2.4.VÂN DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐÁNH GIÁVỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG LINH PHỤ KIỆN CỦA CÁC DNNVV Ở VIỆT NAM HIỆN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 65 - 69)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.4.VÂN DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐÁNH GIÁVỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG LINH PHỤ KIỆN CỦA CÁC DNNVV Ở VIỆT NAM HIỆN

CUNG ỨNG LINH PHỤ KIỆN CỦA CÁC DNNVV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Từ những cơ hộ thách thức đến từ môi trường bên ngoài, những điểm mạnh điểm yếu đến từ môi trường bên trong. Chúng ta có thể có cái nhìn khái quát về các chiến lược mà DN phải làm thông qua phân tích sau:

2.4.1Môi trường bên trong DN

2.4.1.2 Điểm mạnh (S)

- Mức lương phải trả cho lao động là không cao.

Như đã phân tích ở phần thực trạng chúng ta có thể thấy Việt Nam là một quốc gia nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Mức lợi nhuận bình quân hằng năm mà Việt Nam đạt được luôn ở mức rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Theo bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2013, Việt Nam đứng thứ 129 trên 181 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát với mức thu nhập bình quân đầu người là 3,549.95 $/năm. Điều đó đã chỉ ra rằng, so với mặt bằng chúng của thế giới, mức lương mà một người Việt Nam được nhận bình quân hằng năm rất là thấp . Chính điều này, tạo đã tạo ra cho doanh nghiệp một điểm mạnh khi cạnh tranh đó là họ có thể dễ dàng thuê được nhân công với giá rẻ từ đó giúp giảm chi phí tăng lợi nhuận thu về. Do đó, đây là yếu tố cần được các doanh nghiệp tận dụng tối đa.

- Nguồn lao động có khả năng tiếp thu nhanh.

Đây tiếp tục là một trong các điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam , khi mà dân tộc Việt Nam luôn được đánh giá là môt trong những dân tộc có khả năng sáng tạo, thông minh nhất thế giới. Cùng với đó là khả năng học hỏi

những thứ mới của người dân Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Điều đó thể hiện rất rõ ở việc các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẵn sàng thuê lao động Việt Nam là các đối tượng chưa được qua đào tạo vào làm tại các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sở hữu một nguồn lực lao động tuy rằng trình độ chuyên môn có thể là chưa cao nhưng họ có khả năng, có tiểm năng rất lớn để phát triển và các doanh nghiệp cần phải có các chính sách phát triển yếu tố này.

2.4.1.2Điểm yếu (W).

- Trình độ khoa học công nghệ yếu kém của các DN.

Đây là một trong những điểm yếu đáng quan tâm nhất của các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay. Bởi thực tế đã chỉ ra rằng, hiện nay trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đang ở một khoảng cách rất xa so với mặt bằng chung của thế giới đặc biệt là so với trình độ khoa học công nghệ của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…Và cũng chính bởi điểm yếu này mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang bở lỡ đi rất nhiều cơ hội để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

- Chất lượng nguồn nhân lực không cao.

Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang là một bài toán khó đối với Chính phủ cũng như là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân, nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề rằng: chất lượng nguồn lao động hiện nay của chúng ta đang rất thấp, thậm chí trình độ của chúng ta còn thua xa các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malayxia… Còn khi bơi biển lớn hơn, xét trên phạm vi toàn thế giới thì thực sự chất lượng nguồn lao động Việt Nam đang ở top dưới của thế giới. Cùng với đó, chúng ta cũng phải thấy chất lượng nguồn lao động là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một quốc gia trên

thế giới, cho nên dù khó nhưng chúng ta tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động nếu như muốn bơi ra biển lớn.

- Khả năng quản lý doanh nghiệp yếu kém.

Có thể con đây là một hệ lụy từ một nền giáo dục cách xa với thực tế ở Việt Nam hiện nay. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, chủ doanh nghiệp có trình độ đại học chiếm tỉ trọng không cao, chính điều này tạo ra một điểm cố hữu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong việc tạo lập kế hoạch, định hướng phát triển cũng như là khả năng tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất cho các công nhân. Thêm vào đó, chính điều này tạo ra một rào cản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận các đơn đặt hàng, trong việc đàm phán với các đối tác.Vì vậy muốn nâng cao ký năng quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc hỗ trợ của chính phủ thì bản thân các chủ doanh nghiệp cũng nên tự mình tìm ra cách phát triển bản thân.

- Nguồn lực tài chính yếu và mỏng.

Tài chính- đó chính là một nhân tố không thể không nhắc tới khi nhắc đến sự phát triển của một doanh nghiệp.Tài chính trong doanh nghiệp đóng vai trò như một bàn đạp giúp cho doanh nghiệp phát triển.Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Viêt Nam tài chính lại đang là một điểm yếu đối với họ.Thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay không tự chủ trong vấn đề tài chính của chính mình.Nguồn tài chính của họ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại hay là các chủ đầu tư…Vì vậy họ dễ gặp nhiều rủi ro khi các nguồn tài chính từ bên ngoài này có sự biến động.

- Khả năng làm việc nhóm kém.

Đây làm một điểm cố hữu của con người Việt Nam nói chúng và của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Như một vị giáo sư người Nhật Bản đã có một sự so sánh rất thú vị rằng: người Việt Nam chúng ta giống như những viên kim cương còn người Nhật Bản giống như nhứng hạt cát, nhưng điều đáng nới ở đây là nhưng hạt cát có thể kết nối với nhau rất chặt chẽ còn nhưng viên

kim cương thì không. Và điều này được bộc lộ rất rõ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, khi mà các người lao động ở đây luôn có cái tôi quá lơn, họ luôn khó khăn trong việc tìm ra tiếng nói chung để giải quyết công việc. Thêm vào đó, cái tư tưởng luôn muốn khẳng định bản thân và sự yếu kém về các kỹ năng mềm cần thiết làm cho vấn đề này trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính điều này làm cho năng suất lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn ở mức không cao và không khai thác được hết khả năng của doanh nghiệp tạo ta một sự lãng phí không cần thiết.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được.

Giống như vấn đề về khoa học công nghệ, thì vấn đề về cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đặc biệt đáng lưu tâm.Chính sự yếu kém trong quản lý, trong tầm nhìn cộng với đó là sự yếu và mỏng về tài chính đã làm cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ rất đắn đó suy nghĩ trong việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thường có cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng được tiêu chuẩn của nước ngoài về khoa học công nghệ, về an toàn lao động về khả năng không ảnh hưởng đến môi trường…đó là các doanh nghiệp có cơ sở vật chất được xây dựng tạm bợ theo nhu cầu trước mắt và hiện tại của doanh nghiệp.

- Các DN chưa chủ động trong việc tiếp cận các đơn hàng.

Tâm lý e ngại các nhà đầu tư nước ngoài, tâm lý thụ động trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang là một tâm lý chung bao trùm lên các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Các chủ doanh nghiệp Việt Nam, họ thường nghĩ rằng doanh nghiệp của họ không thể tham gia vào các hoạt động chung của các doanh nghiệp trên thế giới chính điều đó làm cho họ bị động trong việc tiếp cận với các đơn hàng của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Vấn đề này xảy ra một phần vì Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận với thế giới, nhưng phần lớn lỗi này là do tầm suy nghĩ của các chủ doanh nghiệp Việt, khi mà họ chưa nhận được ra vai trò quan trọng của việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 65 - 69)