Thị trường EU đứng thứ ba trong cơ cấu xuất khẩu của Xí nghiệp. Các nước tiêu thụ nhân điều mạnh có thể kể đến là Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ…..Đây được xem là thị trường có sự ổn định và khả năng phát triển rất cao. Dung lượng thị trường lớn, nhu cầu đa dạng làm cho Xí nghiệp xuất khẩu được nhiều loại mặt hàng từ hàng cao cấp đến hàng trung bình. Kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm là 1,2 triệu USD chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 22,44%. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 -2009 những thị trường khác có dấu hiệu suy giảm và chững lại, thì với thị trường này vẫn có sự suy giảm nhưng không đáng kể. Những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU cũng rất khó khăn không kém so với thị trường Mỹ, nhưng Xí nghiệp đã đáp ứng được. Trong những năm sắp tới, Xí nghiệp vẫn tập trung xuất khẩu sang thị trường EU.

Một thị trường kế tiếp có kim ngạch đáng kể là thị trường Úc. Đây là một trong những thị trường có quan hệ làm ăn lâu năm với Xí nghiệp. Kim ngạch trung bình hàng năm xuất vào thị trường này khoảng 0,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14%. Đây là một trong những thị trường tiềm năng của Xí nghiệp.

Ngoài những thị trường trọng điểm có những khách hàng quen thuộc như Mỹ, Trung Quốc, EU và Úc, Xí nghiệp luôn có những nỗ lực nhất định trong việc tìm kiếm thị trường mới ở Trung Đông và Châu Phi. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp.

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ 2006 - 2009

Để đánh giá khách quan kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2006- 2009, chúng tôi xin điểm lại tình hình hoạt động của ngành điều năm 2005. Đây là thời gian thực sự khó khăn đối với ngành điều Việt Nam nói chung và Vinafimex Binh Phuoc nói riêng. Toàn ngành điều Việt Nam năm 2005 bị thua lỗ hơn 1.000 tỷ. Hàng tồn kho của năm 2005 chuyển sang năm 2006 tiếp tục hạch toán lỗ gần 2.000 tỷ cho toàn ngành điều Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm giá của mặt hàng điều nhân xuất khẩu nằm ngoài tầm kiểm soát và dự báo của Hiệp hội điều Việt nam (Vinacas) và các DNCBĐ.

Trở lại tình hình của XN, ta thấy kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của XN rất khả quan, trung bình mỗi năm đạt 5 triệu USD như bảng 2.2. Xí nghiệp là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong các DNCBĐ của Việt Nam.

Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006 - 2009

STT Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

1 Sản lượng xuất khẩu (ngàn tấn) 1,043 1,070 1,278 1,434 2 Giá xuất khẩu (ngàn USD/ tấn) 4,091 4,450 5,714 4,890 3 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 4,26 4,76 7,30 7,01 4 Doanh thu (triệu VND) 76.173,59 92.443,00 136.000,00 90.702,00 5 Lợi nhuận sau thuế (triệu VND) (10.542,00) 2.540,00 11.000,00 7.500,00

6 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 21,36% 47,12% -33,31%

7 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (%) 124,09% 333,07% -31,82%

8 Lợi nhuận / doanh thu (%) -14% 3% 8% 8%

Nguồn: Báo cáo tài chính – Vinafimex Binh Phuoc

Năm 2006, do hậu quả của hàng tồn kho giá cao năm 2005 để lại nhiều, nên trong năm này nhờ chất lượng sản phẩm có uy tín từ trước việc bán sản phẩm ra đã giảm lỗ một phần đáng kể của năm 2005, nhưng kết quả kinh doanh năm 2006 tiếp tục lỗ 10,542 tỷ đồng. Dù thua lỗ nhưng đó vẫn là một kết quả khả quan đối với Xí nghiệp trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Đến năm 2007 doanh thu đạt 92 tỷ đồng tăng 21,36% so với năm 2006 và lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc đạt 124,09%, Xí nghiệp bắt đầu có lợi nhuận với 2,5 tỷ đồng. Đến năm 2008 doanh số tăng một cách đột biến với mức tăng 47,12% so với năm 2007, lợi nhuận thu được 11 tỷ đồng tăng 333,07% so với năm 2007. Với kết quả đó đã phản ánh công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp rất tốt, đã tận dụng được thời cơ thị trường có tín hiệu tốt, gia tăng sản xuất, chuẩn bị đủ lượng hàng cho xuất khẩu mang lại kết quả kinh doanh cao cho XN nhưng đồng thời cũng phản ánh thị trường kinh doanh điều nhân còn chứa đựng nhiều rủi ro. Năm 2008 cũng đánh dấu một cột mốc lớn với Xí nghiệp, lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 10 năm qua.

Bước sang năm 2009 chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nghiêm trọng sức tiêu thụ ở các thị trường nhưng nhờ sự cố gắng nỗ lực của Xí nghiệp, sự quan tâm của nhà nước trong việc hỗ trợ nguồn vốn kích cầu, xúc tiến thương mại, tạo đầu ra cho sản phẩm nên doanh thu của XN cũng đạt được 90,7 tỷ đồng giảm 33,31% so với năm 2008 và lợi nhuận đạt 7,5 tỷ đồng giảm 31,82% so với năm 2008.

Qua phân tích kết quả kinh doanh 2006-2009, ta thấy Xí nghiệp đã không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn như chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh thu mua nguyên liệu … để đưa Xí nghiệp vượt qua tình trạng thua lỗ sâu năm 2005 và tiến đến có lợi nhuận đáng kể trong 2 năm 2008, 2009.

2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA VINAFIMEX BINH PHUOC

2.3.1 Các yếu tố bên trong Xí nghiệp 2.3.1.1 Nguồn nhân lực 2.3.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể nói là điểm mạnh của Xí nghiệp. Với đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có nhiều tâm huyết với sự phát triển của công ty, trong đó giám đốc là người có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành nông sản, 7 năm kinh nghiệm trong ngành điều và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công tycho đến hôm nay. Đội ngũ lao động sản xuất lành nghề và gắn bó lâu năm với DN

Bảng 2.3: Tình hình lao động tại Xí nghiệp đến 31/12/2009

Danh mục Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ

1.Tổng số lao động 400 100%

-Cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng 40 10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Lao động trực tiếp sản xuất 360 90% 2.Trình độ lao động

-Đại học và cao đẳng 16 4%

-Trung cấp 9 2,25%

-Phổ thông 375 93,75%

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Cán bộ quản lý và nhân viên

Qua số liệu bảng 2.3, đến 31/12/2009 tổng số nhân viên của Xí nghiệp là 400 người, trong đó cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng chiếm 10% còn lại là công nhân sản xuất. Nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9000 đã giúp cho Xí nghiệp chủ động xây dựng quy trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính. Thêm vào đó, được sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Vegetexco nên có sự luân chuyển cán bộ đầu ngành, các chỉ đạo mang tính định hướng, các hỗ trợ cần thiết đã góp phần đưa Xí nghiệp phát triển ngày càng mạnh hơn.Trình độ nhân viên ở bậc đại học và cao đẳng chiếm 4% là tương đối thấp, làm hạn chế việc tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là

kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới. Nhưng nhìn chung, lực lượng lao động này đã đáp ứng tốt các yêu cầu, chất lượng công việc đề ra.

Lao động trực tiếp sản xuất

Để sản xuất chế biến nhân điều đòi hỏi rất nhiều lao động thủ công, trong đó khâu tách vỏ cứng, cạo vỏ lụa và phân loại chiếm tới trên 50%. Vì vậy, năng suất sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề người công nhân. Theo bảng 2.3, số lượng công nhân sản xuất của Xí nghiệp là 360 người chiếm tỷ trọng 90%, trình độ lao động ở mức phổ thông là đa số. Do lao động trực tiếp không đòi hỏi có trình độ cao, chỉ cần sự lành nghề, chuyên môn vững, khéo léo, nhanh nhẹn và thành thạo công việc, mà điều đó đội ngũ lao động của Xí nghiệp hoàn toàn đáp ứng được. Họ là những công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, năng suất lao động cao và đã gắn bó lâu năm với Xí nghiệp. Như vậy, nó là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của Xí nghiệp trong giai đoạn 2011 -2015.

Thu nhập của ngƣời lao động

Bảng 2.4: Thu nhập của ngƣời lao động qua các năm 2006 - 2009

Năm 2006 2007 2008 2009

Thu nhập bình quân của CNSX (triệu đồng/tháng) 1,5 1,65 1,9 2,2

Tốc độ tăng thu nhập bình quân 10% 15% 15,7% Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Mức lương hiện tại của Xí Nghiệp là 2,2 triệu đồng/tháng, mức lương này nằm trong ngưỡng trung bình và thấp hơn so với các ngành khác. Tuy tiền lương qua các năm đã tăng trung bình 13,56% nhưng vẫn còn rất thấp nên Xí nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc giữ chân được người lao động. Thêm vào đó do công việc cũng không hấp dẫn như điều kiện lao động không tốt, ô nhiễm… Vì vậy bên cạnh mức lương, công ty cần chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố khác để giữ chân và tạo sự gắn bó lâu dài nơi người lao động như: điều kiện sinh sống, chế độ làm việc, mức trợ cấp và đặc biệt là mọi thành viên đều được tôn trọng, có cơ hội phát triển như nhau.

Những nguyên nhân khó khăn trong việc tuyển dụng lao động

Những năm trở lại đây sự khan hiếm lao động trong ngành điều ngày càng cao do nhiều cơ sở chế biến điều ra đời, do sự cạnh tranh lao động giữa các nhà máy trong ngành và cạnh tranh lao động giữa ngành điều với các ngành khác. Nhưng lợi thế của Xí nghiệp là nhà

máy đặt tại Bình Phước, nơi có nguồn lao động tại chổ dồi dào, có tay nghề, nên cũng hạn chế được phần nào tình trạng thiếu nhân công sản xuất khi vào mùa vụ. Nhìn chung, công tác tuyển dụng công nhân còn gặp một số khó khăn như sau:

Hình 2.1: Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng lao động

Nguồn: khảo sát của tác giả

Như hình 2.1, khó khăn nhất trong khâu tuyển dụng là do thiếu lao động có tay nghề trên thị trường chiếm 48%, do hầu hết bị hút về TP. HCM hoặc Bình Dương, Đồng Nai, nơi có điều kiện, mức sống và chất lượng cuộc sống cao hơn. Mặt khác, 38% là do công việc không hấp dẫn với người lao động khi không tạo được mức thu nhập ổn định, nguy cơ mất việc cũng rất cao do công việc mang tính thời vụ.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực của XN

Ngân sách hàng năm dành cho đào tạo khoảng 250 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1% tổng quỹ lương của Xí nghiệp. Đối với CBCNV thì được tham gia các khóa đào bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành do Ban lãnh đạo XN hoặc Tổng Công ty tổ chức hoặc phối hợp với các trường đại học, các tổ chuyên ngành khác như VCCI,...Đối với công nhân sản xuất, Xí nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động, điều này dẫn đến chi phí đào tạo tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

2.3.1.2 Năng lực tài chính

Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nói đến kinh doanh không thể không nói đến vốn, riêng với DNCBĐ xuất khẩu thì nhu cầu vốn là rất lớn vào thời điểm thu mua nguyên liệu dự trữ (từ tháng 3 - tháng 6 hàng năm) phục vụ cho sản xuất chế biến cả năm. Vì vậy trong phạm vi đề tài này xin được đề cập đến hai bộ phận cơ bản của vốn là: quy mô vốn và vốn huy động.

Sau cùng, phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô vốn của Xí nghiệp Bảng 2.5: Quy mô vốn của Xí nghiệp

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Vốn kinh doanh (tỷ đồng) 117 117 129 129 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn tự có (vốn điều lệ) 27 27 29 29

- Vốn vay 90 90 100 100

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Theo bảng số liệu trên có thể nói quy mô vốn của XN tương đối thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh hàng năm, sự yếu kém về vốn của doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy nếu chúng ta làm phép so sánh tương đối với các DNCBĐ có cùng công suất như Nhật Huy (Bình Dương - vốn điều lệ 55 tỷ), Mai Hương (Bình Phước - vốn điều lệ 60 tỷ)… hoặc làm một phép tính đơn giản như sau: công suất chế biến 5.000-7.000 tấn/năm, vùng nguyên liệu của XN chỉ đáp ứng 4% (2 tấn/ha *100 ha = 200 tấn), 96% nhu cầu nguyên liệu còn lại XN thu mua thêm từ thị trường. Giả sử giá thu mua là 14.000đ/kg (giá mùa vụ năm 2009 là

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 33)