3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và
3.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực cung ứng.
Năng lực cung ứng-qua những gì đã viết ở trên có thể thấy rằng đó chính là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, khiến chúng ta mất đi một thị phần
không đáng mất.Chính việc yếu kém trong năng lực cung ứng đã làm cho bản thân các doanh nghiệp mất đi một cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp chưa hề coi đây là một thị trường cần được xâm nhập và phát triển.Trong khi đó, với tình hình hiện tại trong nước, nhiều DNNVV đang rơi vào tình trạng phá sản do sản xuất ra các mặt hàng có cung lớn hơn cầu.Cho nên việc nâng cao năng lực cung ứng trước hết chính là mở rộng thị trường, mở rộng cơ hội kinh doanh, mở rộng tầm nhìn cho các DNNVV của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với đó, khi các DNNVV có nhiều hơn các cơ hội phát triển, thì cũng sẽ giúp cho toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phát triển, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Và đó cũng có thể coi là một trong những mục tiêu của việc nâng cao năng lực cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thế giới đang dần được san phẳng, gianh giới biên giới giữa các quốc gia không còn là rào cản giao lưu, phát triển kinh tế giữa các nước trên thế giới. Ngoài ra, khi đầu tư các doanh nghiệp đa quốc gia và xuyên quốc gia- họ sẽ đều xem xét rằng, thị trường nào là tiềm năng, thị trường nào có nguồn cung tốt, có nguồn lao động tốt…. Chính điều đó quyết định đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Vì vậy để thu hút thêm vốn đều tư trược tiếp nước ngoài (FDI) chúng ta cần nâng cao năng lực cung ứng của các doanh nghiệp