3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và
3.3.3. Hoàn thiện khung pháp lý về chuyển giao công nghệ.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận công nghệ cao được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và phí. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư. Thuế suất VAT 0% đối với máy móc trang thiết bị (không sản xuất được tại Việt Nam), phải nhập khẩu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Ngoài ra, miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu (tài sản cố định) của dự án; hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhằm phục vụ sản xuất.
Chính phủ đã quy định rất rõ vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành khác trong việc cấp giấy chứng nhận công nghệ cao cho các doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Bộ đầu mối chủ trì việc thu hút đầu tư nước ngoài và họ cũng thấy phải khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, các Bộ đã có sự phối hợp rất chặt chẽ để giúp các doanh nghiệp thấy được ưu đãi của Việt Nam trong thu hút đầu tư ở lĩnh vực này.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập văn phòng cấp giấy chứng nhận công nghệ cao năm 2011 và đã phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp, các khu
công nghiệp để tuyên truyền tới các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Hiện nay quá trình để cấp giấy đầu tư hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI nhưng cũng rất thận trọng trong quá trình hậu kiểm tránh để Việt Nam trở thành “bãi rác công nghiệp”.
Việc chuyển giao công nghệ đối với các DNNVV còn gặp khá nhiều khó khăn do thiếu trình độ kĩ thuật trong việc đánh giá công nghệ, và thiếu khả năng, lợi thế trong đàm phán giá cả, Do đó , việc hoàn thiện khung pháp lý là rất quan trọng. Cần có những quy định rõ ràng trong việc chuyển giao để doanh nghiệp có thể lấy đó làm căn cứ thực hiện cho hoạt động đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất của mình.
Ví dụ, quy định về nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ cần rõ ràng, minh bạch
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra; 3. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
4. Phương thức chuyển giao công nghệ; 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 6. Giá, phương thức thanh toán;
7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
11. Phạt vi phạm hợp đồng;
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp; 14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;
15. Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cũng cần thành lập ra các phòng ban, bộ phân hỗ trợ trong việc kiểm soát công nghệ, cả về thiết bị (T), con người (H), thông tin (I), và tổ chức (O) cùng các hệ thống và hàm đánh giá một cách chuẩn xác và hiệu quả, giúp DNNVV có thể tin tưởng vào một cơ quan có trình độ và kinh nghiệm, có thể kiểm định chính xác hàm lượng công nghệ trong dây chuyền được chuyển giao, đồng thời cũng ngăn chặn được việc doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ đã cũ, đã lạc hậu vào gây ô nhiễm môi trường và tổn thất cho doanh nghiệp.