Các yếu tố bên trong Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 37)

2.3.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể nói là điểm mạnh của Xí nghiệp. Với đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có nhiều tâm huyết với sự phát triển của công ty, trong đó giám đốc là người có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành nông sản, 7 năm kinh nghiệm trong ngành điều và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công tycho đến hôm nay. Đội ngũ lao động sản xuất lành nghề và gắn bó lâu năm với DN

Bảng 2.3: Tình hình lao động tại Xí nghiệp đến 31/12/2009

Danh mục Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ

1.Tổng số lao động 400 100%

-Cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng 40 10%

-Lao động trực tiếp sản xuất 360 90% 2.Trình độ lao động

-Đại học và cao đẳng 16 4%

-Trung cấp 9 2,25%

-Phổ thông 375 93,75%

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Cán bộ quản lý và nhân viên

Qua số liệu bảng 2.3, đến 31/12/2009 tổng số nhân viên của Xí nghiệp là 400 người, trong đó cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng chiếm 10% còn lại là công nhân sản xuất. Nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9000 đã giúp cho Xí nghiệp chủ động xây dựng quy trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính. Thêm vào đó, được sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Vegetexco nên có sự luân chuyển cán bộ đầu ngành, các chỉ đạo mang tính định hướng, các hỗ trợ cần thiết đã góp phần đưa Xí nghiệp phát triển ngày càng mạnh hơn.Trình độ nhân viên ở bậc đại học và cao đẳng chiếm 4% là tương đối thấp, làm hạn chế việc tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là

kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới. Nhưng nhìn chung, lực lượng lao động này đã đáp ứng tốt các yêu cầu, chất lượng công việc đề ra.

Lao động trực tiếp sản xuất

Để sản xuất chế biến nhân điều đòi hỏi rất nhiều lao động thủ công, trong đó khâu tách vỏ cứng, cạo vỏ lụa và phân loại chiếm tới trên 50%. Vì vậy, năng suất sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề người công nhân. Theo bảng 2.3, số lượng công nhân sản xuất của Xí nghiệp là 360 người chiếm tỷ trọng 90%, trình độ lao động ở mức phổ thông là đa số. Do lao động trực tiếp không đòi hỏi có trình độ cao, chỉ cần sự lành nghề, chuyên môn vững, khéo léo, nhanh nhẹn và thành thạo công việc, mà điều đó đội ngũ lao động của Xí nghiệp hoàn toàn đáp ứng được. Họ là những công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, năng suất lao động cao và đã gắn bó lâu năm với Xí nghiệp. Như vậy, nó là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của Xí nghiệp trong giai đoạn 2011 -2015.

Thu nhập của ngƣời lao động

Bảng 2.4: Thu nhập của ngƣời lao động qua các năm 2006 - 2009

Năm 2006 2007 2008 2009

Thu nhập bình quân của CNSX (triệu đồng/tháng) 1,5 1,65 1,9 2,2

Tốc độ tăng thu nhập bình quân 10% 15% 15,7% Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Mức lương hiện tại của Xí Nghiệp là 2,2 triệu đồng/tháng, mức lương này nằm trong ngưỡng trung bình và thấp hơn so với các ngành khác. Tuy tiền lương qua các năm đã tăng trung bình 13,56% nhưng vẫn còn rất thấp nên Xí nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc giữ chân được người lao động. Thêm vào đó do công việc cũng không hấp dẫn như điều kiện lao động không tốt, ô nhiễm… Vì vậy bên cạnh mức lương, công ty cần chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố khác để giữ chân và tạo sự gắn bó lâu dài nơi người lao động như: điều kiện sinh sống, chế độ làm việc, mức trợ cấp và đặc biệt là mọi thành viên đều được tôn trọng, có cơ hội phát triển như nhau.

Những nguyên nhân khó khăn trong việc tuyển dụng lao động

Những năm trở lại đây sự khan hiếm lao động trong ngành điều ngày càng cao do nhiều cơ sở chế biến điều ra đời, do sự cạnh tranh lao động giữa các nhà máy trong ngành và cạnh tranh lao động giữa ngành điều với các ngành khác. Nhưng lợi thế của Xí nghiệp là nhà

máy đặt tại Bình Phước, nơi có nguồn lao động tại chổ dồi dào, có tay nghề, nên cũng hạn chế được phần nào tình trạng thiếu nhân công sản xuất khi vào mùa vụ. Nhìn chung, công tác tuyển dụng công nhân còn gặp một số khó khăn như sau:

Hình 2.1: Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng lao động

Nguồn: khảo sát của tác giả

Như hình 2.1, khó khăn nhất trong khâu tuyển dụng là do thiếu lao động có tay nghề trên thị trường chiếm 48%, do hầu hết bị hút về TP. HCM hoặc Bình Dương, Đồng Nai, nơi có điều kiện, mức sống và chất lượng cuộc sống cao hơn. Mặt khác, 38% là do công việc không hấp dẫn với người lao động khi không tạo được mức thu nhập ổn định, nguy cơ mất việc cũng rất cao do công việc mang tính thời vụ.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực của XN

Ngân sách hàng năm dành cho đào tạo khoảng 250 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1% tổng quỹ lương của Xí nghiệp. Đối với CBCNV thì được tham gia các khóa đào bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành do Ban lãnh đạo XN hoặc Tổng Công ty tổ chức hoặc phối hợp với các trường đại học, các tổ chuyên ngành khác như VCCI,...Đối với công nhân sản xuất, Xí nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động, điều này dẫn đến chi phí đào tạo tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

2.3.1.2 Năng lực tài chính

Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nói đến kinh doanh không thể không nói đến vốn, riêng với DNCBĐ xuất khẩu thì nhu cầu vốn là rất lớn vào thời điểm thu mua nguyên liệu dự trữ (từ tháng 3 - tháng 6 hàng năm) phục vụ cho sản xuất chế biến cả năm. Vì vậy trong phạm vi đề tài này xin được đề cập đến hai bộ phận cơ bản của vốn là: quy mô vốn và vốn huy động.

Sau cùng, phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô vốn của Xí nghiệp Bảng 2.5: Quy mô vốn của Xí nghiệp

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Vốn kinh doanh (tỷ đồng) 117 117 129 129

- Vốn tự có (vốn điều lệ) 27 27 29 29

- Vốn vay 90 90 100 100

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Theo bảng số liệu trên có thể nói quy mô vốn của XN tương đối thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh hàng năm, sự yếu kém về vốn của doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy nếu chúng ta làm phép so sánh tương đối với các DNCBĐ có cùng công suất như Nhật Huy (Bình Dương - vốn điều lệ 55 tỷ), Mai Hương (Bình Phước - vốn điều lệ 60 tỷ)… hoặc làm một phép tính đơn giản như sau: công suất chế biến 5.000-7.000 tấn/năm, vùng nguyên liệu của XN chỉ đáp ứng 4% (2 tấn/ha *100 ha = 200 tấn), 96% nhu cầu nguyên liệu còn lại XN thu mua thêm từ thị trường. Giả sử giá thu mua là 14.000đ/kg (giá mùa vụ năm 2009 là 12.000đ/kg - 17.000đ/kg) thì XN sẽ cần 93,1 tỷ (14.000đ/kg * 6.650 tấn) để thu mua nguyên liệu dự trữ. Trong khi đó vốn chủ sở hữu của DN chỉ có 29 tỷ (đã bao gồm tài sản cố định chiếm một tỷ lệ tương đối lớn là giá trị nhà máy 14 tỷ và giá trị cơ sở vật chất 12,9 tỷ) thì rõ ràng việc thu mua nguyên liệu điều dự trữ sẽ gặp nhiều khó khăn. Như vậy, có thể thấy XN đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Khả năng huy động vốn

. Tình hình huy động vốn hiện nay của XN còn gặp nhiều khó khăn mặc dù là đã có sự bảo lãnh của Tổng công ty Vegetexco. Nguyên nhân là do: 1/ Thủ tục bảo lãnh qua khá nhiều công đoạn nên XN không thể chủ động thu gom điều khi mùa vụ thu hoạch đến. Sau khi nguồn vốn đã sẵn sàng thì thị trường điều thô đã biến động với xu hướng bất lợi cho XN. 2/ Thủ tục vay vốn rườm rà, yêu cầu có tài sản thế chấp mà các tài sản, nhà xưởng hiện nay của XN không đủ tiêu chuẩn do máy móc thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu.

Ngoài ra, còn có nhiều bất cập từ phía các ngân hàng làm cho dòng vốn chảy về XN thêm khó khăn. Chẳng hạn như, cây điều cho thu hoạch trong 3 tháng nhưng XN phải mua dự trữ để sản xuất cho cả năm, nhưng ngân hàng thì chỉ hạn định cho vay với ngành điều là

3 tháng. Trước tình hình khó khăn trên, trong quá trình huy động vốn, XN thường dùng tất cả những gì có thể để thế chấp và vay vốn từ ngân hàng.

Suất sinh lời (ROE) và hệ số lãi ròng (ROS)

Đây là hai chỉ số quan trọng giúp chúng ta có thể đánh giá tương đối chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Suất sinh lời và hệ số lãi ròng của XN qua các năm được tính toán và trình bày dưới bảng sau:

Bảng 2.6: Chỉ số ROE và ROS của Vinafimex Binh qua các năm 2006 - 2009

Các chỉ số tài chính 2006 2007 2008 2009 Bình quân

Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu - ROE (0,39) 0,09 0,38 0,26 0,085 Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần - ROS -0,14 0,03 0,08 0,08 0,012

Nguồn: Vinafimex Binh Phuoc

Chỉ số ROE bình quân của Xí nghiệp qua các năm là 0,085 cho ta thấy suất sinh lời của Xí nghiệp không cao (một mức sinh lời hấp dẫn phải cao hơn 1,5 lãi suất ngân hàng hoặc bằng 20 - 30%), biên độ giao động lớn và không ổn định. Năm 2006 do ảnh hưởng từ kết quả 2005, DN phải thua lỗ nặng với ROE âm 0,39. Đến những năm gần đây chỉ số ROE của DN có mức tăng đột biến, cụ thể như năm 2008 chỉ số ROE đạt 0,38 (tăng gấp 4 lần so với năm 2007) và năm 2009 là 0,26 (giảm 0,68 lần so với năm 2008). Sự tăng giảm mạnh của chỉ số ROE mang một tín hiệu báo động cho Xí nghiệp là môi trường kinh doanh ngành điều còn chứa đựng nhiều tiềm ẩn, rủi ro.

Theo dõi chỉ số ROS trên bảng 2.6 cho ta thấy được phần nào mặt khác của vấn đề, chỉ số ROS qua các năm của XN cũng không cao (<10%). Điều này lý giải rằng, XN có chiến lược giá chưa phù hợp, hoặc có thể giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra thì ROS của XN thường hay có những dao động mạnh qua các năm, điều này một phần là do chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, tiền lương…) thường hay biến động mạnh và một phần vì giá cả thị trường xuất khẩu cũng tăng giảm bất thường.

So sánh chỉ số ROE và chỉ số ROS trung bình của XN, chỉ số ROE gần 8 lần chỉ số ROS nghĩa là XN đang hoạt động với nguồn vốn huy động tương đối lớn so với vốn chủ sở hữu. Trong khi lợi nhuận mang lại tương đối thấp. Nếu chỉ xét ở khía cạnh đầu tư tài chính hiện tại thì có thể nói DN đang hoạt động không mấy hiệu quả. Nhìn chung, tình hình tài chính của DN không được tốt lắm, vốn chủ sở hữu thấp do đó tạo áp lực lớn về lãi vay lên giá thành sản phẩm chế biến. Khả năng huy động vốn thấp do hạn mức tín dụng thấp khi vay từ ngân hàng nên hạn chế rất nhiều trong việc chớp thời cơ, chủ động sản xuất kinh doanh.

2.3.1.3 Năng lực công nghệ chế biến

Trình độ công nghệ

Xí nghiệp đang sử dụng “công nghệ chao dầu” để chế biến nhân điều, sơ đồ quy trình chế biến như sơ đồ 1.1 và phần thuyết minh quy trình sản xuất của Xí nghiệp được trình bày ở phụ lục 2.1. Đánh giá chung công nghệ sản xuất của Xí nghiệp chỉ đạt ở mức trung bình so với các DNCBĐ cùng ngành và là điểm yếu của Xí nghiệp. Cụ thể:

- “Công nghệchao dầu” đã lạc hậu, máy móc thiết bị thô sơ đã khấu hao hết 90% làm hạn chế khả năng sản xuất. Do nhược điểm của công nghệ này là gây ô nhiễm môi trường nên làm tốn kém nhiều tài chính cho chi phí xử lý môi trường (chi phí xây dựng ống khối lò sấy cao, xây dựng hệ thống kênh thoát nước thải ngâm - ủ và chi phí kiểm định về an toàn môi trường…).

- Công nghệ sản xuất chủ yếu là chế biến nhân điều sơ chế, không có công nghệ đa dạng hóa sản phẩm từ nhân điều để chế biến thành các sản phẩm sau nhân như: bánh kẹo nhân điều, điều rang muối, bọc đường, chiên bơ … hay để tận dụng các phụ phẩm từ cây điều như thân cây làm gỗ, trái điều làm nước ép… Vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm không nhiều và năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp thường thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Có đến 90% sản phẩm của Xí nghiệp mới chỉ chế biến thô chưa qua tinh chế.

- Mức độ cơ giới hóa trong một số khâu quan trọng còn thấp, do vậy năng suất sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của người công nhân. Đồng thời quy trình công nghệ chế biến sử dụng nhiều lao động chân tay sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng để đảm bảo an toàn vệ sinh là cao nhất.

Công suất chế biến

Tổng công suất chế biến của Xí nghiệp là 5.000 - 7.000tấn nguyên liệu/năm, tương đương 1.136 - 1.590 tấn nhân điều/năm. Vào thời điểm năm 1998 mới bắt đầu xây dựng Xí nghiệp thì mức công suất này là hợp lý, công suất nằm ở mức trung bình so với các DNCBĐ trong ngành, giúp cho XN hạn chế được thiếu nguyên liệu cũng như là hạn chế được sự thiếu hụt lao động. Nhưng sau quá trình phát triển 10 năm, đến nay mức công suất này xem ra là khá nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

2.3.1.4 Hoạt động sản xuất

Tồn kho

Tồn kho trong sản xuất điều là không thể tránh khỏi do ngành điều mang tính thời vụ cao: mùa thu hoạch nguyên liệu điều chỉ từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, mùa tiêu thụ nhân điều nhiều nhất là tháng 7 ở thị trường Mỹ và các tháng gần cuối năm ở những thị trường

khác. Hoạt động mua bán điều nhân diễn ra hàng tháng nên tồn kho thành phẩm thường chiếm 20% sản lượng sản xuất hàng năm. Việc bảo quản hàng tồn kho tại XN được chuẩn bị tương đối tốt như nhà xưởng, bao bì, hun trùng chống mối mọt định kỳ, hệ thống thông gió cho độ ẩm thích hợp,…Tuy nhiên dự trữ hàng tồn kho thường gây tốn kém nhiều tài chính và ứ động vốn sản xuất, điều này gây áp lực cho XN, làm tăng giá thành sản phẩm do phải chịu lãi vay ngân hàng lớn. Do vậy, tính toán số lượng hàng tồn kho một cách hợp lý là rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh nhân điều góp phần giảm giá bán, ổn định chất lượng sản phẩm và phòng ngừa rủi ro do biến động giá cả đầu vào và đầu ra.

Nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong sản xuất chế biến nhân điều. Xí nghiệp có vùng nguyên liệu 100 hecta điều cao sản ở xã Phú Nghĩa, Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước. Sản lượng thu hoạch hàng năm chỉ đáp ứng được 4% nhu cầu nguyên liệu (100 hecta * 2 tấn/ ha = 200 tấn), tỷ lệ này là quá nhỏ so với công suất chế biến 5.000-7.000 tấn/năm. Do không có vùng nguyên liệu dồi dào và các cơ sở chế biến điều liên tục tăng tục làm mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu. Vì vậy, cạnh tranh trong chế biến điều chính là cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu. Điều này làm cho điều thô có chất lượng ngày

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2010 (1) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)