DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI 2.3.1 Các thành tựu đã đạt được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 61 - 65)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI 2.3.1 Các thành tựu đã đạt được.

2.3.1 Các thành tựu đã đạt được.

Theo thời gian các thành tựu mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đạt được ngày càng lớn, những đóng góp của họ cho sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước là không thể bàn cãi. Đặc biệt, trong một lĩnh vực rất mới là cung cấp linh phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đã bước đầu đạt được những thành công.

Đầu tiên phải kể đến tư duy kinh doanh của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi một phần nhỏ trong số họ đã bắt đầu để ý đến một cơ hội kinh doanh mới là tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Một số doanh nghiệp đã chủ động thay đổi mình về phương thức hoạt động, về khoa học công nghê… để có thể tiếp cần gần hơn với các doanh nghiệp FDI. Tuy số lượng các doanh nghiệp như thế này trong nền kinh tế Việt Nam là không nhiều, nhưng đủ để chúng ta có niềm tin rằng trong tương lai không xa chúng ta có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình hợp lý trong việc hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia cung ứng cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Và những việc làm thiết thực nhất có thể kể đến là các ràng buộc về tỉ lệ nội địa hóa dành cho các doanh nghiệp FDI. Khi tỉ lệ nội địa hóa càng cao, tức là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam càng lớn. Có thể nói việc tăng được tỉ lệ nội địa hóa trong những năm gần đây mà vẫn duy trì được một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những thành công của Chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra, chúng ta phải kể đến thành công bước đầu của một số doanh nghiệp Việt Nam khi họ đã tham gia thành công vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy số lượng doanh nghiệp này là không nhiều, chiếm một tỉ trọng rất là nhỏ và cũng mới chỉ tham gia vào một số mắt xích rất là nhỏ thôi, nhưng có thể nói đó

là những thành công đáng khen ngợi của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

2.3.2.Những điểm còn hạn chế.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, chúng ta phải thẳng thắng nhìn nhận rằng: trong giai đoạn hiện nay việc tham gia cung ứng linh phụ kiện cho các doanh nghiệp có vốn FDI của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tồn tại quá nhiều những bất cập, tồn tại quá nhiều những hạn chế.

Đầu tiên phải kể đến việc tiếp cần với môi trường làm việc mới này, với cơ hội mới này của các doanh nghiệp Việt là không cao. Số lượng doanh nghiệp coi đây là một sân chơi mới còn chiếm tỉ trọng rất là nhỏ, trong khi đó đại đa số các doanh nghiệp lại đang thu mình với sân chới cũ, với thị trường trong nước. Chính điều đó là mất đi của họ những cơ hội kinh doanh không đáng có.

Tiếp theo, có lẽ chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng: các mắt xích mà chúng ta đã tham gia cung ứng và cung ứng thành công đó là mắt xích hết sức là nhỏ bé và nếu có tham gia thì linh vực tham gia chủ yếu của họ là đóng gói bao bì.Theo Báo cáo tháng 6/2006 của VDF, các nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng CNPT Việt Nam còn chậm phát triển. Tỷ lệ nội địa hoá của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam mới chỉ đạt 22,6% vào năm 2003, trong khi ở Malaixia và Thái Lan tỷ lệ này là 45% hoặc cao hơn. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), khi thực hiện cuộc khảo sát hơn 80 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, có tới 32 doanh nghiệp cho rằng việc cung ứng nguyên vật liệu và các hoạt động kinh tế phụ trợ của Việt Nam rất kém. Các doanh nghiệp FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nước để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thích hợp.Đôi khi, họ phải tìm các nhà cung cấp tiềm năng thông qua niên giám điện thoại hoặc dựa vào các mối quan hệ cá nhân của nhân viên, nhưng tiếp cận hàng trăm đơn vị mới tìm được một nhà cung cấp đạt yêu cầu. Hay như gần đây nhất là việc Samsung không thể tìm được một nhà cung cấp ốc-vít tại Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp Việt không thể đáp ứng các tiêu chuẩn của họ.

Theo tính toán của Bộ công thương, hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu..Rất nhiều lĩnh vực công nghiệp đặt ra mục tiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính ưu đãi được khai triển mạnh mẽ nhưng hầu như chưa có lĩnh vực nào đạt được kết quả như mong muốn.Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh phụ kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Hiện nay, các DN nhà nước làm trong ngành CNPT vẫn duy trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp: thiếu liên kết đểm tham gia thầu phụ công nghiệp. Vì vậy, không tìm kiếm được những thông tin về khẳ năng giao thầu của DN lớn, đặc biệt là của DN nước ngoài và ngược lại, các DN nước ngoài cũng có rất ít các thông tin về daonh nghiệp Việt Nam. Cùng vơi đó, các cụm công nghiệp cũng được hình thành thiếu quy hoạch tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thông qua việc liên kết DN.

Điểm hạn chế tiếp theo có lẽ là trong một thời gian dài, các DN Việt đã quen với việc sản xuất tích hợp theo chiều dọc. Theo đó, mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm đều được khép kín trong nội bộ doanh nghiệp nào cũng muốn có sản phẩm mang thương hiệu.trong khi khả năng cạnh tranh kém do cách tổ chức sản xuất. Trên thực tế, có rất ít các sản phẩm công nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh và có thương hiệu quốc tế.chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

2.3.3.Nguyên nhân của các điểm hạn chế.

-Đầu tư của Nhà nước còn hạn chế.

Sự quan tâm và đầu tư cho CNPT của nhà nước là chưa tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng của nó.Trong chính sách và đầu tư cho CNPT còn mang nhiều tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau. Có nhiều đầu mối cùng triển khai các hoạt động trợ giúp phát triển CNPT nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng rất khó khăn và chưa thực sự nhịp nhàng ăn khớp. Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho CNPT rất hạn chế, các DN rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước.

-Thiếu vốn và công nghệ.

Đây là điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế Việt Nam nói chúng.Các doanh nghiệp hiện nay đang sản xuất mà thiếu hụt đi vốn và công nghệ. Số nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang ngày càng tăng lên do sự khó khăn trong kinh doanh của các doanh nghiệp do các doanh nghiệp bị hạn chế về nhiều mặt trong đó đáng chú ý nhất là sự bị động trong nguồn vốn kinh doanh và sự lạc hậu về công nghệ. Các sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất ra gần như chỉ để đáp ứng được thị trường trong nước-một thị trường dễ tính, các tiêu chuẩn lựa chọn chưa cao chứ chưa thể đáp ứng được yêu cầu chung của thị trường thế giới.

-Chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Đây tiếp tục là một điểm yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn gặp nhiều điểm hạn chế trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy rằng chúng ta có lợi thế và nguồn lao động dồi dào, nhân công thấp, nhưng trong lĩnh vực kỹ thuật yếu tố trình độ, chuyên môn mới là yếu tố quyết định. Mà điều này lại đang thực sự thiếu trong thị trường lao động Việt Nam. Việc cách xa giữa đào tạo và thực tế ở các trường kỹ thuật đã làm cho vấn đề này ở nền kinh tế Việt Nam trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Hơn nữa, do quá trình chuyển đổi tỉ trọng nền kinh tế, khi các vấn đề về kinh doanh, dịch vụ được ưu tiên hơn, điều đó lại càng làm cho nguồn nhân lực trong vấn đề kỹ thuật bị mai một dần.

-Môi trường kinh tế vi mô.

Môi trường kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp nói chung và công nghiệp phụ trợ riêng. Một số ngành đem lại tỉ suất lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán đã làm một phần nguồn lực của xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp bị giảm đi.Ngoài ra, việc tạo dựng một doanh nghiệp mới hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bao giờ cũng sẽ có nhiều khó khăn và rủi ro hơn các ngành thương mại và dịch vụ. Cùng với đó là việc thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp và lãi suất tín dụng cao.

Ngoài ra, sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNPT với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ghép còn yếu kém, thiếu sự phối hợp giữa nhà lắp ghép và nhà sản xuất hỗ trợ, giữa các doanh nghiệp CNPT với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI và nội địa.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w