Vai trò, tầm quan trọng của DN FDI đối với nền kinh tế VN.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 34 - 36)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

1.3.3. Vai trò, tầm quan trọng của DN FDI đối với nền kinh tế VN.

Hiện nay vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam là không thể bàn cãi.Theo thời gian vai trò nay càng được thể hiện rõ qua đóng góp của họ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các mặt:

Thứ nhất, doanh nghiệp FDI đóng góp mạnh mẽ cho tăng trưởng sản xuất

và xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, ước 10 tháng năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước đạt 123 tỉ USD; tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,5 tỉ USD; tăng 13,6% và đóng góp 67% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khu vực FDI liên tục xuất siêu.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đều có hàm lượng FDI cao.

Số liệu thống kê mới đây của Tổng cục hải quan Việt Nam cho thấy, đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 9 tháng đầu năm 2014 đều xuất phát từ khối FDI.

Dẫn đầu là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 17,26 tỉ USD; với hàm lượng FDI chiếm gần như 100% (kim ngạch xuất khẩu điện thoại, linh kiện của khu vực FDI đạt 17,2 tỉ USD). Đây là kết quả đạt được nhờ sự đóng góp lớn của Samsung với hai nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Theo sau đó là các nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hàm lượng FDI chiếm hơn 98%); giày dép các loại (hàm lượng FDI chiếm hơn 76%); hàng dệt may (hàm lượng FDI chiếm 59,5%) …

Top 10 nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng FDI cao nhất 9 tháng năm 2014.

Thậm chí, đối với các mặt hàng nông sản như hạt tiêu, cà phê, sản phẩm từ cao su, … khối FDI cũng đóng góp từ 28,4% đến 44%. Các sản phẩm truyền thống như hàng gốm sứ, khối FDI cũng chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 44%).

Thứ hai, Doanh nghiệp vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc giải

quyết việc làm ở Việt Nam. Cùng với DNTN, doanh nghiệp FDI đang tạo ra 2/3 số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Mặc dù tốc độ tăng trưởng lao động của doanh nghiệp FDI đã suy giảm nhưng vẫn ở mức lớn nhất (18,4% năm 2006), cao hơn so với kinh tế ngoài nhà nước (7,7%), trong khi đó, khả năng tạo việc làm của DNNN ở Việt Nam vô cùng yếu kém (-9,5% năm 2005 và -6,8% năm 2006). Tốc độ tăng trưởng lao động này khiến tỉ trọng lao động của DNNN giảm từ gần 60% (năm 2000) xuống còn 28%, tỉ trọng của doanh nghiệp FDI đã tăng từ 11,53% (năm 2000) lên 21,52% (năm 2006). Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, tính đến nay, doanh nghiệp FDI đã thu hút 1,9 triệu lao động và hàng triệu lao động gián tiếp khác . Nhiều cán bộ, công nhân trong khu vực FDI đã và đang là những “hạt nhân” để phát triển lực lượng lao động trình độ, tay nghề cao của Việt Nam. Thêm vào đó, số việc làm tạo ra nhờ hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI cũng có thể là một con số đáng kể .

Thứ ba, doanh nghiệp FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa kĩ thuật (Technology

Spillover Effect). Sau hàng chục năm thu hút FDI và đạt được những hiệu quả bước đầu về quy mô vốn, tạo việc làm v.v…, mức độ chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như hiệu ứng lan tỏa kĩ thuật mà các doanh nghiệp này tạo ra ngày càng rõ nét.

Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh chủ yếu, có tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam. Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận hành, quản

lý và nhờ học qua làm (learning by doing), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng). Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động sau khi tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài2 . Đến nay, hầu hết các công nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao ở Việt Nam được tập trung trong khu vực có vốn FDI.

Samsung, Canon đầu tư vào Việt Nam không chỉ mang theo vốn và cơ hội việc làm mà còn mang lại cả kĩ thuật, công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển , thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới và sáng tạo để có thể theo kịp mức cạnh tranh hoặc hợp tác với doanh nghiệp FDI.

Thứ tư, trong suốt 20 năm qua, Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng

kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD; gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 1 Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Bộ Công thương 2007. Theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng. Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-20051 .

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 34 - 36)