Đặc điểm chung của ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 54 - 56)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.2.1. Đặc điểm chung của ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

đoạn hiện nay.

Nhìn vào nền kinh tế thế giới hiện nay, có thể thấy rằng việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang là một bước đi mới và là một bước đi tất yếu cho các nước đang phát triển như Việt Nam .Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang từng bước được gỡ bỏ. Sân chơi quốc tế đang dần trở thành sân chơi chung của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Thị trường tại một quốc gia, giờ đây không phải chỉ là thị trường của các doanh nghiệp trong nước nữa mà nó đã trở thành thị trường chung cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Thị trường một quốc gia bất kỳ đã đang và dần trở thành miếng bánh cho các công ty, các tập đoàn trên toàn thế giới. Ngay tại Việt Nam cũng vậy, ngày nay các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng tăng cao qua từng năm, từng thời kỳ và từng giai đoạn. Các doanh nghiệp trong nước đang phải san sẻ thị phần của mình cho các doanh nghiệp nước ngoài, hay nói đúng hơi là để mất thị phần của mình vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách tạo ra được các sản phẩm cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc làm này hiện nay gần như rất là khó khăn với chúng ta, khi mà so về mọ mặt: chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ… chúng ta đều thua xa họ. Vì vậy, cách đơn giản nhất ở đây là gì, là chúng ta hãy bỏ tư duy ao làng, hãy thâm nhập sâu hơn vào nên kinh tế thế giới bằng cách tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Hãy cung ứng những gì chúng ta có thể

dù cho nó là nhỏ nhặt nhất để có một ngày chúng ta sẽ cung ứng được các sản phẩm, các mặt hàng có giá trị cao hơn.

Hay chúng ta có thể nhìn vào bài học phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, không nói là sao chép, bắt chước ở đây, nhưng chúng ta cũng có thể thấy rằng việc tham gia vào chuỗi cun ứng quốc tế là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.Trung Quốc là một trong những quốc gia đạt được tăng trưởng nhờ vào sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc thực hiện rất thành công việc tiếp cận với doanh nghiệp ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ…để học hỏi công nghệ. Ban đầu doanh nghiệp nhỏ va vừa của Trung Quốc hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài để gia công, dần dần học tập và làm chủ công nghệ, tích tụ vốn để phát triển kinh doanh độc lập. Hay như thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Lan cũng tương tự nhờ vào chiến lược liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản trong vai trò sản xuất phụ trợ. Doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan mượn thiết bị, đào tạo công nghệ và bao tiêu sản phẩm gia công (do nhiều hoạt động tổ chức sản xuất tại Nhật Bản với giá thành cao, kém hiệu quả). Nhiều doanh nghiệp DNNVV của Thái Lan đã phát triển lớn mạnh từ chiến lược đó.

Và ở Việt Nam hiện nay, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cũng đang mở ra cánh cửa rất rộng cho các doanh nghiệp chúng ta. Khi mà số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số lượng và đặc biệt là về quy mô các dự án đầu tư, chúng ta có thể kể đến một vài cái tên tiêu biểu như: Toyota, Honda, Samsung, Canon……Và hiện nay cũng đang có một làn sóng di chuyển các cơ sở sản xuất từ các quốc gia phát triển trong một số ngành thâm dụng lao đông, nhất là các doanh nghiệp từ Nhật Bản. Nhìn vào hai biểu đổ sau đây chúng ta có thể nhận ra điều này dễ dàng hơn.

( đơn vị: Triệu đôla Mỹ). Nguồn: Tổng cục thống kê.

Biểu đồ 2.9:Số dự án đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam qua các năm.

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Qua các biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng, qua các năm số vốn đầu tư trung bình vào các dự án FDI tại Việt Nam đang có chiều hướng tang lên. Điều đó cho thấy rằng.các daoanh nghiệp nước ngoài họ đang có mong muốn tìm cơ hội đầu tư và hợp tác lâu dài với Việt Nam. Chính điều đó đã tạo ra cơ hôi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Và thực tế cũng đã minh chứng rất rõ rang cho điều đó, khi cuối năm 2014 vừa đây, tập đoàn Samsung đã kết hợp với ban quản lý khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm các nhà cung ưng linh phụ kiện cho họ.

Cùng với đó, chính phủ ta cũng đã có những chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.Quy định tại Thông tư 14/2012/TT-NHNN về việc hỗ trợ lãi vay 15%/năm đối với doanh nghiệp phát triển CNHT cho thấy, Nhà nước thực sự quan tâm, muốn phát triển ngành công nghiệp này và muốn ngành công nghiệp này trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 54 - 56)