Môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 69 - 74)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.4.2.Môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

2.4.2.1Cơ hội (O)

- Môi trường chính trị ổn định.

Chính trị ổn định luôn là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia.Chính trị ổn định được coi là yếu tố nền tảng để các yếu tố văn hóa, kinh tế, giáo dục… phát triển. Và trong giai đoạn hiện nay, có thể nói chính trị là một điểm sáng của Việt Nam. Khi mà các quốc gia trên thế giới đang đứng trước các vấn đề bất ổn về chính trị như: mâu thuẩn sắc tộc, mâu thuẫn do đa đảng… thì Việt Nam hiện nay đang phát triển dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thêm vào đó là 54 dân tộc Việt Nam luôn coi nhau như anh em trong nhà, chung tay nhau cùng phát triển.

- Sự gia tăng của các dự án FDI.

Sau năm 1994, khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thì có thể nói nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một trang mới. Thêm vào đó là chính sách mở cửa của chính phủ vào những năm cuối thập kỷ 20 và luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1997 đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia và tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Và kể từ đó cho đến nay giai đoạn hiện nay, số lượng các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam đang tăng lên cả về số lượng và chất lượng qua từng năm. Điều đó đã mở ra một cánh cửa rất lớn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể vươn mình ra biển lớn, và việc đầu tiên họ cần phải làm là tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, hãy bất đầu từ những thứ nhỏ nhất, từ những thứ đơn giản nhất.

- Nguồn lao động dồi dào.

Nguồn lao động dồi dào-đây là một thế mạnh không thể bỏ qua trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng hơn 90 triệu dân hiện nay, thêm vào đó là tỉ lệ số dân đang trong độ tuổi lao động cao, có thế thấy chính điều đó tạo ra một lợi thế không nhỏ cho chúng ta trong việc thu hút đầu tư nước

ngoài. Cùng với đó, chính điều này cũng giúp cho bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam dễ dàng hơn tròn việc lựa chọn và tuyển dụng lao động. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng nguồn lao động đang tạo ra chúng ta một lợi thế nhất định và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng triệt để lợi thế này.

- Gần nguồn nguyên, nhiên vật liệu.

Với xuất phát điểm là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc phát triển các ngành nghề có sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là các sản phẩm của nông nghiệp. Thêm vào đó, thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều các khoáng sản, kim loại khí hiếm điều đó cũng tạo ra một lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, thay vì lựa chọn các doanh nghiệp đã nằm trong chuỗi cung ứng nhưng ở một vị trí có khoảng cách vị trí xa thì các doanh nghiệp FDI có thể lựa chọn các doanh nghiệp Viêt Nam, khi các doanh nghiệp này có lợi thế là gần nguồn nguyên vật liệu giúp giảm chi phí đầu vào từ đó làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thu về cũng như tạo ra được lợi thế với các đối thủ cạnh tranh.

- Quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ.

Từ những năm cuối thế kỷ XX, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Những biên giới quốc gia dần trở nên mờ nhạt xét trên phạm vi phát triển và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhau.Cho đến bây giờ thị trường tại một quốc gia không còn là thị trường riêng của quốc gia đó nữa. Bản thân thị trường Việt Nam cũng vậy, hiện nay thị trường Việt Nam trở thành sân chơi chung của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Bởi vì lẽ đó mà trong thời điểm hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn các cơ hội giao lưu học hỏi và hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, là sự ra đời của các khối liên minh kinh tế khác nhau ( như ASEAN) cũng tạo ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhưng cơ hội không nhỏ trong việc tham gia và chuỗi cung ứng toàn cầu mà trước mắt là hòa nhập vào nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Bắt đầu từ năm 1986-năm mà Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế Việt Nam luôn có chỉ số tăng trưởng dương, thậm chí là ở mức cao so với mặt bằng chung của thế giới mặc cho những biến động của nền kinh tế thế giới. Cho đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, thì Việt Nam lại nằm ngoài vòng xoáy đó, cho dù nền kinh tế của chúng ta có chững lại đôi chút nhưng vẫn có chỉ số phát triển nằm ở vị trí cao trên thế giới. Và tính cho đến những năm gần đây, nền kinh tế của chúng ta vẫn duy trì mức tăng trưởng khoảng 5,5%, điều đó cho thấy sự phát triển của chúng ta là ổn như thế nào. Với sự phát triển ổn định trong suốt hơn 20 năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.

- Chính phủ đang có nhứng chính sách ưu tiên phát triển CNPT.

Càng ngày những năm trở lại đây, những ưu tiên mà chính phủ dành cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng lớn.Tuy chưa đủ, nhưng những ưu tiên mà chính phủ dành cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn, tiếp nguồn các đơn đặt hàng cũng góp phần nào đó trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.4.2.2Thách thức (T)

- Nền khoa học công nghệ của Việt Nam chưa phát triển.

Nền khoa học công nghệ của Việt Nam tử trước đến giờ chưa bao giờ được đánh giá cao, chúng ta đang rất thiếu những nhà khoa học tầm cỡ, chúng ta thiếu đi sự đầu tư cần phải có chính điều đó tạo ra cho chúng ta một khoảng cách quá xa so với nền khoa học của thế giới, có nhứng lĩnh vực khoa học mà chúng ta cách các nước phát triển đến hơn 200 năm. Điều đó cho thấy, nền khoa học của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới. Thậm chí xét ngay tại khu vực Đông Nam Á, chúng ta cũng là một trong những quốc gia có nền khoa học kém phát triển nhất, tính về mặt bằng chung chúng ta đang có khoảng cách với Thái

Lan khoảng 40 năm. Những con số biết nói đó phần nào giúp chúng ta hình dung được điểm yếu của chúng ta về trình độ khoa học công nghệ.Chính điều này đã tạo ra một rào cản không hề nhỏ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ cũng như là tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

- Đối thủ cạnh tranh là các DN nước ngoài.

Khi muốn tham gia vào việc cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, có thể nhận ra một điều rằng chúng ta đang gặp một trở ngại không hề nhỏ bởi vì các đối thủ cạnh tranh với chúng ta –họ là các doanh nghiệp nước ngoài có khẳ năng về tài chính, về con người…Bởi vì sao lại như vậy, vì các công ty, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia trong quá trình vận hành luôn có một chuỗi công ty vệ tinh đi theo họ và các công ty vệ tinh này là những người hiểu họ nhất và sẵn sàng đi theo các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia đến những vùng đất mới; giữa họ là mối quan hệ làm ăn lâu dài. Cho nên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay đang loay hoay chen chân vào mối quan hệ này. Và để có thể thành công có lẽ các doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa các nguồn lực, các lợi thế hiện có, và yếu tố và chất lượng và giá thành nên được quan tâm hàng đầu.Bởi vì, suy cho cùng mục đích cuối cùng của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, vì vậy nếu làm tốt thì việc tham gia vào chuỗi cung ứng là hoàn toàn có thể với chúng ta.

- Tiêu chuẩn cao của các mặt hàng cung ứng.

Tiêu chuẩn của các mặt hàng cung ứng đây có lẽ là một khái niệm khá mới với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Bởi vì so với những thứ mà hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang nắm giữ về trình độ công nghệ, trình độ lao động…thì các tiêu chuẩn trên có thể nói là xa xỉ với chúng ta. Tại vì sao lại như vậy, tại vì các doanh nghiệp có vốn FDI tại Viêt Nam luôn có một tiêu chuẩn dành cho các linh phụ kiện của họ cực kì chặt chẽ về mọi mặt như: chất lượng, giá thành, thời gian…Và những tiều chuẩn này hiện nay đang là một bài toán khó được đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam, nó khác quá xa so với những gì mà các doanh nghiệp đang làm, đang sản xuất. Vì vậy, nếu muốn thành

công trong lĩnh vực này đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng trên nhiều phương diện như: tài chính, công nghệ, con người…

- Các ràng buộc của chính phủ đặt ra là không nhiều.

Để tạo ra một môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam trong những năm đầu mở cửa đã tạo ra rất nhiều các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về các mặt như: mặt bằng, thuế… đặc biệt là các rào cản mà Chính phủ đặt ra là không nhiều. Chính điều đó làm cho bản thân các doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận được các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp có vốn FDI. Trong nhưng năm trở lại đây, các ràng buộc về tỉ lệ nội địa hóa, về việc sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào tuy đã có nhứng thay đổi tích cực nhưng như vậy là vẫn chưa đủ để có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

2.4.3Mô hình SWOT. Môi trường nội bộ doanh nghiệp Môi trường bên ngoài doanh nghiệp Điểm mạnh(S)

-Mức lương phải trả cho lao động là không cao. -Nguồn lao động có khả năng tiếp thu nhanh.

Điểm yếu(W)

-Trình độ khoa học công nghệ yếu kém của các DN. -Chất lượng nguồn nhân lực thấp

-Khả năng quản lý doanh nghiệp yếu kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nguồn lực tài chính yếu. -Khả năng làm việc nhóm kém. -Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được. -Các DN bị động trong việc tiếp cận các đơn hàng.

Cơ hội (O)

-Môi trường chính trị ổn định.

-Sự gia tăng của các dự án FDI.

-Nguồn lao động dồi dào. -Gần nguồn nguyên, nhiên vật liệu.

-Quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ.

-Kinh tế phát triển ổn định. -Chính phủ đang có nhứng chính sách ưu tiên phát triển CNPT.

Chiến lược SO: các DN

cần phải tận dụng các thế mạnh như mức lương cũng như khả năng tiếp thu của lao động..để khai thác các cơ hội như: chính trị ổn định, kinh tế phát triển ổn định, sự gia tăng của các dự án FDI…

Chiến lược WO: Các DN

cần phải tận dụng các cơ hội từ môi trường bên ngoài như: nguồn lao động dồi dào, gần nguồn nguyên- nhiên vật liệu… để khắc phục các điểm yếu bên trong như là: trình độ công nghệ yếu kém, nguồn lực tài chính hạn chế, khẳ năng quản lý doanh nghiệp chưa cao…

Thách thức(T)

-Nền khoa học công nghệ của Việt Nam chưa phát triển.

-Đối thủ cạnh tranh là các DN nước ngoài.

-Tiêu chuẩn cao của các mặt hàng cung ứng. -Các ràng buộc của chính phủ đặt ra là không nhiều. Chiến lược ST: Tận dụng các điểm mạnh bên trong DN như: mức lương trả cho lao động thấp, khẳ năng tiếp thu nhanh để hạn chế các nguy cơ bên ngoài: nền khoa học công nghệ chưa phát triển, tiêu chuẩn các mặt hàng cung ứng cao…

Chiến lược WT: Kết hợp chiến lược mang tính phòng thủ, cố gắng khắc phục những điểm yếu: tài chính yếu, kỹ năng làm việc chưa tốt… và tránh các tác động từ nguy cơ bên ngoài: Đối thủ cạnh tranh là các DN nước ngoài, ràng buộc của chính phủ là chưa cao…

Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG LINH PHỤ KIỆN CỦA CÁC DNNVV VIỆT NAM CHO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN

FDI.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 69 - 74)