Năng lực của các DNNVV tại Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 42 - 54)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

2.1.2. Năng lực của các DNNVV tại Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

nay.

2.1.2.1.Năng lực về sản xuất tác nghiệp

- Kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

Đây là sự khác biêt rất lớn giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế chỉ ra rằng, hiện nay ở nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tồn tại một phòng ban gọi là phòng kế hoạch, có nhiệm vụ chức năng lập ra các mục tiêu, các định hướng phát triển cho toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của phong ban này trong các doanh nghiệp Việt Nam không hề được đánh giá cao, khi các kế hoạch được đưa ra đề hết sức chung chung, không có tính thực tiễn cao.Phòng kế hoạch, hàng năm sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) cho công ty, đề xuất cho tổng giám đốc các chỉ tiêu SXKD, và giúp tổng giám đốc theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu này. Điều kỳ lạ là những giám đốc/trưởng phòng kinh doanh và giám đốc/trưởng phòng sản xuất lại không phải là những người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch SXKD mà chỉ có trách nhiệm “phối hợp” với phòng kế hoạch. Điều này dẫn đến hệ quả là các phòng ban (bao gồm cả phòng kinh doanh) luôn ỷ lại vào phòng kế hoạch; và các chỉ tiêu SXKD gần như là của (và từ) phòng kế hoạch đưa ra, chứ không phải từ bộ phận chịu trách nhiệm chính xây dựng nên.

Thêm vào đó, hiện nay còn rất nhiều các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động theo phương thức tự phát, hoạt động theo các nhu cầu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp còn rất thụ động trong việc tiếp cận các đơn hàng của đối tác, đa phần họ làm việc cho các đối tác lâu ăm, chứ không hề có các động thái tích cực trong việc tiếp cận các đơn đặt hàng mới.

Theo khảo sát 50 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, thực tế chỉ ra rằng chỉ có 18 doanh nghiệp thường xuyên lên các kế hoạch hoạt động và làm việc theo các kế hoạch đó, còn lại 32 doanh nghiệp là duy trì hoạt động một cách tự phát, không có các kế hoạch hoạt động rõ ràng, cụ thể, không có các mục tiêu nhất định.

Biểu đồ 2.1: Hằng năm, các doanh nghiệp hoạt động như thế nào. (Đơn vị: Số doanh nghiệp )

Nguồn: Số liệu khảo sát thiết kế bởi tác giả.

- Đo lường kiểm soát và dự báo:

Đây lại là một trong những vấn đề cần được tập trung giải quyết ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong thời gian tới.Trong giai đoạn hiện nay, có thể nói khả năng dự báo và kiểm soát của các doanh nghiệp gần như là không có.Tại các doanh nghiệp, gần như họ chỉ tập trung nguồn lực để sản xuất và phát triển sản phẩm. Các công tac thuộc về kiểm soát như là kiểm tra quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đều bị bỏ qua. Đặc biệt, khi nói về công tác dự báo đều này gần như không có trong kế hoạch hoạt động của các doanh nghiệp. Một phần bởi vì các doanh nghiệp Việt không có đủ nguồn nhân lực, một phần về thói quen làm ăn , kinh doanh theo hội theo phường, theo xu thế tồn tại từ trước đến nay. Chính điều nay, tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển nhanh và bền vững.Vì vậy, trong giai đoạn sắp tới, nếu muốn phát triển nhanh, đúng xu thế và bền vững thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có đầu tư hơn cho công tác kiểm soát và dự báo.

2.1.2.2. Năng lực về khả năng khai thác nguồn lực.

- Cơ sở hạ tầng-công nghệ. + Cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, vẫn còn thua xa so với thế giới, không đảm bảo về nơi làm việc cho công nhân. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm và tìm đầu ra, chứ chưa quan tâm chú trọng đến nơi ăn chốn ở của công nhân viên.Các vấn đề về môi trường cũng chưa được quan tâm

đúng tầm, khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng lên ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Trong giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gần như chỉ tồn tại cơ sở làm việc và văn phòng sản xuất.Trong khi đó, các vấn đề về nhà ở, về các sinh hoạt hàng ngày nhân viên của họ đều phải tự túc. Điều này hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam, khi họ đều xây dựng nhà ở cho nhân viên, ổn định chỗ ăn chỗ ở để nhân viên có thể tập trung làm việc. Thêm vào đó, cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp Việt cũng không được đầu tư chính đáng, khi mà đa số các cơ sở sản xuất đều có trang thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng tạm bợ, không đáp ứng được các điều kiện làm việc, đặc biệt là các chỉ số về an toàn lao động, về môi trường… đều được các doanh nghiệp làm lơ.

+ Công nghệ.

Công nghệ là một yếu tố không thể không nhắc tới trong sự phát triển của bất kỳ một quốc gia trên thế giới, hay của bất kỳ một doanh nghiệp hay tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia nào. Nhìn vào tình hình thế giới hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng: những quốc gia có nền kinh tế phát triển thường là những quốc gia có nền công nghệ tiên tiến của thế giới, đó là nơi phát minh, sáng chế ra những công nghệ giúp cho nền kinh tế cũng như xã hội loài người phát triển. Chúng ta có thể kể đến một số cái tên quen thuộc như: Hoa Kỳ, Nhật Bản các các quốc gia thuộc khối liên minh kinh tế EU –đó luôn là những nước tiên phong trong việc đổi mới công nghệ của thế giới. Hay như những nhóm nước mới nổi như: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan….họ cũng đang có những bước phát triển vượt bậc về công nghệ kéo theo làsự phát triển về kinh tế. Điều đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn có bước phát triển thành công và vượt bậc thì không thể bỏ qua sự chú trọng, sự đầu tư về công nghệ.Các doanh nghiệp hãy luôn coi công nghệ là một bàn đạp để giúp các họ có thể phát triển.

Sơ đồ sau đây sẽ miêu tả rõ hơn về tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển của một doanh nghiệp đặc biệt là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở sơ đồ này chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, nếu như các doanh nghiệp không có sự đổi mới công nghệ, thì sản phẩm sản xuất ra của họ sẽ nhanh chóng bị lạc hậu bị lỗi thời, vì mỗi sản phẩm khi ở trên thị trường nó đều có chu kỳ sống nhất định. Công nghệ mới ra đời, sản phẩm cũ sẽ đi vào giai đoạn thoái trào đó là một

Hạn chế về vô vốn.

Khó tiếp cận tín dụng.

Khó đổi mới công nghệ.

Chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, năng lực cạnh tranh kém.

Hiệu quá kinh tế thấp, khó tích tụ được vốn.

quy luật tất yếu, từ đó đã đặt ra một yêu cầu với các doanh nghiệp là phải có chính sách đổi mới công nghệ thích hợp. Nếu không, họ sẽ mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh khi mà họ có sự thay đổi hợp lý trong công nghệ.

Hình 2.2 Vòng xoáy trở ngại

Nguồn :Theo kết quả khảo sát_thiết kế bởi tác giả.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các dự án lớn của Nhà nước. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên hiện nay, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Và các cuộc điều tra cũng đã chỉ ra rằng, số kết quả sáng tạo khoa

học công nghệ ở Việt Nam là rất thấp. Số lượng bằng phát minh sáng chế trên một dân chỉ bằng 1/11 so với Trung Quốc và Thái Lan, 1/8 so với Singapore. Hay như trong công bố mới nhất năm 2014 của nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt cho thấy về khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, trong đó bằng sáng chế có tỷ lệ đóng góp gần như bằng không. Ngoài ra, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2006, chỉ số năng lực cạnh tranh về công nghệ của Việt Nam nằm trong những nước lạc hậu (đứng thứ 77), thua Trung Quốc 23 bậc, thua Thái Lan 42 bậc. Điều đó cho thấy khoảng cách rất lớn giữa công nghệ nước ta và các quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, tỉ trọng hàng xuất khẩu cũng như mức độ tác chế hàng xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua cũng đã phần nào phản ánh được trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng có tới 30,7 % mặt hàng xuất khẩu là chưa qua chế biến ở Việt Nam vào năm 2014- đây là một con số khá cao so với mặt bằng chung của thế giới và mang chiều hướng tiêu cực, thêm vào đó là ngành có yêu cầu về công nghệ cao như công nghệ viễn thông, điện tử, máy móc, phương tiện vận tải phụ tùng lại chưa đạt được con số mong muốn khi mà tỉ lệ xuất khẩu chỉ đạt 26,8%. Chưa kể đến việc, các doanh nghiệp xuất khẩu máy móc này đa số lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã cho chúng ta thấy khả năng tận dụng các nguồn nguyên vật liệu trong nước của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa tốt, và điều này xảy ra chủ yếu là do chúng ta tồn tại những bất cập về trình độ công nghệ, nếu vấn đề này dần được giải quyết thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn các cơ hội phát triển và vươn mình ra biển lớn.

Bảng 2.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo tiêu chuẩn ngoại thương năm 2014.

-

2005 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số. 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Hàng thô hoặc mới sơ chế 49,7 44,2 39,0 34,8 34.8 30,7 Lương thực, thực phẩm và động vật sống. 19,5 19,4 20,2 18,6 18,0 16,4 Đồ uống và thuốc lá 0,5 0,3 0,4 0,4 0,4 0,4

Nguyên liệu khô, không dùng để ăn, trừ nhiên

liệu.

Nhiên liệu, dầu mỡ và vật liệu liên quan.

25,8 20,3 14,9 11,0 11,3 9,9 Dầu, mỡ, chất béo, sáp động vật 0,1 0,2 0,1 0,1 0,2 0,3 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế biến. 50,3 55,2 59,6 65,1 65,1 69,2 Hóa chất và sản phẩm liên quan. 1,6 2,3 2,2 2,6 3,0 3,3

Hàng chế biến phân loại theo nhiên liệu.

6,7 10,2 9,2 11,7 11,2 10,7

Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng

9,7 11,7 13,0 15,9 19,4 26,8

Hàng chế biến khác 32,3 31,0 35,2 34,9 31,5 28,4

Hàng hóa không thuộc các nhóm trên

0,0 0,6 1,4 0,1 0,1 0,1

Nguồn: Tổng cục thống kê.

- Năng lực khai thác nguyên vật liệu đầu vào.

Đây là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta vừa có lợi thế vừa gặp bắt lợi.

Có thể thấy chúng ta có ưu điểm, đây là một sân chơi mới mà chúng ta là chủ nhà.Khi đó chúng ta có nhiều hơn các cơ hội để tiếp cận các nguồn nguyên vật liệu trong nước, từ đó giúp cho các doanh nghiệp tạo ra một lợi thế nhất định trước các đối thủ cạnh tranh.Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng chúng ta chưa tận đụng được lợi thế này một cách triệt để, khi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thường bỏ qua yếu tố này.

Nhưng ở vấn đề khai thác nguồn nguyên vật liệu đầu vào, có thể thấy hiện nay đa số các nguyên vật liệu đầu vào thuộc các ngành cần trình độ công nghệ đa phần chúng ta đều phải đi nhập từ nước ngoài.Các doanh nghiệp chưa hề tận dụng được các nguồn nguyên liệu ở trong nước. Hơn nữa, ở đây cũng phải nhìn nhận thấy rằng, do trình độ công nghệ chúng ta còn non kém nên các nguyên vật

liệu đầu vào của các ngành: điện tử, cơ khí, viễn thông…chúng ta đều phải đi nhập khẩu từ bên ngoài.

- Năng lực về tài chính.

Tài chính đó là vấn đề cốt yếu trong việc duy trì, phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ, và ngay cả trong các hoạt động của các DNNVV cũng không ngoại lệ. Nhưng có thể thấy rằng, nguồn vốn hiện tại của các DNNVV là rất yếu và mỏng khi mà nguồn vốn tự có là không nhiều, thêm vào đó việc tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng cũng bị hạn chế rất nhiều do những rắc rối về quy định, thủ tục vay vốn, cũng như là cách thức hoạt động của các DN.

Theo số liệu thống kê năm 2014 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp DNNVVcó số vốn khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp- con số này không tương xứng với con số 97,5% các doanh nghiệp hiện nay là các DNNVV. Cụ thể hơn trong những kết quả điều tra gần đây cho thấy nếu đem tiêu chí DNNVV là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng thì có đến 96,81% DN của Việt Nam thuộc nhóm này. Trong đó, xét quy mô về vốn thì DN có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%; từ 1 - 5 tỷ đồng chiếm 37,03%; DN có vốn từ 5 - 10 tỷ đồng chỉ chiếm 8,18%. Điều đó cũng có thể thấy điểm yếu về năng lực tài chính của các DNVVV Việt Nam.

Cùng với đó, là việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng trong giai đoạn này là khá khó khăn.Tuy rằng mặt bằng lãi suất đã có những bước giảm đáng kể qua các năm, từ năm 2011 là 18-21%/năm xuống còn 10-12% trong năm 2012 và đến năm 2013 là 9-11%/năm.Nhưng khó khăn nhất của các doanh nghiệp hiện nay chính là việc chứng minh tài chính và tài sản thế chấp, thêm vào đó là những khó khăn trong thủ tục hành chính.

Theo báo cáo năm 2014 của Hiệp hội các DNVVV Việt Nam cho thấy: Việc tiếp cận tín dụng khó khăn là trở ngại lớn cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DNNVV, trong bối cảnh một bộ phận đang phải hoạt động cầm chừng, thậm chí là giải thể và phá sản….vì không thể chống chọi được tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế, với hệ lụy thị trường bị thu hẹp, vòng quay vốn chậm, hàng tồn kho cao, nợ xấu phát sinh….” Theo ông Tô Hoài Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện chỉ có khoảng hơn 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận và được vay

vốn thường xuyên, còn lại phần lớn rất khó hoặc không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng. Và thực tế theo khảo sat của 50 DN trên khu vực Hà Nội, kết quả cũng đã cho ra những con số tương tự.

Biểu đồ2.3 : Khả năng tiếp cận vốn của 50 DN đã khảo sát.

Nguồn:Theo khảo sát-thiết kế của tác giả.

Bên cạnh những khó khăn về thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay từ các ngân hàng, thì trong giai đoạn hiện nay có lẽ khó khăn nhất vẫn là việc chứng minh tài sản đảm bảo,lựa chọn phương án kinh doanh đến từ chính bản thân các doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 42 - 54)