2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 39 - 42)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.

VIỆT NAM TRONG VIỆC CUNG ƯNG LINH PHỤ KIỆN CHO CÁC

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI

2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM. NAM.

2.1.1.Đặc điểm chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển của đất nước, thì số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng không ngừng tăng cao cả về số lượng và chất lượng.Các doanh nghiệp này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa đất nước phát triển. Ở mỗi doanh nghiệp, họ khoác lên cho mình những chiếc áo khác nhau với những đặc trưng hoạt động khác nhau.Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có trong mình những đặc điểm chung sau:

Các DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2014 cho thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp DNNVV chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong đó số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại là 65,7% doanh nghiệp siêu nhỏ.. Hàng năm, các DNNVV đóng góp đáng kể vào Tổng thu nhập quốc dân với khoảng 40% GDP và thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước cung với đó là việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân cà công nhân với kiến thức và tay nghề ngày càng được nâng cao và hoàn thiện.

Theo khu vực kinh tế( số liệu năm 2011), số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất với 220 095 doanh nghiệp ( chiếm 67,8% số doanh nghiệp toàn nền kinh tế.). Cũng trong khu vực này, số DN lớn chiếm 48,6%, DNNVV chiếm 68,3% và tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực này cũng

chiếm tỷ lệ cao nhất với 77,5%. Trong khi tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 0,68% và khu vực công nghiệp và xây dựng là 21,8% tổng số doanh nghiệp siêu nhỏ năm 2011.

Khu vực Đông Nam Bộ là khu vực có số DN nói chung và số DNNVV nói riêng lớn nhất cả nước. Tổng số DN vùng Đông Nam Bộ thời điểm 31/12/2011 là 128590 DN, chiếm 39,6% tổng số doanh nghiệp cảnước (trong đó TP. HCM có 104299 DN, chiếm 32,6% tổng số doanh nghiệp cả nước). Số DNNVV vùng này là 122466 DN, cùng chiếm 39,6% tổng số DNNVV cả nước. Tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng có 103518 DN, chiếm 31,9% tổng số DNNVV cả nước (trong đó Hà Nội có 72455 DN, chiếm 22,3% tổng số DNNVV cả nước). Số DNNVV vùng này là 100896 DN, chiếm 31,8% tổng số DNNVV cả nước.

Theo quy mô vốn, tại thời điểm 31/12/2011 số doanh nghiệp lớn là 15369 DN, chiếm 4,7%, số DNNVV là 309322 DN, chiếm 95,3% (trong đó DN vừa là 39421 DN chiếm 12,1% trong tổng số DN; DN nhỏ là 269901 DN, chiếm 83,1% trong tổng số DN).

Bảng2.1. Số lượng và tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp năm 2011 phân tổ theo quy mô lao động và quy mô vốn.

DNNVV Doanh nghiệp lớn

Theo quy mô lao động

Theo quy mô vốn

Theo quy mô lao động

Theo quy mô vốn Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số 316.941 100,0 309.322 100,0 7.750 100,0 15.369 100,0 Chia theo khu

vực. -Nông, lâm nghiệp và thủy sản. 3.197 1,01 3.113 1,01 111 1,43 195 1,27 -Công nghiệp và xây dựng. 97.415 30,7 95.458 30,9 3.873 50,0 5.830 37,9 -Dịch vụ. 216.329 68,3 210.750 68,1 3.766 48,6 9.340 60,8 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Qua bảng trên có thể thấy rằng việc phân tổ các DNNVV theo quy mô lao động và quy mô vốn có sự khác biệt đáng kể so với các doanh nghiệp lớn. Theo đó, xét theo quy mô vốn DNNVV đầu tư nhiều nhất vào ngành dịch vụ chiếm tới 68,3% tiếp đó là Công nghiệp và xây dựng với 30,7% và cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 1,01%, trong khi đó doanh nghiệp lớn lại tập trung đầu tư vào công nghiệp và xây dựng với 50,0% tiếp sau đó là hai ngành dịch vụ và nông,lâm nghiệp và thủy sản với 48,6% và 1,43 %.Tuy nhiên nếu xét theo quy mô vốn thì sự khác biệt này là không đáng kể khi mà các doanh nghiệp đều tập trung đầu tư vào dịch vụ, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao.

Lao động làm việc trong các DNNVV thời điểm 31/12/2011 đạt tới con số 5,06 triệu người, gấp 2,07 lần năm 2006 và con số này không ngừng tăng lên trong những năm gần đây . Khu vực DNNVV ngoài nhà nước là khu vực thu hút nhiều lao động nhất với 4,48 triệu người (chiếm 88,6% trong toàn bộ DNNVV), gấp 2,23 lần năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 17,4% lao động. Tiếp đến là khu vực doanh nghiệp FDI thời điểm 31/12/2011 thu hút 0,4 triệu lao động (chiếm 8% trong tổng số DNNVV), gấp 1,7 lần năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 11,1% lao động. Khu vực DN nhà nước thời điểm 31/12/2011 số lao động giảm xuống chỉ còn 0,17 triệu (chiếm 3,4% toàn bộ DNNVV), giảm 10,1% so với năm 2006, bình quân giai đoạn 2006-2011 lao động mỗi năm giảm 2,1%.

Khu vực DNNVV đóng góp quan trọng và tăng khá nhanh vào ngân sách quốc gia trong những năm qua. Năm 2006 DNNVV đóng góp vào ngân sách nhà nước 45 nghìn tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 177,8 nghìn tỷ đồng, trong đó các DNNVV khu vực ngoài nhà nước đóng góp 115 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,6% trong tổng mức đóng góp của khối DNNVV.

Điều đó cho thấy răng, vị trí của các DNNVV đang ngày được nâng cao trong nền kinh tế quốc dân, đang dần trở thành con tàu chèo lái nền kinh tế quốc gia. Đây là loại hình kinh tế năng động, có khả năng thích ứng cao, có khả năng thay đổi mình nhanh chóng để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 39 - 42)