Ngành xe máy.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 59 - 61)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.2.2.3. Ngành xe máy.

Đây có lẽ có tỉ lệ nội địa hóa cao nhất. Tuy vậy, nó vẫn chưa đạt được con số giống như chúng ta mong đợi.Việt Nam hiện có trên 230 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tỷ lệ nội địa hóa đối với một số loại xe máy sản xuất tại Việt Nam đạt mức khá cao (từ 40-93%) do trong những năm gần đây nhu cầu xe máy tăng đột biến tạo nên thị trường rộng lớn cho CNPT. Tuy nhiên, các linh phụ kiện sản xuất trong nước chủ yếu do các liên doanh sản xuất xe máy tự sản xuất hoặc mua từ các công ty có vốn ĐTNN khác. Số doanh nghiệp thuần túy trong nước có đủ năng lực cung cấp linh phụ kiện cho lắp ráp

xe máy rất ít. Đơn cử, trong hàng trăm doanh nghiệp nội địa, hãng Honda đến năm 2003 chỉ chọn ra được 13 doanh nghiệp có khả năng cung cấp đủ chất lượng (so với con số 5 đơn vị năm 1997).

Biểu đồ 2.12 : Tỉ lệ nội địa hóa xe máy tại Việt Nam năm 2013.( Đơn vị:%).

Nguồn: Bộ công thương.

Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy rằng, tỉ lện nội địa hóa của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xe máy là khá cao. Trong đó cao nhất là SYM với tỉ lện nội địa hóa lên tới 95%, hay như Honda con số này là 93%. Tuy đây là các con số khá ấn tượng với các con số về tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng phải khách quan nhìn nhận rằng, xe máy- đó là lĩnh vự dễ sản xuất mà hiện này vẫn chưa có một chiế xe máy 100% do Việt Nam sản xuất, cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

2.2.2.4.Thực trang về công nghiệp phụ trợ trong nước .

Theo bà Trương Thị Chí Bình, thành viên tổ soạn thảo Nghị định về phát triển Công nghiệp hỗ trợ (Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương), ở Việt Nam chỉ có khoảng 200 trong tổng số 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, cung ứng được một phần nhỏ linh kiện, phụ tùng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xe máy và điện tử, trong khi nhiều ngành khác như dệt may, da giày, cơ khí, ôtô... vẫn còn để ngỏ.

“Việc thực thi quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành còn gặp nhiều khó khăn do chưa có chính sách quy định rõ danh mục sản phẩm nào được ưu tiên phát triển. Thực tế vẫn tồn tại cơ chế “xin - cho”, do đó không phải tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng chính sách ưu đãi”

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 59 - 61)