Năng lực công nghệ chế biến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 42)

Trình độ công nghệ

Xí nghiệp đang sử dụng “công nghệ chao dầu” để chế biến nhân điều, sơ đồ quy trình chế biến như sơ đồ 1.1 và phần thuyết minh quy trình sản xuất của Xí nghiệp được trình bày ở phụ lục 2.1. Đánh giá chung công nghệ sản xuất của Xí nghiệp chỉ đạt ở mức trung bình so với các DNCBĐ cùng ngành và là điểm yếu của Xí nghiệp. Cụ thể:

- “Công nghệchao dầu” đã lạc hậu, máy móc thiết bị thô sơ đã khấu hao hết 90% làm hạn chế khả năng sản xuất. Do nhược điểm của công nghệ này là gây ô nhiễm môi trường nên làm tốn kém nhiều tài chính cho chi phí xử lý môi trường (chi phí xây dựng ống khối lò sấy cao, xây dựng hệ thống kênh thoát nước thải ngâm - ủ và chi phí kiểm định về an toàn môi trường…).

- Công nghệ sản xuất chủ yếu là chế biến nhân điều sơ chế, không có công nghệ đa dạng hóa sản phẩm từ nhân điều để chế biến thành các sản phẩm sau nhân như: bánh kẹo nhân điều, điều rang muối, bọc đường, chiên bơ … hay để tận dụng các phụ phẩm từ cây điều như thân cây làm gỗ, trái điều làm nước ép… Vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm không nhiều và năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp thường thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Có đến 90% sản phẩm của Xí nghiệp mới chỉ chế biến thô chưa qua tinh chế.

- Mức độ cơ giới hóa trong một số khâu quan trọng còn thấp, do vậy năng suất sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của người công nhân. Đồng thời quy trình công nghệ chế biến sử dụng nhiều lao động chân tay sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng để đảm bảo an toàn vệ sinh là cao nhất.

Công suất chế biến

Tổng công suất chế biến của Xí nghiệp là 5.000 - 7.000tấn nguyên liệu/năm, tương đương 1.136 - 1.590 tấn nhân điều/năm. Vào thời điểm năm 1998 mới bắt đầu xây dựng Xí nghiệp thì mức công suất này là hợp lý, công suất nằm ở mức trung bình so với các DNCBĐ trong ngành, giúp cho XN hạn chế được thiếu nguyên liệu cũng như là hạn chế được sự thiếu hụt lao động. Nhưng sau quá trình phát triển 10 năm, đến nay mức công suất này xem ra là khá nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)