Ngành điện tử tin học.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 57 - 59)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.2.2.1. Ngành điện tử tin học.

Đầu tiên có lẽ chúng ta phải nói đến thực trạng của ngành công nghiệp điện tử. Trong số vài trăm doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có khoang ¼ số đơn vị tham gia sản xuất phụ tùng, linh kiện, phần lớn trong số này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất phục vụ xuất khẩu là chủ yếu, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm mới chỉ đạt 20% .Hay như gần đây, Samsung công bố rang ở Việt Nam hiện nay, họ không thể tìm được một nhà cung cấp ốc-vít đạt yêu cầu với sản phẩm của họ.Hay việc Việt Nam hiện chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào tham gia vào việc sản xuất vật liệu điện tử cũng là một vấn đề đáng cần được quan tâm.

Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2012, trị giá nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vào Việt Nam lên tới gần 11,9 tỷ USD, tăng 71,8% so

với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 6,98 tỷ USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt tới 4,48 tỷ USD, tăng 84,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 11,34 tỷ USD, tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, phần lớn xuất khẩu vẫn nhờ vào các doanh nghiệp có vốn FDI.Điều đó cho thấy rằng, chúng ta đang bỏ phí đi cơ hội rất lớn tham gia vào việc tham gia vào việc cung ứng linh phụ kiện cho các doanh nghiệp có vốn FDI.

Biểu đồ2.10: kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện theo tháng năm 2010- 2011 và 11 tháng năm 2012.

Nguồn: Tổng cục hải quan.

2.2.2.2. Ngành ôtô

Hơn 10 năm qua, kể từ khi các tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản có mặt trong các liên doanh với các đối tác Việt Nam, tỷ lệ nội hóa của các liên doanh này vẫn là đề tài đầy tranh cãi. Nếu tính tổng thể cả ngành, Việt Nam hiện có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp, sửa

chữa và chế tạo phụ tùng ô tô, trong đó có 90 cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô và chế tạo phụ tùng, song vẫn chưa có nhà máy nào đầu tư vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô như: động cơ, hộp số, hệ thống chuyển động. Nếu so với Thái Lan, với 2.000 cơ sở chế tạo phụ tùng thì số lượng các nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện ở Việt Nam hiện quá ít. Trong số các liên doanh này, đến nay mới chỉ có Toyota Việt Nam là nỗ lực trong việc nâng cao tỷ lệ nội hóa thông qua những nỗ lực kêu gọi các “vệ tinh” cùng phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây cũng là doanh nghiệp ô tô duy nhất trong cả nước hiện có đủ 4 công đoạn cơ bản mà nhà sản xuất ô tô phải có là dập, hàn, sơn, lắp ráp. Cam kết nội địa hóa 30 – 40% sau hơn 10 năm hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thể đạt được, trong khi giá thành sản phẩm lại quá cao mà nguyên nhân cơ bản là sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ.

Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ nội địa hóa của các Doanh nghiệp sản xuất Ô tô tại Việt Nam.(%)

Nguồn: Bộ công thương.

Qua các con số thống kê trên , có thể thấy rằng tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp oto nước ngoài tại Việt Nam là rất thấp. Thậm chí như công ty TNHH Ford tỉ lệ nội địa hóa chỉ đạt 2%,Công ty TNHH Suzuki đạt %, hay như tập đoàn Deawoo hay công ty Ôtô Ngôi sao Việt, tỉ lệ cũng chỉ đạt 4%. Và cao nhất là Toyota Việt Nam cũng chỉ đạt 7%.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w