3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và
3.3. XUẤT VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 3.3.1. Thiết lập hệ thống trợ giúp DNNVV.
Các tổ chức hỗ trợ được thành lập có thể giúp các DNNVV giảm được đáng kể các hoạt động khó khăn trong việc huy động vốn, đào tạo nhân lực hay tiếp cận với các doanh nghiệp FDI.
Ví dụ, để hỗ trợ DNNVVvề tài chính, cần thay đổi cơ chế, chính sách đối với DN mạnh mẽ hơn nữa.Mặc dù đã tiến hành cải cách hành chính, nhưng gần đây, thủ tục hành chính vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các hiệp hội của DNNVV nên chủ động tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, từ đó có kiến nghị Quốc hội, Chính phủ về các vấn đề của các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Ðể có thể giúp đỡ các DNNVV trong quá trình hoạt động một cách tốt hơn, cần xây dựng Luật DNNVV để tạo hành lang pháp lý, tạo bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ tiếp cận vốn, lãi suất, thuế, mặt bằng, đào tạo nguồn lực... Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho khối doanh nghiệp này, như xây dựng trang thông tin điện tử về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp làm cầu nối cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tiếp cận nhau, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường đầu ra, chủ động gửi danh sách các doanh nghiệp cần vay vốn để các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nhanh và hiệu quả.
Ngày 17/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Vietnam Supply Chain đã tổ chức Chương trình hỗ trợ “Phát triển năng lực quản trị cung ứng dành choDNNVV tại Việt Nam 2015” nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có cơ hội nhận được cố vấn miễn phí từ các chuyên gia quản trị cung ứng trong và ngoài nước, cùng đánh giá lại hoạt động của chuỗi cung ứng hiện tại để tìm ra các ý tưởng cải thiện, tối ưu hóa kinh doanh hiện tại cho một chiến lược và vận hành bền vững hơn.
Nhờ đó, ban quản lý các DNNVV tham gia chương trình sẽ ý thức được quản lý chuỗi cung ứng không chỉ là vấn đề mấu chốt ở các doanh nghiệp có vốn lớn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà còn là bài toán căn bản để các DNNVV xây dựng ngay từ bây giờ nhằm hạn chế những rủi ro, chi phí, và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, dưới sự tư vấn của các chuyên gia, các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ nắm bắt được những điểm mấu chốt khó khăn của bản thân doanh nghiệp nói riêng và DNNVV ở Việt Nam nói chung. Đồng thời, tìm ra được những giải pháp tối ưu có thể ứng dụng được vào trong doanh nghiệp của mình.
Đối tượng tham dự chương trình là các DNNVV ở Việt Nam thỏa mãn những yếu tố sau: Là doanh nghiệp Việt Nam; Có khoảng 10 - 200 nhân viên hoặc công nhân; Có doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng; Có hoạt động sản xuất; Ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài; Ưu tiên cho doanh nghiệp có mong muốn phát triển và cải tiến.