Ổn định chính trị
Việt Nam được xem là nước có sự ổn định chính trị và an ninh nhất trong khu vực. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển tốt nhất trên tiêu chí công bằng - bình đẳng và minh bạch. Điều này tác động lớn đến tâm lý an tâm và mạnh dạn đầu tư của các doanh nghiệp.
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nƣớc
Ngành chế biến hạt điều là một trong những lĩnh vực chế biến ưu tiên phát triển được Bộ NN và PTNT khởi thảo và đưa vào trong đề án Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020. Ngành điều cũng được Chính phủ ban hành một loạt chính sách ưu đãi như: các DN làm điều được vay vốn từ quỹ hỗ trợ quốc gia, miễn thuế xuất khẩu, miễn giảm thuế nông nghiệp, ưu đãi đầu tư…Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tạo điều kiện thuận lợi để giúp các DNCBĐ phát triển nhanh hơn nữa bao gồm cho vay ưu đãi và miễn thuế cho các nhà xuất khẩu nhân điều và nhập khẩu điều thô ở nước ngoài.
Việc thành lập hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) theo quyết định 346/NN - TTCB/ QĐ ngày 29/11/1990 là cơ sở để các hội viên tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh
điều, cùng góp tiếng nói với Chính Phủ trong phát triển ngành, xúc tiến thương mại, tổ chức lễ hội.. và phục vụ sản xuất kinh doanh của hội viên và doanh nghiệp
Văn bản pháp lý
Văn bản quan trọng nhất mang tính định hướng của Chính phủ đối với sự phát triển của toàn ngành điều là Quyết định số 39/2007/QĐ - BNN ngày 02/05/2007 của Bộ NN và PTNT về “Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tạo ra các vùng chuyên canh điều và tập trung vào các giải pháp: ổn định vùng nguyên liệu, xúc tiến mở rộng thị trường, các chính sách hỗ trợ về tài chính - tín dụng, khoa học công nghệ và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
2.3.2.2 Môi trƣờng vi mô
2.3.2.2.1 Khách hàng (ngƣời mua):
Nhân điều dùng để ăn liền hoặc làm bánh kẹo được tiêu thụ mạnh nhất ở các nước phát triển. Với đời sống và mức thu nhập cao nên các nước này có xu hướng tiêu dùng hướng tới sản phẩm có nguồn gốc thực vật, hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có lợi cho sứckhỏe. Nhân điều là sản phẩm đáp ứng được yêu cầu như vậy. Sản lượng xuất khẩu nhân điều qua các năm đều tăng chứng tỏ nhu cầu nhân điều trên thế giới còn rất cao.
Khách hàng của Xí nghiệp là những công ty nhập khẩu điều nước ngoài và một số ít công ty trong nước. Ngoài những công ty mua hàng trực tiếp của Xí nghiệp như CATZ INTERNATIONAL B.V, BARROW LANE AND BALLARD LIMITED, J.F BRAUN & SON INC, SUNRISE COMMODITIES INC, RALS INTERNATIONNAL PTE LTD… phần lớn còn lại là các công ty môi giới trung gian mua hàng để đưa về trung tâm đấu giá điều lớn trên thế giới. Việc mua bán với các khách hàng quốc tế ngày nay cũng hết sức khó khăn như về giá mua thường thấp, rủi ro trong thanh toán, thanh toán chậm hay xù nợ,…
Xu hƣớng tiêu dùng nhân điều hiện nay
Nền kinh tế toàn cầu kết thúc năm 2008 trong khủng hoảng với những bất ổn trong ngành lương thực và năng lượng. Thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về một tương lai với các nguồn lực suy giảm, giá năng lượng và nhiên liệu cao, tranh cải về nhiên liệu sinh học, trợ cấp nông nghiệp, phá rừng, căng thẳng về nguồn nước và suy thoái môi trường. Những vấn đề này đã hướng người tiêu dùng đến sản phẩm sạch, có chất lượng cao và được bảo đảm bởi một quy trình sản xuất sạch.
Nhiều nhà nhập khẩu nhân điều đang ráo riết tìm nguồn hàng có các chứng nhận sản phẩm sạch, chất lượng như nhân điều hữu cơ với mức giá cao hơn từ 20 USD/tấn so với nhân điều cùng loại. Đặc biệt là các khách hàng này quan tâm đến khả năng truy xuất nguồn cũng như yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nước Mỹ, EU (thị trường tiêu thụ lớn nhất của XN cũng như của Việt Nam) ngày càng ưa thích những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo ATVSTP và kiểm soát được dư lượng hóa chất. Do đó, quy chế nhập khẩu từ các nước này ngày càng thắt chặt hơn. Bộ luật thực phẩm ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng đang dần thay đổi theo hướng minh bạch về nguồn gốc và khả năng truy nguyên của sản phẩm kèm theo một hệ thống các quy định hết sức nghiêm ngặt về kim loại nặng, xuất xứ, các chất gây dị ứng… và sự minh bạch trong sử dụng hóa chất, các enzym trong khâu sản xuất, chế biến và bảo quản.
2.3.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chính của XN là những nhà máy có công suất lớn, đã và đang áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO & HACCP, có kim ngạch xuất khẩu trên 20 triệu USD/năm. Việt Nam có khoảng 300 DNCBĐ, trong đó tham gia xuất khẩu khoảng 203 doanh nghiệp nhưng chỉ có 38 DN đạt KNXK > 5 triệu USD trong đó có Vinafimex Binh Phuoc. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là: Donafood, Nhật Huy, Lafoco, OLam… (Xem chi tiết ở phụ lục2.6 )
Song song đó, các công ty kinh doanh chế biến điều của nước ngoài đang đăng ký hoạt động tại Việt Nam được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước về đầu tư nước ngoài cũng là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại cho XN. Ví dụ như: công ty OLAM Vietnam (KNXK năm 2009 là 60 triệu USD, vốn 5 triệu USD), RALS INTERNATIONAL Vietnam (KNXK 2009 là 38 triệu USD, vốn 2 triệu USD). Trong đó “đại gia” OLAM đến từ Singapore tham gia rất mạnh vào hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu điều. Đây được xem là “đối thủ” đáng ghờm đối với Xí nghiệp.
Từ những phân tích như trên, để có thể đánh giá một cách đầy đủ về các ưu thế và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, ta sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh với sự đánh giá của các chuyên gia trong ngành điều. Ở đây xin được đề cấp đến 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Xí nghiệp là Donafood và Nhật Huy như sau:
Bảng 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
T
T Các yếu tố quan trọng độ QT Mức
NHẬT HUY VINAFIMEX DONAFOOD
Hạng Điểm QT Hạng Điểm QT Hạng Điểm QT 1 Năng lực tài chính 0,11 3 0,22 2 0,33 4 0,44 2 Lợi thế về vị trí địa lý so
với vùng nguyên liệu chính 0,11 2 0,33 3 0,22 4 0,44
3 Năng lực sản xuất 0,09 2 0,18 2 0,27 4 0,36
4 Chất lượng sản phẩm 0,12 3 0,48 3 0,36 4 0,48 5 Khả năng cạnh tranh giá 0,08 3 0,24 2 0,24 4 0,32 6 Năng lực marketing 0,09 2 0,27 2 0,18 4 0,36 7 Đa dạng hóa sản phẩm 0,07 4 0,14 2 0,28 3 0,21 8 Chất lượng nguồn nhân lực 0,14 3 0,42 3 0,28 3 0,42
9 Thị phần 0,08 3 0,16 2 0,24 4 0,32
10 Uy tín, thương hiệu 0,1 3 0,3 3 0,2 4 0,4
Tổng cộng 1 3,18 2,71 3,75
Nguồn: tác giả và ý kiến các chuyên gia
Nhận xét: Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh trên ta có thể thấy Donafood là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với tổng số điểm quan trọng là 3,75 kế đến là Nhật Huy có tổng số điểm quan trọng là 3,18. Vì vậy khi xây dựng giải pháp cho Vinafimex Binh Phuoc thực hiện mục tiêu là vượt qua đối thủ cạnh tranh thì cần phát huy những mặt mạnh của Xí nghiệp như nâng cao uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực và hạn chế những mặt yếu như năng lực sản xuất, tài chính và đa dạng hóa sản phẩm.
2.3.2.2.3 Nhà cung cấp
Để sản xuất chế biến nhân điều cần rất nhiều nhà cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho sản xuất nông nghiệp. Hạt điều thô, bao bì, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ kiểm định, vận chuyển cho xuất khẩu. Trong đó nhà cung cấp nguyên liệu hạt điều thô là quan trọng nhất và quyết định hiệu quả kinh doanh của nhà máy chế biến, công suất chế biến và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguồn cung ứng nguyên liệu chính cho Xí nghiệp được lấy từ hai nguồn: hạt điều thu mua từ các hộ nông dân trồng điều trong nước và nguồn nguyên liệu hạt điều ngoại nhập. Hiện nay, hạt điều thu mua từ các hộ nông dân cung cấp khoảng 70 - 80% nguyên liệu cho
Xí nghiệp, trung bình 10 - 12 tấn hạt điều/ngày, còn lại 20-30% hạt điều nguyên liệu vẫn phải nhập ngoại, do đó không thể tránh khỏi ảnh hưởng từ các biến động về nguồn cung, giá cả trên thị trường hạt điều nguyên liệu. Ngoài ra, sự biến động không lường trước được của giá cả nhập khẩu do sự biến động giá xăng dầu, tỷ giá hối đoái, thuế suất… cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và giảm sức cạnh tranh của Xí nghiệp.
Tình trạng phổ biến trong ngành điều là việc thiếu hụt nguyên liệu, do các DNCBĐ ra đời nhưng không có vùng nguyên liệu riêng mà chủ yếu trông chờ từ các hộ nông dân. Sản lượng điều thu hoạch năm 2009 đạt 303 ngàn tấn trong khi đó tổng công suất chế biến của ngành gần 700 ngàn tấn/năm.Từ đó, cạnh tranh nguyên liệu là cạnh tranh gay gắt nhất giữa các DNCBĐ.
Để có cái nhìn rõ nét hơn về sản lượng nguồn cung nguyên liệu, chúng ta điểm qua tình hình nguồn nguyên liệu trong nước cũng như nước ngoài như sau:
Nguồn nguyên liệu trong nước
Như đã giới thiệu khái quát về ngành điều Việt Nam ở phần 1.6.2 thì giai đoạn vừa qua 2006- 2009 diện tích trồng điều ở nước ta tăng nhanh từ 30 ngàn ha cuối thập kỷ 80 lên tới 398 ngàn ha vào năm 2009. Nhìn chung, cho đến nay nước ta có một vùng nguyên liệu tương đối rộng lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được 60% công suất chế biến cho toàn ngành, 40% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Châu Phi. Diện tích trồng điều nước ta đang có xu hướng giảm xuống điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững cho Xí nghiệp tương lai. Nguồn nguyên liệu sản xuất sẽ phụ thuộc vào nhập ngoại nhiều hơn và sẽ làm giảm sút chất lượng nhân thành phẩm. Do đó Xí nghiệp cần có những giải pháp kịp thời để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất cho DN.
Những nguyên nhân làm giảm sản lượng cung điều thô của nước ta
o Diện tích vườn điều già cỏi, lâu năm đang tăng
o Quy mô vườn điều nhỏ lẻ, phân tán: Theo Vinacas thì trên 80% diện tích trồng điều
trên cả nước do các hộ nông dân trực tiếp trồng, quy mô nhỏ. So với các nước trồng điều trên thế giới thì các hộ nông dân trồng điều của Việt Nam đều thuộc dạng nhỏ lẻ, diện tích hẹp và tương đối độc lập với nhau.
o Hiệu quả kinh tế cây điều thấp hơn cây trồng khác nên không thu hút được người trồng điều. (xem thêm ở phụ lục 1.5).
o Quỹ đất trồng điều ở Bình Phước đã cạn, trong khi đó trồng ở những vùng đất khác trên cả nước thường cho năng suất không cao và chất lượng không ngon bằng.
Nguồn nguyên liệu nước ngoài
Với mức độ giảm diện tích gieo trồng và tình hình thời tiết không thuận lợi, việc nhập khẩu điều thô từ khu vực Châu Phi, Campuchia và Indonesia sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất chế biến điều của Xí nghiệp. Châu Phi hiện xuất khẩu 90% hạt điều thô nhưng liệu điều này có còn xảy ra không khi Châu Phi đã thành lập hiệp hội điều Châu Phi nhằm xúc tiến phát triển ngành công nghiệp chế biến điều.
Thời gian gần đây Liên minh điều Châu Phi đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2010 - 2020 là thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu thay vì xuất khẩu điều thô như hiện nay (Việt Nam đã mất 10 năm để xây dựng ngành công nghiệp chế biến điều). Với sự hỗ trợ tài chính của các quỹ tài trợ USAID, Bill & Melinda Foundation và sự quản lý chất lượng từ bên ngoài. Châu Phi hoàn toàn có khả năng thực hiện mục tiêu tạo lập ngành chế biến điều. Những định hướng trên từ Châu Phi cho thấy có thể trong tương lai 10 năm nữa Xí nghiệp cũng như các DNCBĐ của Việt Nam có thể mất nguồn cung cấp điều thô cho công nghiệp chế biến.
2.3.2.2.4 Sản phẩm thay thế:
Nhân điều là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: giàu chất đạm, chất béo, muối khoáng và sinh tố giúp tăng cường việc dẫn truyền hệ thần kinh, hạn chế quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ… đó là lý do giúp chúng ta hiểu được vì sao các nước có nền kinh tế và khoa học phát triển (Mỹ, Châu Âu) lại tiêu thụ nhân điều làm thực phẩm với khối lượng lớn từ nhiều năm nay và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Tuy nhiên với nhịp sống công nghiệp hiện đại ngày nay, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng với sự linh hoạt của người tiêu dùng thì nhân điều thực sự bị cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm thay thế khác có thể kể đến như: hạt dẽ, hạt hạnh nhân, hạt macadamia, hạt phỉ, hạt hồ đào (Óc chó), hạt hồ trăn, hạt vang, … ảnh hưởng của những sản phẩm thay thế này đã tác động không nhỏ đến sản lượng tiêu thụ nhân điều của Xí nghiệp.
2.3.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn
Thị trường sản phẩm nhân điều là một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng và có lợi nhuận cao. Do không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu nên hàng rào gia nhập ngành thấp. Với mô hình gia đình, tận dụng mặt bằng nhà cửa có sẵn, tận dụng thời gian nông nhàn, không đòi hỏi kỹ thuật cao, lao động thủ công là chính nên các cơ sở chế biến điểu quy mô nhỏ mọc lên ồ ạt, nằm ngoài tầm kiểm soát của các ban, ngành. Chính các cơ sở này là đối thủ cạnh tranh nguyên liệu điều thô rất mạnh với Xí nghiệp nói riêng và các DNCBĐ nói
chung. Hiện nay tại Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai có cả ngàn xưởng chế biến nhỏ do hộ gia đình quản lý, không đăng ký, mỗi năm xuất khẩu khoảng 1- 2 container.
Thêm vào đó là các công ty 100% vốn nước ngoài của Ấn Độ, Hà Lan, Singapore cũng đang tích cực mở rộng thị trường thu mua, chế biến nhân điều ở Việt Nam. Đây là những đối thủ tiềm ẩn cạnh tranh mạnh về thị trường xuất khẩu, lao động và nguồn nguyên liệu cho Xí nghiệp. Ngoài ra, thì các công ty ngoài ngành do nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư, mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng lợi nhuận của mình cũng đang tích cực nhảy sang lĩnh vực kinh doanh điều. Các nhà máy, nhà chế biến của Ấn Độ và Brazil cũng là các đối thủ tiềm ẩn của Xí nghiệp về cạnh tranh thu mua nguồn nguyên liệu ở Châu Phi - những nhà máy này được hình thành sau với quy mô vốn và công nghệ ngày càng cao và có nguồn tài chính mạnh.
2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Từ phân tích môi trường bên ngoài và môi trường cạnh tranh của ngành điều, kết hợp với kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố tác động đến sự phát triển của Xí nghiệp, tác giả xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài như sau:
Bảng 2.12: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan
trọng
Phân
loại Tổng điểm
1 Nhu cầu thị trường thế giới tăng 0,11 4 0,44
2 Thị trường nội địa đang bỏ ngõ 0,06 1 0,06
3 Tăng trưởng kinh tế 0,07 3 0,21
4 Toàn cầu hóa 0,09 2 0,18
5 Sự hỗ trợ của Chính phủ 0,09 3 0,27
6 Công nghệ sản xuất nội địa 0,08 2 0,16
7 Khan hiếm nguyên liệu sản xuất 0,12 2 0,24